QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
1.4.1. Nhân tố bên trong 1.4.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của bất cứ tổ chức nào cũng là lợi thế so sánh quan trọng, vì chính con người là yếu tố “động nhất” trong mọi quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực của quỹ tín dụng nhân dân được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là số lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
- Số lượng lao động: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh nguồn nhân lực của một quỹ tín dụng nhân dân;
- Chất lượng nguồn nhân lực của quỹ tín dụng nhân dân được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Trình độ học vấn, khả năng giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp…v.v.
Nếu quỹ tín dụng nhân dân có lực lượng lao động hợp lý thì có điều kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô nguồn vốn và tài sản; mặt khác đội ngũ nhân lực sẽ tạo ra những dịch vụ thoả mãn cả 6 tiêu chí: tính đúng thời gian, thái độ phục vụ, tính đồng nhất, sự thuận tiện để có được sản phẩm tính hoàn chỉnh của sản phẩm dịch vụ và tính chính xác, không sai sót.
Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tác nghiệp cũng là yếu tố tạo nên tính an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
1.4.1.2. Năng lực quản trị, điều hành
25
Năng lực quản trị, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc quỹ tín dụng nhân dân được thể hiện thông qua các tiêu chí sau:
- Khả năng hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách và quy trình kinh doanh, quy trình quản trị rủi ro, kiểm toán và kiểm soát nội bộ;
- Sự phù hợp về cơ cấu tổ chức;
Năng lực quản trị quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của quỹ tín dụng nhân dân; nếu một Hội đồng quản trị, Ban giám đốc yếu kém sẽ không có khả năng đưa ra những chiến lược, chính sách hợp lí, thích ứng với những thay đổi của thị trường và nó gây nên lãng phí nguồn lực, gia tăng chi phí hoạt động, giảm khả năng dự đoán và chống đỡ các rủi ro, đồng thời sẽ làm yếu đi năng lực cạnh tranh của quỹ tín dụng nhân dân đó và làm giảm khả năng phát triển bền vững của chính quỹ tín dụng nhân dân đó. Nên có thể khảng định, năng lực quản trị là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời, tính an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; mặt khác, thông qua chiến lược phát triển của mỗi quỹ tín dụng nhân dân còn có thể đánh giá mức độ hoạt động vì cộng đồng của quỹ tín dụng nhân dân đó.
1.4.1.3. Sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân bao hàm toàn bộ các hoạt động mà quỹ tín dụng nhân dân cung ứng cho khách hàng, thành viên liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng thanh toán…v.v, thông qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng mà pháp luật cho phép.
Sản phẩm dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân thường được học tập hoặc bắt chước từ các ngân hàng lớn, do vậy để có được lợi thế về sự khác biệt về sản phẩm thì quỹ tín dụng nhân dân luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra lựa chọn những sản phẩm mới phù hợp với điều kiện, năng lực của mình đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn đa dạng khác nhau của khách hàng, thu hút khách hàng được nhiều hơn.
1.4.1.4. Công nghệ thông tin
Quỹ tín dụng nhân dân thuộc lĩnh vực dịch vụ ngành tài chính – ngân hàng, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng quỹ tín dụng nhân dân.
Những thay đổi của công nghệ thông tin nói chung và nền tảng công nghệ thông tin mà quỹ tín dụng nhân dân áp dụng đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh.
Những thay đổi của công nghệ thông đã tác động tới cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của dân cư, nó cũng tạo ra những nhu cầu, đòi hỏi mới về dịch vụ ngân
26
hàng và hoạt động ngân hàng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ giúp quỹ tín dụng nhân dân nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài 1.4.2.1. Môi trường vĩ mô a) Yếu tố quốc tế:
Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự hội nhập mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Cơ hội mang đến cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là được tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên tiến, kỹ năng quản lý ngân hàng hiện đại và các sản phẩm, dịch vụ mới; song đồng hành là những thách thức: năng lực tài chính yếu, trình độ cán bộ bất cập, quy trình hoạt động chưa tuân theo chuẩn mực chung, mức độ minh bạch hóa chưa cao…v.v.
