II.2 THỰC TRẠNG CÁC KCN CỦA HẢI PHÒNG
II.2.1 Vài nét giới thiệu về ba KCN, KCX ở Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố có truyền thống công nghiệp, là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan điểm phát triển các KCN đã được nhận thức sớm, ngay từ tháng 4/1992 thành ủy Hải Phòng đã
ra Nghị quyết 05 về kinh tế đối ngoại – xác định kinh tế đối ngoại là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, trong đó nêu rõ chủ trương tập trung đầu tư xây dựng các KCX và KCN. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 của Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XII cũng đã xác định việc “thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để đẩy nhanh tiến độ phủ kín các KCN hiện có, tiếp tục xây dựng các KCN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút một số dự án công nghiệp lớn” là nhiệm vụ có tính đột phá của thành phố.
Hiện tại, thành phố đã xây dựng và phát triển ba KCN, KCX lớn liên doanh với nước ngoài để xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất và khu công nghiệp đó là:
➢ Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng: là KCN đầu tiên của Việt Nam, Liên doanh giữa Hải Phòng với NOMURA-Investment (ASIA) LTD. được cấp Giấy phép vào ngày 23/12/1994 với diện tích là 153 ha.
Các công trình cơ sở hạ tầng của khu đã được xây dựng hoàn chỉnh, chất lượng cao, đồng bộ và hiện đại vào loại bậc nhất của miền Bắc:
Nhà máy điện độc lập công suất 50 MW - cung cấp điện ổn định 24/24h; Nhà máy xử lý nước thải công suất: 10,800 m3/ngày phương pháp xử lý: vi sinh; 2000 đường dây thông tin – bưu điện đặt sẵn trong KCN; Nhà xưởng tiêu chuẩn xây sẵn gồm 4 nhà bốn tầng diện tích 1470 m2/nhà - dành cho công nghiệp nhẹ, 2 nhà một tầng diện tích 1460m2/nhà - dành cho công nghiệp nặng; Phương tiện phòng cháy chữa cháy được lắp đặt sẵn trong khu với các họng cứu hoả, và các dịch vụ khác có sẵn trong khu: Hải quan KCN, Ngân hàng, Trạm y tế… Hệ thống giao thông bên ngoài KCN bằng xe buýt của thành phố nối liền trung tâm thành phố với KCN tạo thuận lợi cho công nhân đi làm. Tổng vốn đầu tư đăng ký: 137 triệu USD, vốn đã thực hiện: 163 triệu USD (đạt 120%); KCN này đã thu hút được 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (Xem Bảng II.3) với tổng vốn đăng ký là 320,75 triệu USD. Kể từ khi đưa vào hoạt động, chủ đầu tư của KCN đã kỳ vọng rất nhiều vào tiềm năng đầu tư của thị trường Nhật Bản, nhưng rất không may, đúng
thời điểm đó kinh tế Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài – đặc biệt là KCN Nomura-Hải Phòng. Cả một thời gian dài (1997 – 2001), KCN Nomura-Hải Phòng gần như “tê liệt”– hoạt động cầm cự với 05 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư: 75 triệu đô la Mỹ. Đến nay, với đà khởi sắc trong thu hút đầu tư của khu, có thể nói KCN Nomura-Hải Phòng là một KCN với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất của Việt Nam và có triển vọng lấp đầy sớm nhất trong ba KCN của Hải Phòng vào cuối năm 2006.
