Định hướng phát triển của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 95 - 100)

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THÁI HỌC

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG

3.2. Định hướng phát triển của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học

3.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian tới

Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa X xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó Hợp tác xã là nòng cốt”; “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể có vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế”; “Mục tiêu từ nay đến năm 2020 là:

đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”.

Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/5/2006) nêu rõ:

Phát triển quỹ tín dụng nhân dân thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động và nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã. Phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành

84

viên ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.

Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ:

- Định hướng: Tiếp tục hoàn thiện mô hình quỹ tín dụng nhân dân 2 cấp hiện nay gắn liền với tăng cường các thiết chế an toàn hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho quỹ tín dụng nhân dân phát triển. Đẩy mạnh chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả các quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với tiếp tục mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông nghiệp nông thôn; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân tuân thủ theo đúng luật Các tổ chức tín dụng, luật Hợp tác xã; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng hướng tới mục tiêu chủ yếu tương trợ các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.

- Giải pháp:

+ Nghiên cứu cơ cấu lại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo mô hình bao gồm quỹ tín dụng nhân dân cộng đồng và quỹ tín dụng nhân dân ngành nghề để tăng cường tính liên kết hệ thống, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Phát triển các dịch vụ ngân hàng của quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở phù hợp với năng lực quản trị nhân lực của quỹ tín dụng nhân dân. Tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân và người nghèo. Mở rộng tín dụng đi đôi với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở trong và ngoài địa bàn, nhất là các khoản tiền gửi nhỏ.

Qua những nội dung định hướng nêu trên, có thể thấy rõ Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò và vị trí của quỹ tín dụng nhân dân trong phát triển kinh tế- xã hội, trên nhất là địa bàn bàn nông nghiệp- nông thôn. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi cho quá trình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian tới.

3.2.2. Định hướng tăng cường hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học hiện nay

3.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của phường Thái Học đến năm 2020

85

Thái Học là một phường nằm ở cửa ngõ phía nam thị xã Chí Linh (dự kiến trở thành thành phố Chí Linh trước năm 2020), nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Theo phương hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội (theo báo cáo Đại hội Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2015- 2020): Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của thị xã, đáp ứng yêu cầu thị trường, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh, phấn đấu đến năm 2020 Thái Học là phường có đủ tiêu chuẩn để thị xã Chí Linh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương.

- Đối với nông nghiệp: Lãnh đạo địa phương luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Với quan điểm thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ là điều kiện quyết định để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở phường Thái Học theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể:

+ Tiếp tục mở rộng sản xuất lúa lai, ngô lai bằng các giống có năng suất và chất lượng cao.

+ Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng tạo quỹ đất và quỹ thời gian mở rộng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng vụ đông, giải quyết hệ thống canh tác phù hợp với từng loại đất, từng loại cây lương thực. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô vừa và lớn, nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá lớn, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đối với lâm nghiệp: tạo điều kiện thúc đẩy phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tập trung chuyển giao tốt hơn nữa các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển lâm nghiệp, ứng dụng hệ thống kỹ thuật lâm sinh, để nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn đồi đối với cây ăn quả vải thiều và nhãn lồng.

- Đối với dịch vụ: Đẩy mạnh và khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ.

86

Những định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trên đây vừa có tác động, vừa là căn cứ để quỹ tín dụng nhân dân Thái Học xác định mối quan hệ, xây dựng định hướng cho hoạt động trong thời gian tới.

3.2.2.2. Định hướng tăng cường hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học

Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chạp, do đó các hộ sản xuất vẫn còn lúng túng trước biến động của thị trường đầy rủi ro. Vì vậy nhu cầu vốn để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa phương là lớn và rất cần thiết trong cả trước mắt và lâu dài, bởi vì:

Thứ nhất, với đặc điểm địa phương nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, yêu cầu sản xuất, kinh doanh đa dạng, nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp, nông thôn ngày càng lớn và bức thiết.

Thứ hai, nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế hộ tạo thêm nhiều công ăn việc làm ở nông thôn, nhất là tận dụng được thời gian nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ở khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Chính vì vậy, định hướng về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học được xác định cụ thể như sau:

Một là, điều chỉnh mục tiêu, cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học theo đúng bản chất, mục tiêu và nguyên tắc Hợp tác xã.

