Phần III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ
III.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN CỦA HẢI PHÒNG
2.3 Giải pháp về quy hoạch phát triển KCN của thành phố Hải Phòng
Cơ sở đề xuất giải pháp: Vấn đề quy hoạch liên quan đến việc hình thành và phát triển các KCN của thành phố Hải Phòng, hiện đang là vấn đề bức xúc – còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, một số khu, cụm công nghiệp trình quy hoạch nhưng không có khả năng phát triển (như cụm công nghiệp Vĩnh Niệm); các KCN đã được hình thành và phát triển thì đang lâm vào tình trạng thiếu các tiện ích phụ trợ bên ngoài hàng rào cũng như tiện ích bên trong chưa được xây dựng đồng bộ (trừ KCN Nomura-Hải Phòng). Nếu các KCN và các công trình phụ trợ như giao thông, liên lạc, môi trường… không được quan tâm sắp xếp có khoa học và có tầm nhìn xa thì việc ảnh hưởng xấu đến kết quả thu hút đầu tư vào các KCN là không tránh khỏi. Để “lót ổ cho gà đến đẻ trứng vàng” một cách thành công, công tác quy hoạch có kế hoạch và có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng đối với một thành phố cảng chiến lược như Hải Phòng.
Những đề xuất cụ thể: Thành phố cần lập quy hoạch phát triển các KCN mới phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị và song song tổ chức thực hiện: Khi cấp phép cho thành lập KCN cần phải đồng thời tiến hành xây dựng khu dân cư liền kề với khoảng cách khoảng 3 – 5 km.
Trong khu dân cư có nhà cho người thu nhập thấp, thu nhập vừa và thu nhập cao, có khu thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… như vậy sẽ đảm bảo cuộc sống bình thường cho người lao động, giảm thiểu thời gian đi lại, công nhân có thời gian hưởng thụ văn hóa, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe, dẫn đến năng suất lao động của nhà máy chắc chắc sẽ tăng lên, thu nhập cao hơn, người lao động sẽ gắn bó tâm huyết với nơi làm việc của mình.
Đối với hạ tầng ngoài hàng rào các KCN đã được thành lập và đang hoạt động như KCN Nomura-Hải Phòng, KCN Đình Vũ và KCX Hải Phòng- 96, hiện nay các KCN này được bố trí xa khu trung tâm thành phố và ở vùng hiệu suất đất nông nghiệp thấp, do vậy trước hết là hệ thống cầu đường, cấp điện, cấp nước, viễn thông… phải được tính toán và cung cấp đến tận chân hàng rào KCN một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Hạ tầng ngoài hàng rào nếu không có sự quan tâm của chính quyền địa phương, KCN chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Đối với KCN Nomura-Hải Phòng, UNND thành phố cần đẩy nhanh tiến độ của dự án Xây dựng nhà chung cư cho thuê với giá rẻ, phục vụ đối tượng người lao động ngày một tăng trong KCN này; Đảm bảo duy trì và nâng cấp tuyến xe buýt nối trung tâm thành phố với KCN;
Có phương án khẩn trương di dời dân gần nhà máy điện ra khỏi vùng gây tiếng ồn; và lên ngay kế hoạch mở rộng KCN trước khi được lấp đầy (khả năng hết năm 2006).
- Đối với KCN Đình Vũ, UBND thành phố cần đầu tư xây dựng đường đủ rộng và chịu được xe có trọng tải lớn, nhất là quan tâm đặc biệt các tuyến đường dẫn đến sân bay, bến cảng; hệ thống cấp điện, nước đến chân hàng rào cần được đảm bảo ổn định về cả chất lượng lẫn số lượng. Đề nghị thành phố có phương án cụ thể, không để bãi rác
“tạm” của thành phố như hiện nay trong KCN gây bức xúc cho nhà đầu tư.
- Đối với KCX Hải Phòng-96, UBND thành phố cần chỉ đạo các huyện, thị liên quan (Kiến Thụy, Đồ Sơn) giải quyết nhanh chóng, dứt điểm việc đền bù và giao đủ đất cho Công ty phát triển hạ tầng KCX để có cơ sở hoàn thành và trình duyệt quy hoạch chi tiết của khu, tiến tới việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của khu phục vụ công tác kêu gọi đầu tư. Ban quản lý các KCN Hải Phòng cần hỗ trợ Công ty phát triển hạ tầng KCN hoàn tất thủ tục đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết của KCN mới có 50ha đất dành cho phát triển khu thương mại tổng hợp.
Hạ tầng và tiện ích phía trong hàng rào KCN: Trên nguyên tắc là các công ty phát triển hạ tầng tại các KCN, đặc biệt là 2 khu Đình Vũ và Hải Phòng-96 phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường xá nội khu, mạng lưới cấp nước, thoát nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải tập trung…
phòng cháy chữa cháy, bệnh xá, câu lạc bộ công nhân, khu vui chơi giải trí, công viên, khoảng xanh…, điện thoại, Internet băng tầng rộng, tốc độ nhanh và ổn định là những yếu tố hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp công nghệ cao. Hệ thống cung cấp điện phải độc lập, có chất lượng cao và ổn định. Nên có hồ chứa nước dự trữ khi có sự cố đường ống.
