Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 25 - 31)

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

1.2.1. Bối cảnh lịch sử hình thành quỹ tín dụng nhân dân

Sau khi đất nước được thống nhất (từ năm 1975 đến năm 1990), hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước đều có Hợp tác xã tín dụng, trong những năm này, các Hợp tác xã tín dụng đã góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ - tín dụng ở nông thôn, đó là: đã huy động được một bộ phận đáng kể nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, sau đó cho vay để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhu cầu đời sống của dân cư tại địa phương; làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm và cho nông dân vay từ nguồn vốn của Ngân hàng nhà nước, hạn chế nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán non các sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (từ năm 1986), khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, hoạt động ngành ngân hàng cũng chuyển đổi thành mô hình 2 cấp, tách bạch giữa quản lý nhà nước với tín dụng thương mại. Các hợp tác xã tín dụng ra đời trong thời kỳ bao cấp, xây dựng theo phong trào, tính tự nguyện chưa cao, yếu tố thị trường chưa được quan tâm và cũng chưa tính đến nhu cầu thực tế của nền kinh tế; trình độ cán bộ quản lý yếu kém, thiếu kiến thức về quản lý, hoạt động chủ yếu dựa vào Ngân

14

hàng nhà nước và chức năng chính là làm đại lý, ủy nhiệm, hưởng hoa hồng, được bù chi phí nên thiếu tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, về cơ chế quản lý thì thiếu những quy định, cơ chế đảm bảo an toàn…v.v.

Vì vậy, khi Nhà nước tiến hành đổi mới phát triển kinh tế theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường đi vào hoạt động thay cho cơ chế bao cấp thì các Hợp tác xã tín dụng này đã không chuyển hướng kịp thời với cơ chế mới và không có sự liên kết giúp đỡ lẫn nhau nên đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, phần lớn ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Vào những năm 1989- 1990, hầu hết các Hợp tác xã tín dụng không có khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, phải ngừng hoạt động dẫn đến đổ vỡ dây chuyền. Một số nguyên nhân chủ yếu như được chỉ ra là:

- Một là, khi thành lập Hợp tác xã tín dụng đã không đáp ứng được các điều kiện tối thiểu để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, tổ chức và hoạt động không tuân theo nguyên tắc hợp tác xã, thậm chí xa rời tinh thần hợp tác xã, công tác quản lý bị buông lỏng, bất chấp các nguyên tắc an toàn, chạy theo lợi nhuận, tự tổ chức huy động tiền gửi và cho vay với lãi suất cao, hoạt động vượt xa tầm quản lý và kiểm soát;

- Hai là, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp khiến các Hợp tác xã tín dụng lúng túng, không tìm ra được phương hướng hoạt động phù hợp với cơ chế kinh tế mới;

- Ba là, khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng nói riêng ở mức độ sơ khai, thiếu khoa học và thiếu tính chặt chẽ nên không đảm bảo cho các Hợp tác xã tín dụng hoạt động an toàn;

- Bốn là, năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ của hầu hết đội ngũ cán bộ của các Hợp tác xã tín dụng rất yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung và của thị trường tiền tệ nói riêng, nhất là trong tình hình lạm phát trầm trọng;

- Năm là, các Hợp tác xã tín dụng hoạt động hoàn toàn đơn độc và hầu như không có một sự liên kết nào về mặt tổ chức cũng như hoạt động nghiệp vụ, do đó không có sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Mặt khác, tại thời điểm đó Nhà nước chưa có một cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; vì vậy, khi một số Hợp tác xã tín dụng mất khả năng thanh toán đã nhanh chóng làm cho cả hệ thống Hợp tác xã tín dụng trong toàn quốc đổ vỡ dây chuyền;

- Sáu là, môi trường hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng chứa đựng đầy những rủi ro, trong khi đó lại chưa có nghiệp vụ về quản trị rủi ro, hoặc cho vay thì

15

thực hiện một cách tùy tiện, chủ yếu dựa trên cảm tính và hầu như không có biện pháp nào để đảm bảo an toàn tín dụng;

- Bẩy là, công tác quản lý Nhà nước đối với các Hợp tác xã tín dụng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị buông lỏng nên không có sự giám sát đối với hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp thiếu sự hỗ trợ cần thiết đối với hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng.