Bảng II.3
Tình hình thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN Nomura-Hải Phòng
5 năm gần đây và ước đạt đến năm 2010
Đơn vị : triệu USD
Năm
Cấp GPĐT Điều chỉnh
tăng vốn Tổng vốn thu hút Số
DA
Vốn ĐT
đăng ký Số
lượt Vốn ĐT tăng
1 2 3 4 5 6 = 3+5
2001 4 22,271 - - 22,271
2002 12 20,296 4 6,470 26,766
2003 16 100,321 8 3,310 103,631
2004 5 56,425 4 3,507 59,932
6 tháng đầu 2005 6 56,397 10 46,093 92,500 Cộng 43 255,710 18 59,380 315,090
Ước đến 2010 450,000 60.000 510.000
Kể từ năm 2001 đến nay, tốc độ thu hút đầu tư vào khu đã diễn ra khá sôi động, làm thay đổi phần nào diện mạo của một KCN hiện đại ở cửa ngõ của thành phố Cảng. Đã có thêm gần 50 doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư vào KCN này với khoảng 51% diện tích đất công nghiệp được thuê và đặt chỗ. Trong số dự án được thu hút trên đã có 38 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án còn lại đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn tất thủ tục sau giấy phép; thu hút trên
8.000 lao động, chủ yếu là lao động của địa phương. Điểm nổi bật của KCN Nomura-Hải Phòng là các doanh nghiệp đầu tư vào khu hầu hết là các doanh nghiệp có thương hiệu tên tuổi trên thế giới hoạt động sản xuất trong những chuyên ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm rất cao: có 30 doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm, 15 doanh nghiệp xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên và số doanh nghiệp còn lại xuất khẩu 60% sản phẩm trở lên, đồng thời sử dụng nhiều lao động địa phương. Trong số các doanh nghiệp này có sáu dự án đầu tư với số vốn đăng ký từ 30 triệu đô la Mỹ trở lên: Công ty Rorze Robotech, Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam, Công ty TNHH Huge Gain Holdings Việt Nam, Công ty TNHH OJITEX Hải phòng, Công ty TNHH Toyotabo Hải Phòng, Công ty TNHH Toyoda Gosei Hải Phòng. Đối với một số dự án ban đầu khi đầu tư vào KCN Nomura còn có ý thăm dò – chỉ thuê nhà xưởng sản xuất và đầu tư số vốn ban đầu ít ỏi, sau một thời gian hoạt động, họ thấy hài lòng và yên tâm về cơ chế chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam cùng với sự quan tâm chu đáo của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư tại Hải Phòng và sự nhiệt tình giúp đỡ của công ty phát triển hạ tầng KCN, họ đã xin tăng vốn đầu tư và thuê thêm đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Ví dụ như, công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam sau 3 năm hoạt động trong KCN đã xin tăng thêm 14 triệu đô la Mỹ - nâng tổng vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp lên thành 33 triệu đô la Mỹ;
mở rộng thêm 3 ha đất thuê thành tổng diện tích đất thuê là 8 ha; hiện có 2.500 lao động đang làm việc và sắp tới Yazaki sẽ tuyển chọn thêm 2.000 lao động.
Một lĩnh vực tương đối thành công của KCN Nomura-Hải Phòng là sự thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao. Hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư vào trong khu đều đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp chế xuất, số nhỏ còn lại đều xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Công ty Rorze Robotech là một doanh nghiệp công nghệ cao điển hình, đầu tư vào trong khu từ năm 1996 với
số vốn đầu tư ban đầu là 16,5 triệu đô la Mỹ, năm 1997 điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tư thành 46 triệu đô la Mỹ.
Trong những năm qua, việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Phòng đã diễn ra sôi động và đạt được kết quả đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư đạt 12 – 15%; trong thành công đó không thể không kể đến sự đóng góp của các KCN và không thể không nói tới sự khởi sắc của KCN Nomura – Hải Phòng.
➢ Khu công nghiệp Đình Vũ: Là khu công nghiệp liên doanh giữa Hải Phòng với các Tập đoàn quốc tế của Mỹ (AIG) và Tập đoàn quản lý và thiết kế xây dựng cảng Quốc tế (IPEM) của Bỉ đầu tư xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ trên diện tích 980 ha thuộc đất huyện An Hải và giai đoạn I xây dựng khu công nghiệp trên diện tích 164 ha với tổng số vốn đăng ký là 79 triệu USD, vốn thực hiện đến nay mới đạt 25 triệu USD. KCN Đình Vũ nằm trên bán đảo Đình Vũ, ngay hạ lưu sông Bạch Đằng thông ra biển, cách Cảng chính và cảng container 3 km.
KCN Đình Vũ có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, một địa điểm chiến lược cho việc thu hút các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất, dịch vụ cảng, dịch vụ dầu khí… Công trình cảng hàng lỏng phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp đầu khí, hóa chất trong khu đã đi vào hoạt động tiếp nhận tàu hàng lỏng có trọng tải 10.000 tấn; với một hệ thống giá đỡ đường ống hiện đại (được thiết kế 3 tầng, lắp đặt 29 đường ống từ cầu cảng hàng lỏng vào tới từng khu đất – đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong khu vực hóa dầu).
