GIỚI THIỆU TỶ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật 8 phát triển năng lực 5 hoạt động cv 5512 (Trang 78 - 84)

(Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:HS biết sơ lược về tỷ lệ cơ thể người 2. Kĩ năng: Hiểu vẽ đẹp cân đối của cơ thể người 3. Thái độ:Yêu quý tỷ lệ cơ thể người

4.Năng lực, phẩm chất:

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:- Phương tiện: Sưu tầm tranh ảnh toàn thân của trẻ em, thanh thiếu niên, hình gợi ý cách vẽ tỷ lệ người.

2.Học sinh: dụng cụ vẽ

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC -PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

-Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

- Ổn định tổ chức:8.a………8b………8c………8d………..….

- Kiểm tra bài cũ: chấm và nhận xét bài kiểm tra.

- Vàobài học: Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét

PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập

KT:hỏi, đáp, khăn trải bàn, dạy học dự án NL: tự chủ,tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo

GV giới thiệu tranh ảnh về tỷ lệ cơ thể người ở độ tuổi trẻ sơ sinh, 1 tuổi, 4 tuổi, 9 tuổi, 16 tuổi, người trưởng thành. HS quan sát, trả lời câu hỏi:

- Đây là hình ảnh cơ thể người theo độ tuổi nào?

- Người ta căn cứ vào đâu để xác định tỷ lệ kích thước các bộ phận trên cơ thể người?

- Đầu người được tính từ đâu đến đâu?

*GV hỏi lại học sinh cách chia các bộ phận trên khuôn mặt người, GV bổ sung nhắc lại để HS nhớ.

*GV chỉ vào tranh vẽ 1 số lứa tuổi:

- Tỷ lệ chiều cao cơ thể người tính theo đầu người ở những lứa tuổi này?

- Em có nhận xét gì về chiều cao của con người qua những hình ảnh trên?

*GV nhấn mạnh thêm sự thay đổi ở tương quan tỷ lệ các bộ phận.

Lấy ví dụ ở trẻ sơ sinh, 1tuổi, 4 tuổi, người trưởng thành....

-Như thế nào là người lớn? Người tầm thước? Người cao?

*GV: Đây là tỷ lệ chung.

*GV hướng dẫn cách đo tỷ lệ cho HS Hoạt động2:Hướng dẫn HS thực hành PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập

KT:hỏi, đáp, khăn trải bàn, dạy học dự án NL: tự chủ,tự học, giải quyết vấn đề, sáng

I.Quan sát nhận xét

-Độ tuổi: trẻ sơ sinh, 1 tuổi, 4 tuổi, 9 tuổi, 16 tuổi, người trưởng thành.

-Căn cứ vào đơn vị đầu người

-Đầu người tính từ đỉnh đầu đến cằm.

- Trẻ sơ sinh: 3,5 đầu - Trẻ 1 tuổi: 4 đầu...

- Chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi và có sự thay đổi ở tương quan tỷ lệ các bộ phận.

-Người cao: 7-7,5 đầu

-Người tầm thước: 6,5-7 đầu -Người thấp: 6 đầu

II.Thực hành :

Chia nhóm ước lượng chiều cao của nhau.

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt tạo

GV gọi lần lượt 1-2 HS lên bảng làm mẫu, GV hướng dẫn cách đo để HS biết cách đo, HS thực hành theo nhóm, ghi lại kết quả đo.

3.Hoạt động luyện tập

GV hỏi 1 số HS về kết quả đo chiều cao, kiểm tra lại bằng cách gọi HS làm mẫu để GV đo lại, GV nhận xét kết quả, biểu dương HS có kết quả đúng

GV nhận xét giờ học 4.Hoạt động vận dụng:

-Như thế nào là người lùn? Người tầm thước? Người cao?

- Em thuộc diện người như thế nào?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Quan sát dáng người, đo tỷ lệ.

- Đọc trước bài 27, chuẩn bị dụng cụ vẽ.

