Một số kinh nghiệm hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 40 - 45)

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.5. Một số kinh nghiệm và những thách thức trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong môi trường pháp lý mới ở Việt Nam

1.5.1. Một số kinh nghiệm hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

a) Kinh nghiệm ở Canada:

Vào những năm cuối của thế kỷ 19, đời sống của người dân ở bang Quebec (thuộc Canada) nhất là ở vùng nông thôn đã gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng mất mùa nông nghiệp do kinh tế suy thoái đẩy những người dân nhất là tầng lớp nông dân và những người sản xuất nhỏ, lẻ vào cảnh đói nghèo, thất nghiệp tràn lan.

Trong khi đó các Ngân hàng thương mại lại chỉ hoạt động ở khu vực thành thị, nên nạn cho vay năng lãi đã hoành hành khắp mọi nơi, nhất là khu vực nông thôn; nên họ đã nghiên cứu mô hình Hợp tác xã tín dụng của một số nước như: Đức, Pháp, để

29

đưa ra một mô hình thích hợp áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở Quebec với mục tiêu hỗ trợ nông dân và người nghèo để phát triển sản xuất.

Chính vì vậy, quỹ tín dụng đầu tiên đã được thành lập ở thị trấn Levis thuộc bang Quebec và hoạt động của quỹ tín dụng này bước đầu đã giúp được các thành viên cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao đời sống; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng gửi tiết kiệm và vay vốn phát triển sản xuất, đề cao tính hợp tác, tương trợ giữa quỹ tín dụng với các thành viên và giữa các thành viên với nhau.

Đến năm 1908, Nhà nước (Canada) mới chính thức cho phép thực hiện mô hình này và đến năm 1920 đã có khoảng 160 quỹ tín dụng được thành lập ở nhiều vùng trong bang Quebec (Canada), các quỹ tín dụng này hoạt động độc lập với nhau, chủ yếu là huy động vốn trong dân cư và cho vay hỗ trợ thành viên để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa việc cho vay nặng lãi tại các khu vực này. Do từ năm 1918 khủng hoảng kinh tế ở Bắc Mỹ đã tác động lớn đến toàn hệ thống Ngân hàng cũng như đối với quỹ tín dụng ở Canada, nhiều quỹ tín dụng đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, thậm chí mất khả năng thanh toán, đã gây mất lòng tin đối với khách hàng gửi tiền và thành viên; cùng với việc đến năm 1932 khủng hoảng thị trường chứng khoán ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế bắc Mỹ suy sụp, hoạt động của quỹ tín dụng và liên đoàn đều bị ảnh hưởng và đe doạ nên các liên đoàn đã tập hợp thành tổng liên đoàn với quy mô hoạt động lớn. Sau đó từ những năm 1950 quỹ tín dụng ở Canada tiếp tục phát triển và từ những năm 1960 tiếp tục thực hiện chuẩn định hóa hệ thống cơ chế hoạt động của quỹ tín dụng; năm 1979 quỹ tín dụng Trung ương Canada được thành lập và đến năm 2000 toàn hệ thống quỹ tín dụng Canada có khoảng 1.400 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 14 liên đoàn, một Tổng liên đoàn với hệ thống mạng lưới hoàn chỉnh và công nghệ hiện đại.

Thực chất quỹ tín dụng cơ sở của Canada chủ yếu thực hiện huy động và cho vay thành viên của quỹ, nên có thể coi quỹ tín dụng cơ sở của Canada tương ứng như quỹ tín dụng nhân dân cơ sở của Việt Nam. Vì vậy, qua đó chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm đó là: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở muốn tồn tại và phát triển thực hiện đúng mục tiêu hoạt động là để hỗ trợ các thành viên trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, hạn chế nạn cho vay nặng lãi thì ngoài những kinh nghiệm phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, còn cần phải có sự liên kết chặt chẽ trong hệ thống và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ cơ chế chính sách của Nhà nước.

b) Kinh nghiệm ở Cộng hoà liên bang Đức:

Cộng hoà liên bang Đức là cái nôi của phong trào Hợp tác xã tín dụng (nay được gọi là Ngân hàng Hợp tác xã), năm 1854 các Hợp tác xã tín dụng đầu tiên

30

được thành lập nhằm huy động vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống cho những người lao động, các Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đến năm 2002 toàn Cộng hoà liên bang Đức có khoảng 1.800 Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở, một Ngân hàng Hợp tác xã khu vực và một Ngân hàng Hợp tác xã Trung ương.

