QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THÁI HỌC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
2.2.2. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
Bên cạnh hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay, đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn
57
lại tiền gửi của người có tiền gửi (khách hàng), bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là không vì tối đa hóa lợi nhuận, luôn chia sẻ và đồng hành để tương trợ thành viên của mình, trong khi đó hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn, vì vậy quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.
2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
- Quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cho vay đối với thành viên của mình thông qua hai hình thức:
Thứ nhất, cho vay không có tài sản đảm bảo, đó là những món vay có giá trị nhỏ dành cho những thành viên có uy tín thông qua tổ chức đoàn thể tại địa phương bảo đảm tín chấp (theo quy định hiện nay quỹ tín dụng chỉ xem xét những món vay dưới 100 triệu đồng);
Thứ hai, cho vay có tài sản đảm bảo, đó là những món vay có theo quy định phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp hoặc được bảo lãnh bằng tài sản sản của bên thứ ba, thực hiện giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của thành viên, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cho vay theo các thời hạn như sau:
Một là, cho vay ngắn hạn đó là những khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng, nhằm đáp ứng về nhu cầu vốn ngắn hạn của thành viên;
Hai là, cho vay trung đó là những khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm đáp ứng cho các thành viên đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng trang trại, cải tạo, trồng mới vườn đồi...v.v.
Hiện nay, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học mới áp dụng cho vay có thời hạn với hai loại hình nêu trên. Chưa áp dụng loại hình cho vay dài hạn (có thời hạn trên 60 tháng), bởi do đặc thù mục đích vay vốn của thành viên ở khu vực nông nghiệp nông thôn sử dụng vốn theo thời vụ là chủ yếu, mặt khác nguồn vốn để đáp ứng cho vay trung, dài hạn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học còn rất hạn chế.
- Một số quy định về cho vay trong quy chế cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học:
+ Khách hàng vay vốn phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân Thái Học (trừ trường hợp là hộ nghèo trên địa bàn hoạt động thì có thể không phải là thành viên);
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học tại thời điểm quyết định cho vay (trừ trường
58
hợp cho vay theo nguồn nguồn vốn ủy thác của Chính phủ và cho vay hợp vốn với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam);
+ Đối với khoản nợ vay quá hạn, thì lãi suất quá hạn sẽ do Giám đốc điều hành quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất trong hạn hoặc lãi suất đã điều chỉnh ghi trong hợp đồng thỏa thuận cho vay đã ký kết.
+ Khách hàng có thể trả nợ vay trước hạn, số lãi chỉ phải trả theo dư nợ gốc thực tế và lãi tính từ ngày vay đến ngày trả nợ;
+ Không được cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng là: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán, thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân Thái Học; kế toán trưởng, người thẩm định, người xét duyệt cấp tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học;
Và tổng mức dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định ở trên không được vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học tại thời điểm quyết định cho vay.
- Quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cho vay đối với thành viên của mình phải tuân theo quy trình cho vay như sau:
+ Bước 1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Khách hàng được hướng dẫn về hồ sơ vay vốn gồm một số yêu cầu đảm bảo cho món vay, bao gồm: Hồ sơ pháp lý; hồ sơ khoản vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay.
+ Bước 2. Thẩm định các điều kiện tín dụng.
Cán bộ tín dụng sẽ nghiên cứu và thẩm định hồ sơ vay vốn tập trung về:
Năng lực pháp lý; tình hình tài chính; phương án sản xuất kinh doanh; bảo đảm tiền vay, để xác định phương thức cho vay, hạn mức cho vay để trình cấp tín dụng.
+ Bước 3. Xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho vay
Giám đốc (hoặc người được Giám đốc ủy quyền) xem xét và quyết định cho vay hoặc trình Ban tín dụng nếu khoản vay vượt quyền phán quyết.
+ Bước 4. Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Giải ngân; quản lý hồ sơ vay vốn; theo dõi, kiểm tra khoản vay.
+ Bước 5. Thu nợ, lãi và xử lý phát sinh.
+ Bước 6. Thanh lý hợp đồng cho vay.
