QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THÁI HỌC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
2.2.1. Hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
46
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân Thái Học)
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học Cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học như sau:
a) Vốn điều lệ, là tổng số vốn góp do các thành viên góp và được ghi vào điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, hạch toán bằng đồng Việt Nam. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên.
+ Vốn góp xác lập tư cách thành viên: Mọi công dân Việt Nam hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học muốn gia nhập thành viên đều phải tham gia vốn góp xác lập tư cách thành viên. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi bắt đầu gia nhập quỹ tín dụng nhân dân Thái Học hiện nay (kể từ ngày 01/6/2015 theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) tối thiểu là 300.000 đồng (quy định trước đây tối thiểu là 50.000 đồng).
+ Vốn góp thường niên: Kể từ năm 2016, các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải duy trì góp vốn thường niên, mức góp vốn tối thiểu là 100.000 đồng trên năm (theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Tổng vốn xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên của một thành viên (theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân Thái Học tại thời điểm góp vốn (quy định trước đây là vốn góp thường xuyên không vượt quá 30% vốn điều lệ).
CƠ CẤU HUY ĐỘNG
VỐN
VỐN
ĐIỀU LỆ NGUỒN VỐN
KHÁC
HUY ĐỘNG TIẾT KIỆM
Vốn thanh khoản Vốn dự
án Vốn thỏa
thuận
Các cá nhân
Các tổ chức Vốn góp
xác lập
Vốn góp thường
niên
47
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, Hội đồng quản trị trình Đại hội thành viên để quyết định mức tăng vốn điều lệ và theo chấp thuận của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học thực hiện kế hoạch tăng vốn góp này và chỉ được huy động từ những người phải là thành viên của quỹ tín dụng. Thành viên được chia lãi căn cứ vào tổng mức vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên tại quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, theo kết quả kinh doanh của năm tài chính, tỷ lệ % lợi tức vốn góp do Đại hội thành viên quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Vốn huy động tiết kiệm: Đây là nguồn vốn huy động tại chỗ được huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, là nguồn vốn chủ lực trong hoạt động tín dụng và nó luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất so với các loại nguồn vốn khác; bao gồm:
+ Tiền gửi thanh toán (nguồn vốn này thường rất ít);
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn;
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
c) Nguồn vốn khác: Quỹ tín dụng nhân dân Thái Học là thành viên của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, thông qua mối liên kết của hệ thống Ngân hàng hợp tác là nơi điều hòa vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân Thái Học; bao gồm:
+ Vốn đảm bảo thanh khoản: Nguồn vốn này quỹ tín dụng nhân dân Thái Học được vay để chi trả trong trường hợp khách hàng gửi tiền đột xuất, trước thời hạn mà tại thời điểm đó quỹ tín dụng nhân dân Thái Học chưa có đủ nguồn vốn để chi trả;
+ Nguồn vốn dự án: Thông qua Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam làm đầu mối quỹ tín dụng nhân dân Thái Học được vay vốn từ các dự án trong nước và nước ngoài, nhất là những nguồn vốn dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (ADB, ICO...), thường có mức lãi suất ưu đãi thấp.
+ Nguồn vốn thỏa thuận: Là nguồn vốn mà quỹ tín dụng nhân dân Thái Học nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về để mở rộng tín dụng cho thành viên vay phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, nhất là hỗ trợ trong giai đoạn mùa vụ của thành viên.
Ngoài các nguồn vốn nêu trên quỹ tín dụng nhân dân Thái Học còn có nguồn vốn bổ sung các quỹ được tích lũy hàng năm phân bổ từ kết quả kinh doanh theo quy định như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển..v.v. được sử dụng trong hoạt động.
48
2.2.1.2. Thực trạng tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014)
a) Tổng nguồn vốn hoạt động:
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 29,7 35,1 46,6 5,4 18,1 11,5 32,7 (Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
Qua bảng 2.1. cho thấy tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2013 tổng nguồn vốn được tăng trưởng 18,1% so với năm 2012 và năm 2014 tăng trưởng 32,7% so với năm 2014; mức độ tăng trưởng bình quân (2012- 2014) là 25,4%/năm.
Biểu đồ 2.1. Tình hình tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
29.7
35.1
46.6
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
2012 2013 2014
Tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
49 b) Cơ cấu nguồn vốn hoạt động:
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012- 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 29,7 35,1 46,6 5,4 18,1 11,5 32,7 1. Vốn điều lệ 1,8 1,81 1,85 0,01 0,55 0,04 2,2 2. Vốn huy động 18,6 27,2 36,5 8,6 46,2 9,3 34,1
3. Vốn đi vay 4,8 0,6 1,6 -4,2 -87 1,0 166
4. Vốn các quỹ 0,7 0,8 1,0 0,1 14,2 0,2 25
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
Qua bảng 2.2. có thể thấy:
+ Vốn điều lệ có tăng nhưng mức tăng trưởng chậm, Năm 2013 tăng so với 2012 là 0,55% và năm 2014 tăng so với năm 2013 là 2,2%.