Tính chất hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở ở cộng hoà liên bang Đức cũng như quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Canada.

Thời điểm hiện nay, trên toàn nước Đức có khoảng 1.100 Ngân hàng hợp tác xã cơ sở hoạt động, bởi vì trong quá trình hoạt động và phát triển nhiều Ngân hàng hợp tác xã cơ sở đã tự nguyện sáp nhập, hợp nhất lại với nhau để thành Ngân hàng hợp tác xã cơ sở có quy mô, phạm vi hoạt động và kinh doanh lớn hơn, cạnh tranh tốt hơn. Mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng hợp tác xã cơ sở là phục vụ khách hàng là thành viên cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả các loại hình Hợp tác xã khác và doanh nghiệp vừa và nhỏ), đồng thời chủ yếu nhằm hỗ trợ thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân thành viên. Đây là nền tảng hoạt động của hệ thống Ngân hàng hợp tác xã ở Đức.

♦ Bài học được rút ra

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về sự hình thành và hoạt động phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân Canada và thành công của mô hình Ngân hàng Hợp tác xã ở nước Đức; bài học kinh nghiệm quý báu có thể đã được rút ra, đó là:

* Một là, quỹ tín dụng nhân dân (hoặc tương tự là một Ngân hàng hợp tác xã) là loại hình tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động nghèo, sản xuất nhỏ lẻ, các Hợp tác xã, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được tiếp cận với các dịch vụ tài chính - ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện kinh tế nâng cao đời sống và xoá đói, giảm nghèo.

* Hai là, quỹ tín dụng nhân dân phải thực sự là một tổ chức kinh tế hợp tác, do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu hỗ trợ các thành viên được tiếp cận với các dịch vụ tài chính - ngân hàng một cách thuận tiện nhất, với giá cả có thể chấp nhận được (lãi suất huy động và lãi suất cho vay thành viên) để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao đời sống.

* Ba là, việc hình thành quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải xuất phát từ chính nhu cầu của thành viên và quỹ tín dụng nhân dân chỉ ra đời ở những nơi có môi trường kinh tế hàng hóa phát triển, bởi vì ở chính nơi đó có nguồn vốn nhàn rỗi và có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhu cầu phục vụ đời sống đòi hỏi nâng cao.

31

* Bốn là, để đảm bảo phát triển an toàn bền vững, các quỹ tín dụng nhân dân phải được tổ chức và điều hành trên nguyên tắc hợp tác, tự nguyên, quản lý dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động; đồng thời phải xây dựng được mô hình tổ chức hoàn thiện bao gồm: Tổ chức trực tiếp hoạt động kinh doanh phục vụ thành viên tức là huy động vốn và cho vay thành viên, tổ chức liên kết phát triển hệ thống, được liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các bộ phận cấu thành. Đây là điều kiện không thể thiếu được khi muốn phát triển thành công quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

* Năm là, các cấp chính quyền phải có sự quan tâm ủng hộ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

1.5.1.2. Ở Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp có tới gần 80% dân cư và lực lượng lao động sống ở vùng nông nghiệp và nông thôn, do vậy giải quyết những vấn đề liên quan đến địa bàn nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề hết sức quan trọng và khó khăn. Từ năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14/SL thành lập “Nha tín dụng sản xuất ” có tổ chức hệ thống tới các tỉnh để làm nhiệm vụ cho nông dân vay vốn để tăng gia sản xuất, Nhà nước cũng đã chú ý xây dựng và phát triển các hình thức tín dụng nhân dân để hỗ trợ hoạt động của Nha tín dụng, phát huy truyền thống đoàn kết tương trợ trong nhân dân và trong thời gian này đã xây dựng gần 900 tổ chức vay mượn, đây cũng là tiền thân của Hợp tác xã tín dụng sau này, và chủ yếu do nông dân nghèo tham gia. Đến cuối năm 1960 có khoảng 5.249 Hợp tác xã tín dụng được xây dựng chủ yếu ở miền Bắc, việc xây dựng Hợp tác xã tín dụng đã hình thành quan hệ vay mượn mới, mở rộng khắp trong địa bàn nông thôn và đã giải quyết được vấn nạn cho vay nặng lãi và hỗ trợ phong trào Hợp tác hoá nông nghiệp, mạng lưới Hợp tác xã tín dụng được coi như là cánh tay đắc lực của Ngân hàng trong khu vực kinh tế nông thôn.