2.2.2.2. Thực trạng về Dư nợ cho vay và cơ cấu Dư nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học trước khi có môi trường pháp lý mới (2012- 2014)
59
Bảng 2.5. Dƣ nợ và tỷ lệ Dƣ nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012- 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013
+/- % +/- %
Dư nợ cho vay 22 26,7 35,6 4,7 21,3 8,9 33,3
1. Dư nợ ngắn hạn 18,6 23,2 30,8 4,6 24,7 7,6 32,7
2. Trung hạn 3,4 3,5 4,8 0,1 2,9 1,3 37,1
3. Nợ quá hạn 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
Qua bảng 2.5 có thể thấy hoạt động cho vay, dư nợ tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 có tăng trưởng; cụ thể: Năm 2013 dư nợ tăng so với năm 2012 là 4,7 tỷ đồng, tăng 21,3%; năm 2014 dư nợ tăng so với năm 2013 là 8,9 tỷ đồng, tăng 33,3%. Tốc độ dư nợ tăng bình quân (2012- 2014) là 27,3%/năm.
Biểu đồ 2.7. Dƣ nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
22
26.7
35.6
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dƣ nợ cho vay
Dư nợ cho vay
60
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu dƣ nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2012, năm 2013 và năm 2014)
Qua biểu đồ 2.7 cho ta thấy tỷ lệ cơ cấu Dư nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012- 2014) khi chưa có môi trường pháp lý mới:
+ Dư nợ Ngắn hạn luôn chiểm tỷ trọng từ 84,5%- 86,8%/Tổng dư nợ (bình quân 85,6%).
+ Dư nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 13,1%- 15,4%/Tổng dư nợ (bình quân 14,2%)
18.6
23.2
30.8
3.4 3.5
1.8 0
5 10 15 20 25 30 35
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngắn hạn Trung hạn
61
Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng trung bình Dƣ nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012 - 2014)
2.2.2.3. Thực trạng về Dư nợ cho vay và cơ cấu Dư nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học sau khi có môi trường pháp lý mới (2015- 2017)
Bảng 2.6. Dƣ nợ cho vay và cơ cấu Dƣ nợ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
+/- % +/- %
Dư nợ cho vay 37 47,8 62,5 10,8 29,1 14,7 30,7 1. Dư nợ ngắn hạn 31,4 41,7 55,5 10,3 32,8 13,8 33,0
2. Trung hạn 5,6 6,1 7,0 0,5 8,9 0,9 14,7
3. Nợ quá hạn 0,25 0,17 0,06 -0,08 -32 -0,11 -64,7 (Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
85.60%
14.20%
Tỷ trọng Dƣ nợ (2012-2014)
Ngắn hạn Trung hạn
62
Biểu đồ 2.10. Tình hình dƣ nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua bảng 2.8 cho thấy về hoạt động cho vay, dư nợ tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015- 2017) sau khi có môi trường pháp lý mới:
+ Năm 2016 dư nợ tăng so với năm 2015 là 10,8 tỷ đồng, tăng 29,1%; Năm 2017 dư nợ tăng so với năm 2016 là 14,7 tỷ đồng, tăng 30,7%; bình quân tăng trưởng 22,7%/năm.
37
47.8
62.5
0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dƣ nợ cho vay
Dư nợ cho vay
63
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu dƣ nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Qua biểu đồ 2.8 cho ta thấy tỷ lệ cơ cấu Dư nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2012- 2014) khi hoạt động trong môi trường pháp lý mới:
+ Dư nợ Ngắn hạn luôn chiểm tỷ trọng từ 84,8%- 88,8%/Tổng dư nợ (bình quân 86,8%).
+ Dư nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 11,2%- 15,1%/Tổng dư nợ (bình quân 13,1%).
+ Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng từ 0,09%- 0,67%/ Tổng dư nợ (bình quân 0,38%)
Cũng qua qua biểu đồ 2.9 cho thấy dư nợ cho vay có tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 83%), nó phản ánh đúng thực trạng về việc sử dụng vốn của thành viên quỹ tín dụng, bởi vì lĩnh vực mà quỹ tín dụng là nông nghiệp nông thôn, chủ yếu vay vốn đầu tư vào thời vụ ngắn. Song tỷ lệ trung hạn cũng đã được tăng lên trong những năm sau bởi vì đã có những hộ sản xuất kinh doanh đã mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh trang trại, nhà xưởng sản xuất nên tín dụng đã được đầu tư tăng dần trên lĩnh vực này và tỷ trọng sử dụng vốn trung và dài hạn đang có xu thế tăng lên.