Cảng tổng hợp Đình Vũ 20.000 DWT cho hàng khô rời và container đã chính thức khai trương ngày 13/5/2005 và đưa vào khai thác. Dự án xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện nằm cuối đảo Đình Vũ có sức tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 DWT đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc – cảng này sẽ trở thành một cảng chính cho toàn miền Bắc Việt Nam, tạo cho Hải Phòng có một lợi thế lớn trong việc khai thác và phát triển KCN Đình Vũ. Một dự án xây dựng mới tuyến đường sắt từ cảng Container Chùa Vẽ tới cuối đảo Đình Vũ và nâng cấp đoạn đường sắt từ ga Hải Phòng tới cảng Chùa Vẽ với tổng chiều dài của tuyến là
9,35 ki-lô mét đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến năm 2007 sẽ được đưa vào khai thác.
Đối với KCN Đình Vũ – KCN thứ hai được thành lập ở Hải Phòng, ra đời trong bối cảnh khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997 gặp muôn vàn khó khăn về thị trường đầu tư nên điều kiện cơ sở hạ tầng như điện, nước, bưu chính viễn thông… không được đầu tư xây dựng hoàn thiện ngay từ đầu như KCN Nomura-Hải Phòng. Chủ đầu tư của khu này xây dựng một chiến lược đầu tư “cuốn chiếu” – dự án đến đâu, công ty phát triển hạ tầng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến đó: tập trung san lấp một số khu vực khó khăn nhất, làm cầu cảng hàng lỏng, các công trình kỹ thuật hạ tầng khác đều ở trạng thái tạm thời và phát triển theo tốc độ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Đến nay những khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực đã qua đi, nhưng Công ty liên doanh phát triển hạ tầng vẫn giữ chính sách phát triển hạ tầng như cũ, do vậy hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của KCN Đình Vũ vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thêm vào đó việc tổ chức của Công ty liên doanh phát triển hạ tầng không ổn định, sự chỉ đạo thiếu sát sao của lãnh đạo Công ty, việc xây dựng chậm trễ và Quy hoạch chi tiết của toàn khu vẫn chưa được các cấp, các ngành phê duyệt chính thức và toàn khu chưa có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đã gây khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính vì thế mới xảy ra việc phân đất cho dự án DAP (của Tổng công ty hóa chất Việt Nam) trên diện tích 72 ha đất của UBND thành phố nằm trên phần đất của KCN nhưng lại không chịu sự quản lý của Công ty liên doanh; việc bố trí bãi đổ rác tạm của thành phố vào cuối năm 2004 vừa qua đã gây bức xúc cho các nhà đầu tư của khu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm quá trình thu hút đầu tư vào KCN này bị chậm lại.
Kể từ khi thành lập đến nay, KCN Đình Vũ mới thu hút được 8 dự án đầu tư, trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (của Mỹ, Pháp và Bỉ) được cấp Giấy phép đầu tư vào các năm 1997, 1999 và 2000 với tổng số vốn đầu tư là 44,850 triệu đô la Mỹ, đến tháng 11/2004 một
trong số ba dự án này đã chấm dứt hoạt động; suốt từ năm 2000 đến nay, KCN Đình Vũ vắng bóng các nhà đầu tư nước ngoài và chỉ thu hút được thêm 5 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 726,4 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã cho thuê của toàn khu mới được 28,215 ha trên 125 ha đất công nghiệp giai đoạn đầu (chiếm 22,5%). Việc thu hút đầu tư chậm hơn nhiều so với KCN Nomura-Hải Phòng, các doanh nghiệp FDI ít, chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu thuê diện tích đất lớn và sử dụng nhiều đến tiện ích cầu cảng (các doanh nghiệp công nghiệp nặng sản xuất thép, khí hóa lỏng...); cụ thể:
Bảng II.4
Tình hình thu hút các dự án đầu tư của KCN Đình Vũ
Đơn vị : Tỷ ĐVN
Năm Cấp GPĐT Điều chỉnh
tăng vốn
Tổng vốn thu hút Số dự án Vốn ĐT Số lượt Vốn tăng
1 2 3 4 5 6 = 3+5
2001 - - - - -
2002 - - - - -
2003 1 117,000 1 233,000 350,000
2004 3 188,420 1 188,420
Cộng 350,420 2 233,000 538,420
6 tháng 2005 - - - - -
Ước đến 2010 8 trg.nước 8 FDI
1.500,000
120 triệuUSD
- -
- -
1.500,000
120 triệuUSD
Trước năm 2001 đã có 3 doanh nghiệp được cấp Giấy phép : Công ty TNHH Dầu nhờn Caltex VN (1997), Công ty TNHH cấp nước Đình Vũ (1999), Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco với tổng số vốn đầu tư là 43 triệu đô la và Tổng kho xăng dầu miền Bắc với số vốn đầu tư 187 tỷ đồng VN.