Ngoài ra, thành phố cần có sự nhất quán trong quan điểm đầu tư cơ sở hạ tầng đối với ba KCN sắp được thành lập: Đò Nống, Nam cầu Kiền và Tràng Duệ. Cơ quan nào là chủ đầu tư, nguồn vốn từ đâu, kế hoạch kêu gọi đầu tư như thế nào… cần được UBND thành phố lên kế hoạch cụ thể hoặc giao cho một cơ quan quản lý nhà nước cụ thể chịu trách nhiệm lập dự án. Trước mắt do chưa có sửa đổi, bổ sung (theo Nghị định 36/CP) chức năng nhiệm vụ của BQL các KCN, thành phố có thể tạm ra văn bản giao cho BQL làm chủ đầu tư, phối hợp với các Ban, ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ này. UBND thành phố cần tham khảo kinh nghiệm thành công của nước bạn láng giềng Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam
khác nhiều với Trung Quốc là nước rất thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong phát triển các loại hình khu kinh tế đặc biệt, các khu công nghiệp về cách thức đầu tư cơ sở hạ tầng KCN. Quan niệm Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là “lót ổ cho gà đến đẻ” và việc làm này chủ yếu là trách nhiệm chính của Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương. Dùng ngân sách Nhà nước đầu tư để có được
“Tam thông – Nhất bình” ở thời kỳ đầu rồi tiến lên “Ngũ thông – Nhất bình”, đó là giao thông, điện, nước, nước thải, thông tin liên lạc và mặt bằng. Do Nhà nước đầu tư nên các KCN đều được quy hoạch rất khoa học và chi tiết, việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng do Chính quyền địa phương làm cũng rất nhanh chóng, ít gặp khó khăn vướng mắc giữa dân với nhà đầu tư, mục tiêu của các khu được Nhà nước xác định, tổ chức bộ máy do Nhà nước lập ra để quản lý Nhà nước các KCN, cũng có những KCN do các doanh nghiệp lớn đầu tư nhưng tỷ lệ không cao.
Thành phố cần có chính sách hạn chế đầu tư ngoài KCN; đồng thời cân nhắc các dự án sử dụng nhiều lao động giản đơn; kiên quyết nói “không”
với các dự án gây ô nhiễm môi trường, nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể về việc tái sinh và xử lý chất thải đặc biệt là chất thải công nghiệp.
Đối với trên 32 KCN được quy hoạch đến năm 2020 đệ trình Chính phủ (Bảng II-15 trang 65), thành phố nên xem xét lại nhu cầu thành lập và khả năng phát triển hạ tầng của các khu này. Dựa vào tiêu chí lấp đầy chậm chạp của các KCN hiện tại (trừ KCN Nomura-Hải Phòng mới đẩy nhanh tiến độ lấp đầy từ năm 2004), trước mắt kế hoạch từ nay đến 2010 thành phố chỉ nên phát triển thêm ba KCN: Đò Nống, Nam cầu Kiền và Tràng Duệ như đã có kế hoạch là đủ.
Những năm tiếp theo đến 2020 cũng chỉ nên lập kế hoạch thành lập và phát triển thêm từ 3 đến 5 KCN dựa trên việc tổng kết, rà soát kết quả hoạt động của các khu đã có và thực tế phân bố các KCN trên địa bàn các quận huyện. Có thể tham khảo đề xuất sau:
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN VỪA VÀ NHỎ DO THÀNH PHỐ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(Trên cơ sở Bảng II-15 trang 66)
Số TT
Khu/Cụm Công
nghiệp Địa điểm Tính chất
Dự kiến diện tích (Ha)
Dự kiến thời gian thực hiện 1 KCN Nam cầu
Kiền
Huyện Thuỷ Nguyên
CN tổng
hợp 230 2006 - 2010 2 KCN Tràng Duệ Huyện An
Dương
CN vừa và
nhỏ 124 -nt-
3 KCN Đò Nống Ven đường 5 CN nhẹ 100 -nt- 4 KCN Bàng La Thị Xã Đồ
Sơn
CN CB thuỷ
sản 53 2010 - 2015 5 Cụm CN chế
biến thuỷ sản Huyện Cát
Hải Chế biến
thuỷ sản 30 -nt- 6
Khu CN đường 353 Hải Phòng- Đồ Sơn
Huyện Kiến
Thuỵ CN nhẹ, CN
du lịch 100 2015 - 2020 7 Cụm cảng CN sơ
chế thuỷ sản Bạch Long Vĩ Chế biến
thuỷ sản 20 -nt- 9
Các cụm CN làng nghề truyền thống
Các huyện, thị xã
CN truyền
thống 55 -nt-
Kết quả mong đợi sau thực hiện giải pháp: Quy hoạch về phát triển các KCN của thành phố sẽ khoa học hơn, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải, cung về KCN lớn hơn cầu – không hiệu quả. Các KCN khi đã được phê duyệt đầu tư đều được quy hoạch rất khoa học và chi tiết, việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng do Chính quyền địa phương làm sẽ rất nhanh chóng, ít gặp khó khăn vướng mắc giữa dân với nhà đầu tư, mục tiêu của các khu được xác định trước, có đầy đủ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu đầu tư, thuận tiện cho các công tác quản lý về quy hoạch và xử lý môi trường… và dự đoán được các khả năng điền đầy.
Các KCN Đình Vũ và KCX Hải Phòng-96 sớm được phê duyệt quy hoạch chi tiết để hoàn tất việc xây dựng hạ tầng quy mô, đồng bộ.