Với những lý do cơ bản nêu trên, việc đổ vỡ hàng loạt Hợp tác xã tín dụng là điều dễ hiểu và không thể tránh khỏi, sự kiện này đã để lại một hậu quả hết sức nặng nề đối với xã hội, nó không chỉ làm mất mát về tiền bạc của người dân mà nó làm tổn thất nghiêm trọng về niềm tin của người dân đối với hoạt động của các Hợp xã tín dụng nói riêng và của cả hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

1.2.2. Sự ra đời của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 23/5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính được ban hành. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã bước vào một giai đoạn mới. Ngân hàng nhà nước đã hướng dẫn, điều chỉnh các Hợp tác xã hoạt động theo Luật. Trong thời điểm này đã phải xử lý trên 6.000 Hợp tác xã tín dụng không đủ điều kiện phải ngừng hoạt động, tập trung thu hồi vốn trả nợ cho nhân dân và giải thể. Đến tháng 6/1993, chỉ còn có 62 Hợp tác xã tín dụng và 10 Ngân hàng cổ phần nông thôn được điều chỉnh từ gần 100 Hợp tác xã tín dụng cũ được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép hoạt động trở lại, tuy nhiên do sự đổ vỡ của hệ thống Hợp tác xã tín dụng đã để lại một hệ quả xấu và hết sức nặng nề, đánh mất lòng tin từ dân chúng, nên hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng này không thể hiện được vai trò tích cực đối với nền kinh tế, xã hội và kết thúc một giai đoạn phát triển cũng như đóng góp của loại hình tín dụng Hợp tác xã này trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và sau thống nhất đất nước.

Trong khi đó, xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và thực tiễn của thị trường vốn phát triển sản xuất của Nông thôn trong giai đoạn thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp - nông thôn có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những định hướng cơ bản về mục tiêu, phương hướng, chính sách và biện pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội được đề ra (Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII); những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn để tạo điều kiện hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và việc đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời muốn triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng,

16

ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn có hiệu quả, từ năm 1993 Chính phủ đã có chủ trương nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các Hợp tác xã tín dụng ở nước ta và các mô hình tổ chức, hoạt động của loại hình quỹ tín dụng nhân dân phát triển mạnh ở một số nước phát triển trên thế giới để xúc tiến xây dựng, thiết lập một mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở nông thôn, bởi vì:

- Một là, nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống đối với đối với nông nghiệp - nông thôn ngày càng lớn và rất bức thiết đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước mắt cũng như lâu dài;

- Hai là, do địa bàn nông thôn rộng lớn, nhu cầu về vốn lớn và rất đa dạng nên cần phát huy hoạt động của cả Ngân hàng thương mại và mô hình tổ chức tín dụng khác thì mới có thể đáp ứng được tối đa về nhu cầu của đại bộ phận dân chúng;

- Ba là, ở nông thôn xuất hiện các hình thức tín dụng tư nhân (còn gọi là tín dụng đen), huy động vốn và cho vay với lãi suất cao (cho vay nặng lãi) khiến cho đời sống của người dân vốn đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn, nên cần phải có một loại hình tổ chức tín dụng thích hợp để đáp ứng nhu cầu đông đảo nguyện vọng của nhân dân;

Chính vì vậy: Ngân hàng nhà nước đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ khảo sát tìm hiểu mô hình quỹ tín dụng nhân dân ở một số nước để vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Việc tổ chức lại Hợp tác xã tín dụng theo mô hình mới có tên gọi là quỹ tín dụng nhân dân là hết sức cần thiết và để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức để phục vụ lại chính họ và nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn; bên cạnh đó thì việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới nhằm đa dạng hoá loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn. Năm 1993, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã trình Chính phủ đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam và ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 390/QĐ-TTg cho phép triển khai đề án thí điểm thành lập hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Đây là một trong những bước đi đầu tiên cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn ở nông thôn và đây cũng có thể coi là sự ra đời của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Tuy nhiên, việc thành lập hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, bởi vì có sự liên quan đến quyền lợi của hàng triệu người dân và vừa trải qua sự đổ vỡ hàng loạt của Hợp tác xã tín dụng, lòng tin của người dân đối với tổ chức này bị giảm sút nặng nề; mặt khác đây là một mô hình

17

mới, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó chúng ta phải tiến hành thực hiện thí điểm, triển khai từng bước thận trọng, đúc rút kinh nghiệm thì mới đảm bảo cho sự thành công để nhân rộng ra cả nước.

