QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THÁI HỌC
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
3.4. Một số giải pháp tăng cường hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học trong môi trường pháp lý mới
3.4.3. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
- Để nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần tăng cường năng lực tài chính, đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học. Muốn nâng cao năng lực tài chính quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải nâng cao huy động vốn; bao gồm: huy động vốn góp và huy động tiền gửi.
- Với mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước là thành lập mô hình quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục đích chủ yếu huy động vốn tại chỗ, hỗ trợ kịp thời vốn cho phát triển sản xuất ngay trên địa bàn. Thực tế thì vốn huy động tại chỗ luôn chiếm tỷ lệ tới trên 80% trong tổng nguồn vốn hoạt động, những vẫn chưa đáp ứng được 100% nhu cầu sử dụng vốn của thành viên trên địa bàn, vì vậy huy động vốn tại chỗ là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình hoạt động. Về mặt lý thuyết, với lợi thế gần gũi khách hàng, thủ tục đơn giản, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học có nhiều thuận lợi trong việc thu hút các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trên địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế quỹ tín dụng nhân dân Thái Học chưa phát huy được lợi thế này. Vì vậy để tăng cường khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải chủ động tiếp cận, tư vấn giúp khách hàng trong việc quản lý các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi; đồng thời thiết kế, cung cấp những sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và làm tốt công tác quảng bá, marketing, củng cố lòng tin của họ.
Bên cạnh đó để tăng năng lực tài chính thông qua việc huy động vốn góp để tăng tỷ lệ được cho vay đối với một khách hàng vay cũng là một yếu tố hết sức cần thiết. Song việc tăng mức vốn góp xác lập tối thiểu cần được cân nhắc và tính toán kỹ để sao cho phù hợp (mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng. Theo thông tư 04/2015/TT-NHNN); bởi vì, nếu quy định mức vốn góp xác lập tối thiểu mà thấp quá thì khiến cho thành viên thiếu cân nhắc khi gia nhập thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Ngược lại nếu quy định mức vốn góp này cao quá thì sẽ không thuận lợi trong việc tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội tham gia thành viên.
95 - Giải pháp thực hiện:
+ Một là, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút tối đa các tổ chức như: các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, cá nhân và hộ gia đình tham gia thành viên và duy trì mức vốn thường xuyên cao hơn mức tối thiểu theo quy định (mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng. Theo thông tư 04/2015/TT-NHNN); tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận và tăng vốn các quỹ trong đó có quỹ bổ sung vốn điều lệ.
+ Hai là, Thông qua các hội nghị của Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu về về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học, tích cực công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tăng tính tiện ích và hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng; có những chế độ thưởng, ưu đãi lãi suất, chế độ hậu mãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng là thành viên và khách hàng có tiền gửi gia nhập thành viên để đáp ứng yêu cầu đảm bảo quy định tỷ lệ tiền gửi (Theo quy định của Thông tư 04/2015/TT-NHNN, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phải luôn duy trì tỷ lệ tiền gửi của thành viên luôn lớn hơn 60%/tổng tiền gửi huy động). Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học để đáp ứng được lòng tin của thành viên và nhân dân trên địa bàn, nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tự nguyện xin tham gia thành viên và góp vốn điều lệ và góp vốn thường niên. Đồng thời đảm bảo quyền lợi về vốn góp của thành viên, kết hợp hài hòa giữa ba lợi ích: Nhà nước – Tập thể - Thành viên góp vốn, tức là thành viên góp vốn nhận được lợi tức vốn góp ở mức hợp lý, vừa thỏa mãn về quyền lợi kinh tế, vừa thỏa mãn với tinh thần trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phát triển bền vững.
+ Ba là, đa dạng hóa các loại hình huy động tiết kiệm, ngoài những hình thức huy động vốn truyền thống của mình thì quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần đưa ra nhiều hình thức phong phú hơn như: Đa dạng các kỳ hạn gửi; đa dạng hình thức gửi; lãi suất áp dụng thật linh hoạt, hợp lý, phù hợp với diễn biến của thị trường; đổi mới phong cách phục vụ, cải tiến thời gian giao dịch, với phương châm hết việc chứ không hết giờ, tao điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền không ảnh hưởng đến thời gian làm việc của khách hàng.
- Khi thực hiện tốt các giải pháp này chắc chắn việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ có hiệu quả, năng lực tài chính sẽ được nâng nên. Cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động và phát triển bền vững của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học sẽ được nâng cao.
3.4.4. Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay và nâng cao chất lượng cho vay
96
- Hoạt động tín dụng có vai trò quyết định đối với quy mô và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học. Chính vì vậy muốn quỹ tín dụng nhân dân Thái Học phát triển vấn đề quan tâm đến chất lượng tín dụng được quan tâm hàng đầu, bởi vì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu từ chênh lệch lãi cho vay, mà muốn hoạt động có lãi thì nợ quá hạn phải được kiểm soát, tránh tối đa việc bị thất thoát vốn vay.
- Vì vậy mục tiêu của hoạt động cho vay vừa đảm bảo tăng trưởng, nhưng vừa phải đảm bảo sự hiệu quả cần thiết từ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, vì vậy quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần phải làm tốt các nội dung sau:
+ Mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn, theo quy định quỹ tín dụng nhân dân Thái Học chỉ được cho vay đối với thành viên và không phải thành viên nếu là hộ nghèo trên địa bàn. Nên công tác tăng cường xét kết nạp thành viên phải được chú trọng, đồng thời phải hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay, bởi vì với lợi thế gần gũi và hiểu rõ khách hàng, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, khoa học và tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng;
+ Rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay, bởi vì phần lớn nhu cầu vay vốn của thành viên đều mang tính đột xuất, thời vụ. Vì vậy việc rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay là hết sức cần thiết. Hơn nữa, hiện nay thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay tại các ngân hàng thương mại cũng đã được rút ngắn rất nhiều, để không có nguy cơ mất khách hàng thì việc rút ngắn thời gian thẩm định và xét duyệt cho vay phải được thực hiện. Nâng cao khả năng phân tích, thẩm định dự án, phương án và tư vấn cho khách hàng vay vốn, bởi vì hầu hết khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân Thái Học là cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ hạn chế nên việc lập dự án vay vốn là một khó khăn, trở ngại không nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học cần quan tâm đến việc tư vấn giúp khách hàng trong quá trình xây dựng dự án hoặc phương án; đồng thời nâng cao khả năng phân tích, thẩm định dự án, phương án.
- Giải pháp thực hiện:
Một là, tập trung nâng cao trình độ cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng. Cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá từng thành viên vay vốn, mục đích xin vay vốn… để áp dụng các hình thức, phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Hai là, tăng cường quản lý cho vay đối với thành viên, cụ thể:
97
+ Cần xác định thời hạn cho vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn, hay nói cách khác phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của thành viên;
+ Xác định thời kỳ trả nợ vay, tính toán thời gian thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn và nguồn thu nhập của thành viên. Nhất là đối với cho vay trung dài hạn, phương thức thu nợ cần quy định cho phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của thành viên.
- Thực hiện tốt giải pháp này thì chất lượng tín dụng được nâng nên và hiệu quả kinh doanh sẽ đạt kết quả cao, quỹ tín dụng nhân dân Thái Học sẽ được phát triển và phát triển bền vững.