Do vậy, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quỹ tín dụng nhân dân cũng cần phải nghiên cứu, nắm bắt xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, tìm hiểu các diễn biến về kinh tế và chính trị, theo dõi và dự báo xu hướng vận động của hệ thống tài chính quốc tế, cập nhật chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính qua đó tận dụng tối đa các cơ hội và có chiến lược đối mặt với thách thức.
b) Yếu tố kinh tế - xã hội:
Những thay đổi về chu kỳ kinh tế (suy thoái, bão hòa hay tăng trưởng), tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng của các ngành nghề kinh tế phải sử dụng nguồn vốn đi vay, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp…v.v., đều có tác động mạnh đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, bởi vì quỹ tín dụng nhân dân ra đời gắn liền với nhu cầu bức thiết về vốn của dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà các Ngân hàng thương mại ít để ý đến. Khi bối cảnh kinh tế - xã hội khó khăn, các quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu chỉ tập trung vào việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho các thành viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhưng khi mà điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu của người dân được nâng cao, quỹ tín dụng nhân dân phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tiện ích để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại thì mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
c) Yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách của Chính phủ:
Quỹ tín dụng nhân dân cũng là một định chế tài chính và hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia (tuy nhiên mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn so với các định chế tài chính khác). Do đó, nhà nước có sự kiểm soát chặt
27
chẽ hơn về phương diện pháp luật và chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức hoạt động, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô vốn tự có…được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Để đảm bảo cho quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ngày càng phát triển và phát triển bền vững thì Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý riêng biệt để điều chỉnh các hoạt động của loại hình tổ chức này. Điều đó có nghĩa là quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức hoạt động, vì vậy thông qua những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý Nhà nước ban hành thì khung khổ pháp lý có tác động rất quan trọng đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Bên cạnh đó, vai trò điều tiết của Nhà nước là hết sức quan trọng, trong vai trò là người tạo lập môi trường để quỹ tín dụng nhân dân hoạt động thông qua các cơ chế, chính sách. Trong giai đoạn khởi đầu sự can thiệp của của nhà nước thể hiện rất rõ và có tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, ngoài việc tạo lập môi trường, hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đào tạo và thực hiện vai trò định hướng, thanh tra giám sát… Khi đạt đến một trình độ phát triển nào đó hoặc theo xu hướng phát triển của toàn xã hội Nhà nước thực hiện một số chức năng như định hướng, giám sát và can thiệp vào tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân khi có vấn đề cần thiết.
d) Yếu tố môi trường, văn hóa xã hội:
Các yếu tố văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc… đều ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
đ) Yếu tố dân số:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức sống, tỷ lệ tăng dân số quy mô dân số giữa các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn. Tất cả các nhân tố này đều phải được các quỹ tín dụng nhân dân quan tâm chăm sóc. Đây là nguồn khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân và là người tạo ra lợi nhuận, đồng thời cũng giúp quỹ tín dụng nhân dân tồn tại và phát triển.
1.4.2.2. Môi trường vi mô a) Khách hàng:
Đây là bộ phận quyết định sự sống còn của một quỹ tín dụng nhân dân trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng không có sự đồng nhất và họ có thể vừa là người cung ứng nguồn vốn
28
hoạt động cho quỹ tín dụng nhân dân (người gửi tiền), vừa có thể là người sử dụng nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân (người vay tiền), đồng thời là chủ sở hữu (nếu là thành viên). Do vậy, trong hoạt động quỹ tín dụng nhân dân phải xác định rõ khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thông qua phân tích khách hàng biết được sự tín nhiệm của khách hàng, lịch sử quan hệ với quỹ tín dụng nhân dân của khách hàng, mức độ trung thành của khách hàng, thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân, để đưa ra những quyết định phù hợp.
b) Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu:
Đặc thù hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (địa bàn hẹp) do vậy khi có đối thủ tranh đua và dùng các thủ thuật để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần thì gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt xu hướng nới lỏng các quy định tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn giữa các tổ chức tín dụng với nhau, việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới đồng nghĩa với việc phải chia sẻ các nguồn lực, thị phần hiện có, do vậy giá cả các sản phẩm dịch vụ sẽ giảm hoặc chi phí tăng. Do đó, quỹ tín dụng nhân dân muốn phát triển bền vững phải tồn tại trong môi trường cạnh tranh, nên việc phân tích và dự báo mức độ cạnh tranh là nhiệm vụ rất quan trọng đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Tóm lại: Môi trường kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm nhiều yếu tố và có tác động khác nhau đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, muốn phát triển bền vững, các quỹ tín dụng nhân dân cần phải phân tích sự thay đổi của môi trường và điều chỉnh những hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường này ở hiện tại và tương lai để tạo sự ổn định, thích ứng từ đó tăng trưởng và phát triển.