QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.5. Một số kinh nghiệm và những thách thức trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong môi trường pháp lý mới ở Việt Nam
1.5.3. Những cơ hội và khó khăn, thách thức trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong môi trường pháp lý mới
1.5.3.1. Cơ hội
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể nói chung, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nói riêng và đã tạo nhiều điều kiện khuyến khích mô hình này phát triển. Bên cạnh đó với chủ trương phát triển
“tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân), Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cũng như huy động mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nhờ đó cơ sở hạ tầng của nông thôn không ngừng được cải
36
thiện, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá phát triển. Nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phục vụ đời sống ngày càng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; đồng thời để thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và về quỹ tín dụng nhân dân nói riêng theo hướng thông thoáng, linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã khiến người dân ngày càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn vào hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để các quỹ tín dụng nhân dân mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động. Cùng với đó năng lực trình độ, ý thức chấp hành luật pháp của đội ngũ cán bộ, nhân viên quỹ tín dụng nhân dân ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của quỹ tín dụng nhân dân.
1.5.3.2. Những khó khăn và thách thức a) Một số khó khăn:
Bên cạnh những cơ hội được nêu trên thì trong quá trình hoạt động quỹ tín dụng nhân dân cũng gặp phải những khó khăn, thách thức, như là:
- Vốn điều lệ của các quỹ tín dụng nhân dân thấp nên mức huy động vốn và cho vay bị hạn chế; quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính hạn chế trong khi đó nhu cầu về vốn trung và dài hạn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng lớn nên việc đáp ứng nhu cầu vốn trong chính thị trường của quỹ tín dụng nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn;
- Các quỹ tín dụng nhân dân đã áp dụng công nghệ vào hoạt động song trình độ vận hành và quản lý công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ nhân viên tại các quỹ tín dụng nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu ngày đòi hỏi một cao của lĩnh vực này.
- Bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chưa hiệu quả, ở một số quỹ tín dụng nhân dân bộ máy này hầu như chưa phát huy được vai trò thay mặt thành viên giám sát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, vì vậy hiệu quả giám sát an toàn trong hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân chưa được cao.
b) Một số thách thức đối với quỹ tín dụng nhân dân khi triển khai hoạt động trong môi trường pháp lý mới:
- Đối với quy định điều kiện là thành viên (Điều 31, Thông tư 04/2015/TT- NHNN. Năm 2015);
- Quy định về tỷ lệ tổng mức góp vốn tối đa đối với một thành viên;
37
- Quy định về mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và mức duy trì vốn góp thường niên (Điều 28, Thông tư 04/2015/TT-NHNN. Năm 2015);
- Quy định về tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên trên tổng mức nhận tiền gửi (Thông tư 04/2015/TT-NHNN. Năm 2015);
- Quy định về đóng phí quỹ bảo toàn toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư 03/2014/TT-NHNN. Năm 2014);
Kết luận chương 1:
Trong chương 1 của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, như: Khái niệm về quỹ tín dụng nhân dân; mục tiêu, nguyên tắc, tính đặc trưng cũng như các vấn đề về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Tìm hiểu về quá trình hình thành mô hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng Quebec (Canada) và Ngân hàng hợp tác xã Cộng hoà liên bang Đức, để tìm thấy những nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và cũng tìm hiểu để nhận thấy rằng tại sao Đảng và Nhà nước lại phải ban hành những văn bản quy phạm pháp luật (có thể gọi là môi trường pháp lý mới) cho tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong hiện tại và trong thời gian tới, để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn, tác giả khảng định việc tìm ra những giải pháp để tăng cường hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học trong môi trường pháp lý mới là một đòi hỏi khách quan rất cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày sâu rộng. Và cũng làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học.
38
CHƯƠNG 2