+ Vốn huy động tăng tương đối tốt, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 46,2% và năm 2014 tăng so với 2013 là 34,1%.
+ Vốn đi vay từ năm 2012 đến 2014 đã giảm mạnh;
+ Vốn các quỹ được tăng lên song còn rất nhỏ so với tổng nguồn vốn.
Qua bảng số liệu 2.3 phản ánh về cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012- 2014) trước khi có môi trường pháp lý mới cho thấy:
+ Vốn điều lệ chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ gần 4% - 6% (trung bình 5%/Tổng nguồn vốn);
+ Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ 62,6% – 78,3%
(trung bình 67,6%/Tổng nguồn vốn);
+ Vốn đi vay chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn cao nhất là 16,1% (trung bình 5,2%/Tổng nguồn vốn);
+ Vốn các quỹ chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn từ 2,1%- 2,3% (trung bình 2,1%/Tổng nguồn vốn);
50
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng trung bình cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ
tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
1.8 1.81 1.85
18.6
27.2
36.5
4.8
0.6 1.6
0 5 10 15 20 25 30 35 40
2012 2013 2014
Vốn điều lệ Vốn huy động Vốn đi vay Vốn các quỹ
5%
67.60%
5.20% 2.20%
Tỷ trọng trung bình cơ cấu nguồn vốn (2012-2014)
Vốn điều lệ Vốn huy động Vốn đi vay Vốn các quỹ
51
2.2.1.3. Thực trạng tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học khi có môi trường pháp lý mới (2015- 2017)
a) Tổng nguồn vốn hoạt động:
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 60 66 73,5 6 10 7,5 11,3
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua bảng 2.3. cho thấy tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017) khi hoạt động theo môi trường pháp lý mới; năm 2016 tổng nguồn vốn được tăng trưởng 10% so với năm 2015 và năm 2017 tăng trưởng 11,3%
so với năm 2016; mức độ tăng trưởng bình quân (2015- 2017) là 10,6%/năm.
Biểu đồ 2.4. Tình hình nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
60
66.6
73.5
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
52
- Biểu đồ 2.3. Phản ánh Nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017). Có thể nói rằng từ khi hoạt động trong môi trường pháp lý nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học đã tăng trưởng chậm lại. Lý giải về nguyên nhân này có một phần của quy định về tỷ lệ huy động tiền gửi mà quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải thực hiện, “Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân” (Theo Điều 8, thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân).
- Cũng qua đây có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng Thái Học (10,6%/năm) từ khi thực hiện theo quy định của môi trường pháp lý mới (2015- 2017) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bình quân khi chưa có môi trường pháp lý mới (25,4%/năm) quy định đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012-2014).
b) Cơ cấu nguồn vốn hoạt động:
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 60 66 73,5
1. Vốn điều lệ 2,3 2,4 2,6 0,1 4,34 0,2 8,33
2. Vốn huy động 51 61,5 66,2 10,5 20,6 4,5 7,31
3. Vốn đi vay 5 0 1,9 -5 1,9 100
4. Vốn các quỹ 1,7 2,1 3,0 0,4 23,5 0,9 42,8
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua bảng 2.4. cho thấy cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017):
- Vốn điều lệ có tăng trưởng song chỉ duy trì ở một tỷ trọng ổn định so với tổng nguồn vốn hoạt động;
- Vốn huy động tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, cụ thể: Năm 2015 vốn huy động chiếm 85%; năm 2016 vốn huy động chiếm 93,1%; năm 2017 động chiếm 90%. Mức tăng trưởng của vốn huy động cũng rất tốt, mức tăng bình quân hành
53
năm xấp xỉ 14%/năm. Điều này chứng tỏ quỹ tín dụng đã làm tốt công tác huy động vốn từ dân cư. Mặt khác cũng chứng tỏ được được niềm tin của dân chúng đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, ngày càng tin tưởng và yên tâm hơn khi có tiền gửi ở quỹ tín dụng nhân dân Thái Học.
- Vốn đi vay đã giảm rõ rệt chứng tỏ quỹ tín dụng nhân dân Thái Học đã chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, dần không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay để mở rộng quy mô hoạt động.
- Vốn các quỹ được tăng trưởng tốt qua hàng năm. Điều này chứng tỏ quỹ tín dụng nhân dân Thái Học hoạt động luôn có hiệu quả, lợi nhuận đã được tích lũy thông qua phân bổ các quỹ để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động.