Với tư cách là một loại hình tổ chức mang tính cộng đồng, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học là nhằm thực hiện mục tiêu tương trợ cộng đồng. Đây cũng chính là nét đặc trưng nổi bật nhất của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học so với các loại hình tổ chức tín dụng khác cùng hoạt động trên địa bàn. Quỹ tín dụng nhân dân Thái Học được thành lập bởi chính những người dân trong cùng địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết về tiết kiệm, tín dụng để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Vì vậy, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học không thể phát triển nếu xa rời mục tiêu tương trợ cộng đồng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cũng cần phải sinh lời để bảo tồn nguồn vốn và có tích lũy để tăng cường năng lực tài chính, đồng thời nâng cao khả năng phục vụ thành viên ngày một tốt hơn.

Cơ cấu tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải đảm bảo được tính dân chủ, bình đẳng. Đặc biệt, tính dân chủ và bình đẳng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải được biểu hiện rõ nét qua những khía cạnh sau:

- Mọi tổ chức/cá nhân có đủ điều kiện theo quy định đều có thể gia nhập hoặc ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân Thái Học mà không chịu bất kỳ sức ép nào;

87

- Mọi thành viên đều có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào các quyết định quan trọng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học và được quyền tham gia vào bộ máy quản trị, điều hành và kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân Thái Học;

- Mọi thành viên đều có quyền tiếp cận các thông tin về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học;

- Việc quản lý quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và tuân thủ các chế độ về thông tin, báo cáo theo quy định của cơ quan quản lý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó là tính bình đẳng của quỹ tín dụng nhân dân được thể hiện qua nguyên tắc “mỗi thành viên, một phiếu bầu” chứ không phụ thuộc vào số tiền góp vốn, đảm bảo rằng không một tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền thâu tóm quyền lực hay gây ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học;

- Về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân Thái Học có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho thành viên với chi phí hợp lý nhất, hàng năm, sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối nhà nước, lợi nhuận được dùng để trích lập bổ sung các loại quỹ để nâng cao năng lực tài chính, chia lãi cổ tức, chi thưởng cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ tại quỹ tín dụng nhân dân Thái Học.

Hai là, vừa tiếp tục tập trung củng cố, chấn chỉnh làm lành mạnh hoá hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, vừa hoàn thiện cơ cấu lại quỹ tín dụng nhân dân Thái Học theo lộ trình, đây là nhiệm vụ được xem là một yêu cầu bức thiết, thường xuyên, lâu dài. Tuy nhiên, quá trình vừa củng cố, chấn chỉnh đòi hỏi phải thực hiện theo một quy trình khoa học, hợp lý và thận trọng nhằm tránh sự xáo trộn không cần thiết đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học.

Ba là, nâng cao năng lực tài chính, tối đa hóa các nguồn lực (về nhân sự, tài chính, kỹ thuật,…), mở rộng mạng lưới hoạt động để cải thiện khả năng phục vụ khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh trước các loại hình tổ chức tín dụng khác.

Bốn là, nâng cao tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ, bởi vì: Hiện tại hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học còn đơn điệu, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao. Trong khi nhu cầu và đòi hỏi của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân Thái Học không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó thì các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại hoạt động cùng địa bàn ngày càng đa dạng và đa tiện ích. Nên nếu không khắc phục được những nhược điểm này thì quỹ tín dụng nhân dân Thái học rất khó tồn tại bền vững trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay.

88

Năm là, tăng cường huy động vốn là một trong những chức năng quan trọng nhất đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, nguồn vốn huy động gồm có huy động vốn góp và huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây là nguồn vốn chủ lực trong tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, vì vậy cần đa dạng hình thức huy động tiết kiệm, phấn đấu số dư tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng hàng năm: từ 15% - 20%; trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm của thành viên phải đảm bảo chiếm trên 60%/tổng tiền gửi.

Sáu là, với quan điểm không tối đa hóa lợi nhuận, nên chính sách và lãi suất cho vay luôn được quan tâm hàng đầu để đảm bảo các thành viên được tương trợ và hỗ trợ lẫn nhau về vốn; được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của thị trường tín dụng ngân hàng phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của họ, phù hợp với khả năng trình độ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Chính vì vây, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải đa dạng hoá hoạt động cho vay đối với thành viên:

+ Cho vay cơ cấu theo thời gian bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu hồi vốn;

+ Đa dạng hóa các loại: Hình thức, phương thức, đối tượng cho vay;

+ Lựa chọn phù hợp loại hình cho vay: Cho vay có đảm bảo, không có đảm bảo, cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trả góp, cho vay dự án, phương án sản xuất kinh doanh...v.v.

Đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm từ 12% đến 16%, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh (nợ xấu luôn < 2%/Tổng dư nợ cho vay).

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thái học trong môi trường pháp lý mới (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)