31.4
41.7
55.5
5.6 6.1 7
0.25 0.17 0.06
0 10 20 30 40 50 60
Năm 2015 Năm2016 Năm 2017
Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ quá hạn
64
Biểu đồ 2.12. Cơ cấu dƣ nợ của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học (2015 - 2017)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học năm 2015, năm 2016 và năm 2017)
Trong khi đó để đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả thì tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng huy động tiền gửi luôn bằng 1 mới là hiệu quả; bên cạnh đó nguồn vốn dư thừa chỉ được phép gửi tại Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam), với mức lãi suất thấp hơn lãi suất mà bản thân quỹ tín dụng huy động từ dân cư nên cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, cũng được đánh giá cho việc sử dụng vốn chưa hiệu quả.
- Lý giải cho những nguyên nhân vừa được nêu ở trên, là do những năm trước năm 2014 cuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại rất khốc liệt và luôn biến động khó lường, mức lãi suất được huy động ở mức tương đối cao, khiến cho lãi suất huy động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cũng phải tăng theo, bên cạnh đó là thời điểm dịch bệnh bùng phát, giả cả thị trường biến động bất thường, lĩnh vực chăn nuôi thua lỗ nặng nề (nhất là đối với ngành chăn nuôi lợn). Trong khi đó đối tượng vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học chủ yếu là những hộ nông dân trên địa bàn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã phải dừng đầu tư vì lãi suất quá cao. Đây cũng là một thực trạng chung đối với lĩnh vực cho vay của tất cả các tổ chức tín dụng.
Theo ông Nguyễn Quang Tuệ, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quang Tuệ; năm 2011 nêu: “Tình hình sản xuất thu hẹp, giá nguyên vật liệu đều đội lên khiến giá thành cao, hàng tiêu thụ chậm đi... thì làm gì có nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao trên 15% để vay với lãi suất hiện nay”.
86.80%
13.10%
0.38%
Tỷ trọng bình quân của cơ cấu dƣ nợ
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ quá hạn
65
Sau khi có sự quyết liệt chỉ đạo can thiệp và điều tiết của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã làm cho tình hình lãi suất được dần hạ nhiệt và ổn định, từ lãi suất cho vay từ 12% -15% (ở giai trước năm 2014), lãi suất được hạ xuống ở mức từ 6,5% -9,5% như hiện nay (giai đoạn 2015 – 2017), nên các hộ nông dân, các doanh nghiệp đã tiếp tục đầu tư, sản xuất và đã tiếp cận đến vốn vay. Chính vì vậy từ năm trong giai đoạn từ 2015 -2017 dư nợ tín dụng của quỹ tín dụng đã được tăng trưởng tốt và chúng ta cũng khảng định xu hướng tăng, giảm dư nợ cho vay hoàn toàn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và chính sách lãi suất mà Ngân hàng nhà nước ban hành.
2.2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm trong cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học
* Ƣu điểm:
- Thứ nhất, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học rất gần gũi với thành viên, cùng sinh hoạt với thành viên nên trên cơ sở nắm chắc về tình hình thành viên về năng lực tài chính, uy tín, mục đích sử dụng vốn, số vốn tham gia vào dự án đầu tư và thời hạn thu hồi vốn. Vì vậy, việc tiến hành thẩm định đến quyết định cho vay được thực hiện rất nhanh chóng, thủ tục đơn giải và gọn nhẹ, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết về vốn đối với thành viên.
- Thứ hai, nguồn vốn đầu tư của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học thường có hiệu quả cao, bởi đa số những món vay của thành viên đều nhỏ, mục đích rõ ràng, thời gian đầu tư ngắn thu hồi vốn nhanh và kịp thời với nhu cầu của thành viên.
* Nhƣợc điểm:
- Thứ nhất, xuất phát từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, cùng với tính chất về tình làng, nghĩa xóm nên trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay cán bộ quỹ tín dụng đã bỏ qua hoặc thực hiện việc thẩm định, giám sát sơ sài không tuân thủ theo quy trình tín dụng, đã có lúc dẫn đến phát sinh rủi ro, nợ quá hạn và xảy ra nợ xấu.
- Thứ hai, giá trị món vay nhỏ nên chi phí cho giao dịch và chi phí quản lý khách hàng tăng.