1.2.3. Giai đoạn thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân (1993 - 2000) Thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/1993 “Về việc triển khai thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân” được bắt đầu, từ 7/1993 đến tháng 10/1994 có 14 tỉnh tham gia thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân, trong giai đoạn này việc thí điểm thành lập được triển khai bám sát với với đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, các tiêu chí, yêu cầu và điều kiện được thực hiện tuân thủ theo đề án và kết quả đã cho thấy các quỹ tín dụng nhân dân đã phát huy được vai trò khai thác nguồn vốn tại chỗ để cho vay trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn; mô hình này bước đầu được đánh giá hoạt động an toàn hơn các Hợp tác xã tín dụng trước đây và bước đầu được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Từ kết quả triển khai thí điểm tại 14 tỉnh, qua 148 quỹ tín dụng nhân dân thí điểm trong một thời gian ngắn đã thu được kết quả bước đầu và chứng tỏ được việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực nông thôn là một yêu cầu thực tế và cấp bách, và là một hướng đi đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng về vốn phục vụ tại chỗ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; bên cạnh đó trên cơ sở kinh nghiệm bước đầu, cùng với đề nghị của các địa phương và ý kiến chấp thuận của Ban bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ương thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân đã tổ chức triển khai mở rộng thí điểm ra 53 tỉnh, thành phố trong cả nước. Khi luật hợp tác xã có hiệu lực, thì đến cuối năm 1999 hầu hết các quỹ tín dụng nhân dân được thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực đã hoàn thành việc chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã và giai đoạn thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân được kết thúc vào năm 2000.

Qua giai đoạn thí điểm, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đã đạt được những kết quả ban đầu hết sức quan trọng, đã khảng định được vai trò của mình, nó đã trợ giúp có hiệu quả các thành viên là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ ngành nghề, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo và đẩy lùi một số tệ nạn ở nông thôn, thành công đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, nhân văn; song hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cũng đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém cần phải khẩn trương khắc phục nhằm đảm bảo cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển lành mạnh. Sau tổng kết thí

18

điểm thành lập quỹ tín tín dụng nhân dân, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 57/2000/CT-TW và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 135/2000/QĐ-TTg

“Về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân”.

1.2.4. Giai đoạn củng cố, chấn chỉnh hoạt động (2001- 2004)

Trong những năm 2001- 2004, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thực hiện công tác củng cố, chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn hoạt động, tạo điều kiện hoàn thiện và phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn tiếp theo. Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã cơ bản khắc phục được các tồn tại, yếu kém, hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân dần đi vào nề nếp và ổn định, chất lượng hoạt động được cải thiện rõ rệt. Các chỉ tiêu hoạt động tăng trưởng đáng kể và bền vững. Các cơ chế, chính sách đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân từng bước được ban hành đầy đủ và đồng bộ hơn. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ngày càng một phát triển lớn mạnh, được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân và các cấp, các ngành, nó đang dần xoá đi định kiến của người dân về sự đổ vỡ của các Hợp tác xã tín dụng trước đây, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở những nơi có quỹ tín dụng nhân dân hoạt động. Có thể khảng định chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển mô hình quỹ tín dụng nhân dân là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

1.2.5. Giai đoạn hoàn thiện và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân (2005 - Nay)

Những tiến bộ vượt bậc và vai trò trong tương trợ trong cộng đồng, sự đóng tích cực vào phát triển kinh tế xã hội với địa phương của các quỹ tín dụng nhân dân đến ngày hôm nay là không ai có thể phủ nhận, tính đến 30/6/2017 toàn hệ thống có 1.177 quỹ tín dụng nhân dân và 1,8 triệu thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động 96.262 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.133 tỷ đồng, vốn huy động (tiền gửi tiết kiệm) 3.901 tỷ đồng, dư nợ cho vay thành viên 72.414 tỷ đồng (Nguồn: số liệu báo cáo thực hiện 6 tháng đầu năm 2017, ngày 17/7/2017. Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam).

Các quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên địa bàn. Thực tế, bất kể người dân nào là thành viên cũng đều được hưởng các sản phẩm, dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân với tư cách vừa là thành viên vừa là khách hàng. Qua hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân được nâng cao, những đồng vốn nhàn rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ. Quỹ tín dụng nhân dân vừa là người quản lý một phần tài sản của thành viên,

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)