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua biểu đồ 2.4 phản ánh về cơ cấu nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017) sau khi hoạt động theo môi trường pháp lý mới cho thấy:
+ Vốn điều lệ chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ 3,5%- 3,8% (trung bình 3,65%/Tổng nguồn vốn);
+ Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ 85% – 93% (trung bình 89%/Tổng nguồn vốn);
2.3 2.4 2.6
51
61.5
66.2
5
0 1.9
0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Vốn điều lệ Vốn huy động Vốn đi vay Vốn các quỹ
54
+ Vốn đi vay chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn cao nhất là 8,3% (trung bình 3%/Tổng nguồn vốn);
+ Vốn các quỹ chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn từ 2,8%- 4,1% (trung bình 3,5%/Tổng nguồn vốn);
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng trung bình cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua số liệu được phân tích ở các bảng và biểu đồ trên, có thể thấy khi quỹ tín dụng hoạt động trong môi trường pháp lý mới (2015- 2017).
- Vốn điều lệ có tỷ trọng bình quân (3,65%/ tổng nguồn vốn) thấp hơn so với tỷ trọng (5%/tổng nguồn vốn) trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014).
- Vốn huy động có tỷ trọng bình quân (89%/ tổng nguồn vốn) cao hơn so với tỷ trọng (67,5%/tổng nguồn vốn) trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014).
- Vốn đi vay có tỷ trọng bình quân (3%/tổng nguồn vốn) thấp hơn so với tỷ trọng (5,2%/tổng nguồn vốn) trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014).
- Vốn các quỹ có tỷ trọng bình quân (3,5%/tổng nguồn vốn) cao hơn so với tỷ trọng (2,2%/tổng nguồn vốn) trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014).
Điều này đã chứng tỏ sau khi có môi trường pháp lý mới cũng đã tác động đến cơ cấu nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, song tác động đó cũng không nhiều bởi quỹ tín dụng nhân dân Thái học đã làm tốt công tác huy động vốn từ dân cư. Mặt khác cũng chứng tỏ được được niềm tin của dân
3.65%
89%
3% 3.50%
Tỷ trọng trung bình cơ cấu nguồn vốn (2015-2017)
Vốn điều lệ Vốn huy động Vốn đi vay Vốn các quỹ
55
chúng đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, ngày càng tin tưởng và yên tâm hơn khi có tiền gửi ở quỹ tín dụng nhân dân Thái Học. Đồng thời vốn đi vay đã giảm rõ rệt chứng tỏ quỹ tín dụng nhân dân Thái Học đã chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, dần không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay để mở rộng quy mô hoạt động và vốn các quỹ được tăng lên khảng định quỹ tín dụng nhân dân Thái Học hoạt động luôn có hiệu quả, lợi nhuận đã được tích lũy thông qua phân bổ các quỹ để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và hoạt động ngày bền vững.
2.2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm trong huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
So sánh việc huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học với các tổ chức tín dụng khác, thì việc huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học có những ưu và nhược điểm sau đây:
* Ƣu điểm:
- Một là, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học là một tổ chức tín dụng rất gần dân và sát với dân, do nhân dân tự nguyện gia nhập thành viên và thành lập, bộ máy quản lý, điều hành do thành viên bầu ra. Vị trí của trụ sở hoạt động được đặt ngay tại trung tâm phường, nơi có trung tâm giao lưu kinh tế - xã hội và có hệ thống đường xá giao thông vô cùng thuận tiện. Gần gũi, thuận tiện, sát dân cư, an toàn trong việc đi lại giao dịch của nhân dân. Chính vì vậy quỹ tín dụng Thái Học đã thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư từ những món gửi tiền tiết kiệm nhỏ nhất.
- Hai là, cán bộ và nhân viên làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân Thái Học là các con em đang sinh sống tại địa phương nên rất hiểu và nắm rõ điều kiện, tâm lý tình cảm của khách hàng, nhất là nắm bắt rất nhanh các nguồn vốn nhàn rỗi trong khu dân cư, kịp thời động viên khuyến khích khách hàng, đồng thời thực hiện tốt chính sách huy động vốn hợp lý để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi hiện có trên địa bàn.
- Ba là, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội địa phương trên địa bàn quỹ tín dụng nhân dân Thái Học luôn đồng tình ủng hộ và tích cực tuyên truyền trên các hội nghị, trên hệ thống thông tin đại chúng về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, về các cơ chế, chính sách của Đảng, nhà nước đối với hoạt động của loại hình tổ chức này, nên nhân dân dân trên địa bàn đã rất tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học nên đã tích cực tham gia xây dựng, an tâm gửi tiền vào quỹ tín dụng.
- Bốn là, trải qua quá trình hoạt động quỹ tín dụng nhân dân Thái Học ngày càng lớn mạnh, mối liên kết hệ thống ngày càng được nâng cao, tính an toàn được