Nhưng đến đầu những năm 1990 thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường vốn hoạt động sôi động, ngày càng phát triển, các Hợp tác xã tín dụng mở rộng kinh doanh, nhưng bất cập với năng lực trình độ quản trị, điều hành; mặt khác trong quá trình chuyển đổi cơ chế, tiếp cận với cơ chế thị trường, người gửi tiền cũng như người đi vay làm ăn thua lỗ, nên dẫn đến phần lớn Hợp tác xã tín dụng mất khả năng thanh toán, dẫn đến đổ vỡ và phá sản. Có thể nói, hoạt động của Hợp tác xã tín dụng không phù hợp với cơ chế thị trường, tuy nhiên, phong trào xây dựng và phát triển các Hợp tác xã tín dụng ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, có lúc lên, lúc xuống, thậm chí có thời gian ngừng hoạt động, đổ vỡ nặng nề, song các Hợp

32

tác xã tín dụng đã đóng góp đáng kể với nền kinh tế, với vai trò là một trung gian tài chính, cung ứng dịch vụ - ngân hàng cho nông dân ở mọi miền đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa. Hoạt động của các tổ chức này chiếm một tỷ trọng tuy nhỏ trên thị trường dịch vụ - ngân hàng nhưng đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Chính vì, từ những bài học kinh nghiệm quý báu qua chặng đường xây dựng và phát triển Hợp tác xã tín dụng và những kết quả nghiên cứu học tập kinh nghiệm về mô hình tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân của Canada, ngân hàng hợp tác xã của nước Đức, nên năm 1993 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 390/TTg triển khai đề án thí điểm thành lập mô hình quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam;

Có thể nói, việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu thực tế và bức bách; bởi vì, qua thực tiễn thí điểm trong một thời gian ngắn nó đã thu được kết quả bước đầu hết sức thuận lợi và cũng đã đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra. Đến nay hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân được phát triển rộng khắp 56/63 tỉnh, thành trong toàn quốc.

Các quỹ tín dụng nhân dân không những phát triển về mặt số lượng mà ngày một tăng trưởng về quy mô hoạt động, qua từng năm nguồn vốn được tăng lên. Có thể khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước vận dụng mô hình quỹ tín dụng nhân dân vào thực tiễn ở Việt Nam là một hướng đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng về vốn phục vụ tại chỗ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, góp phần thúc đẩy việc mở rộng khôi phục làng nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, góp phần hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, khôi phục lòng tin của nhân dân về loại hình tín dụng hợp tác, tạo được sự đồng tình của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với mô hình quỹ tín dụng nhân dân hiện nay.

♦ Bài học được rút ra

Bài học kinh nghiệm có thể được rút ra trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam, như sau:

* Một là, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải được duy trì thường xuyên, sâu sát, thiết thực, dễ hiểu, phù hợp, hình thức đơn giản nhưng phong phú và đa dạng;

33

* Hailà,sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc và toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp. Một thực tế cho thấy rằng ở nơi nào mà cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, sâu sát chỉ đạo thì ở đó kết quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân rất tốt và hiệu quả cao;

* Ba là, xây dựng và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo trên tinh thần nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm; trong hoạt động phải luôn bám sát mục tiêu tương trợ cộng đồng, hào hòa về lợi ích giữa lợi ích của cá nhân (thành viên) và của lợi ích tập thể (quỹ tín dụng nhân dân), luôn đảm bảo hoạt động an toàn, có tích lũy để duy trì sự phát triển.

* Bốn là, để quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, các ban ngành liên quan nhất là về các chính sách ưu đãi như: Thuế thu nhập, đất xây dựng trụ sở…v.v.

Quan trọng hơn cả cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và phù hợp để định hướng, dẫn dắt quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đúng với mục tiêu, tính chất đảm bảo cho sự an toàn và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)