Để khai thác thế mạnh của KCN Đình Vũ, Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đình Vũ đã xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình là đi sâu khai thác thị trường thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hóa dầu và công nghiệp nặng, dịch vụ dầu khí… Công ty đã đưa ra nhiều cơ chế thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư như giảm giá thuê đất, đưa ra các phương thức thanh toán hợp lý, ưu đãi miễn phí
dịch vụ trong 2 năm đầu kể từ khi ký hợp đồng thuê đất… Trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Hải Phòng cũng như của các Lãnh đạo thành phố, KCN Đình Vũ đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN, thu hút đầu tư. Vừa qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận gia hạn giai đoạn 1 (về hoàn chỉnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 164 ha- giai đoạn 1) cho Công ty liên doanh đến cuối năm 2006. Công ty liên doanh đang đề nghị UBND thành phố điều chỉnh chỉ giới 164 ha- giai đoạn 1 trên cơ sở Quy hoạch chi tiết được duyệt để thực hiện cam kết trên. Đồng thời, chủ đầu tư phát triển KCN Đình Vũ rất mong quy hoạch chi tiết KCN Đình Vũ sớm được các cấp, các ngành phê duyệt; và việc thu hút đầu tư vào KCN này cần thống nhất đưa vào một đầu mối là KCN Đình Vũ; bên cạnh đó, dự án cấp nước thô cho các doanh nghiệp trong khu với công suất 40.000m3/ngày đêm và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN sớm được thành phố triển khai để đáp ứng hoạt động của các doanh nghiệp đã đầu tư vào trong khu. Hy vọng rằng, sự thành công của KCN Đình Vũ trong những năm tới sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố cảng Hải Phòng giàu tiềm năng này.
➢ Khu chế xuất Hải Phòng – 96: hiện tại là khu chế xuất duy nhất được thành lập tại Hải phòng, công ty phát triển hạ tầng KCX là một liên doanh giữa thành phố Hải Phòng với Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc (Công ty Trung Bảo) và Tập đoàn phát triển công nghiệp Bắc Hải, xây dựng khu chế xuất trên diện tích 150 ha trên đường nối Trung tâm thành phố Hải Phòng với thị xã Đồ Sơn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 75 triệu USD.
Sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư số 1935/GP ngày 26/6/1997, dự án đã có một thời gian dài (6 năm) chưa được triển khai được do phải chịu nhiều ảnh hưởng từ phía khách quan cũng như một số nguyên nhân chủ quan, nhưng đến nay Công ty Liên doanh khu chế xuất Hải Phòng - 96 đã tích cực, khẩn trương triển khai dự án KCX Hải Phòng – 96 và đã đạt được được một số kết quả đáng ghi nhận.
Ngày 12/5/2004, Công ty Liên doanh khu chế xuất Hải Phòng - 96 đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu chế xuất; tính đến nay Công ty đã hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng và đã thu hút được 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,5 triệu đô la Mỹ. Công ty cũng đang tích cực hoàn tất các thủ tục tiếp theo để được thành phố giao nốt 50 ha đất, tiến tới hoàn thành quy hoạch tổng thể thống nhất và quy hoạch chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm phục vụ công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển hạ tầng của khu. Bên cạnh đó, KCX Hải Phòng-96 đang làm thủ tục xin được điều chỉnh Giấy phép đầu tư đổi tên KCX thành KCN để linh hoạt hơn trong việc thu hút đa dạng các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào trong khu. Hy vọng trong thời gian tới, KCX Hải Phòng – 96 sẽ tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư trong luồng đầu tư mới đang chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Bảng II.5
Tình hình thu hút các dự án đầu tư vào KCX Hải Phòng-96 Do nhiều lý do khó khăn khác nhau nên đến tháng 5 năm 2004 khu này mới khởi công xây dựng lại.
Đơn vị : Triệu USD Năm
Cấp GPĐT Điều chỉnh tăng vốn Tổng vốn thu Số hút
dự án Vốn ĐT
đăng ký Số lượt Vốn ĐT tăng
1 2 3 4 5 6
2001 - - - - -
2002 - - - - -
2003 - - - - -
2004 1 1,860 - - 1,860
Cộng 1 1,860 1,860
Ước 2005 5 15,000
Ước đến 2010 25 75,000 5 8,000 83,000