Thông qua ngày 3/3/

Tổ trưởng chuyên môn

Tuần 29

Ngày soạn 5/3/

Ngày dạy:12/3/ :

Tiết: 28- Bài 27: Vẽ theo mẫu

TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:HS nắm bắt được hình dáng người trong tư thế ngồi, đi, chạy 2. Kĩ năng:Vẽ được 1 vài dáng vận động cơ bản

- Áp dụng vào vẽ tranh

3. Thái độ: Yêu thích dáng người 4.Năng lực, phẩm chất:

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: - Phương tiện:1 số tranh ảnh dáng người đi, chạy, nhảy..., hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ của học sinh

2. Học sinh: Một số tranh ảnh, dáng người vận động

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC -PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

-Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

- Ổn định tổ chức:8 a...8b...8c...8d...

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ vẽ của học sinh - Vào bài học: Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:

PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập

KT:hỏi, đáp, khăn trải bàn, dạy học dự án NL: tự chủ,tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo

GV gọi 2 HS lên bảng biểu diễn 1 số động tác ở những tư thế khác nhau. Cho HS nhận xét về hình dáng tư thế và sự thay đổi ở các bộ phận:

- Bạn vừa thực hiện những dáng nào?

- Dáng: đi, đứng, chạy, nhảy, bắt bóng, cúi....

- Sự khác nhau ở những dáng đó?

- Khác: tư thế tay, chân, thân người thay đổi

Đi: tay chuyển động, chân và thân người cũng chuyển động Đứng: tay, chân, thân người thẳng, đứng yên.

- GV chỉ rõ cho HS thấy sự thay đổi ở tay, chân, thân người, dáng động, dáng tĩnh..

I.Quan sát nhận xét

II.Cách vẽ:

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt - GV giới thiệu một số dáng người ở sgk tr 154

- Có những dáng hoạt động nào?

GVKL: Chọn những dáng tiêu biểu đặc trưng để vẽ, chú ý sự chuyển động của thân, đầu, mình... Cần nắm bắt nhịp điệu và sự lặp lại mỗi động tác.

Hoạt động2:Hướng dẫn HS cách vẽ:

PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập

KT:hỏi, đáp, khăn trải bàn, dạy học dự án NL: tự chủ,tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo

1 2 3 4

1.Xác định độ tuổi, chia tỉ lệ các bộ phận (H1.) 2 - Vẽ phác nét chính ( H 2.3.4)

5 6 7 - Nêu các bước vẽ dáng người?

GV nêu các bước vẽ dáng người, minh hoạ lên bảng cho học sinh hiểu, hướng dẫn HS quan sát các bước vẽ ở sgk

Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS làm bài:

PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập

KT:hỏi, đáp, khăn trải bàn, dạy học dự án NL: tự chủ,tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo

3 - Vẽ các nét khái quát chu vi, hình dáng (H 5.6)

4. Vẽ chi tiết (H 7)

- Vẽ thêm các nét hình thể, quần áo, hoàn thiện hình vẽ.

III.Thực hành :

Vẽ 2 dáng người ở tư thế đứng, ngồi Chất liệu: giấy A4, chì

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt

GV chọn 1-2 học sinh cho làm mẫu ở tư thế đi và ngồi để HS vẽ.

HS làm bài, GV hướng dẫn thêm cho HS về cách phác nét chính và vẽ nét chi tiết.

3.Hoạt động luyện tập

GV chọn 1 số bài vẽ, cho HS nhận xét về: tỷ lệ các bộ phận và cách thể hiện hình dáng người ở tư thế động, tĩnh.

GV nhận xét, cho điểm, biểu dương những học sinh có bài vẽ tốt.

GV nhận xét giờ học.

4.Hoạt động vận dụng:

GV yêu cầu 1 hs làm mẫu - Bạn vừa thực hiện những dáng nào?

- Dáng: đi, đứng...

- Sự khác nhau ở những dáng đó?

- Khác: tư thế tay, chân, thân người thay đổi

Đi: tay chuyển động, chân và thân người cũng chuyển động Đứng: tay, chân, thân người thẳng, đứng yên.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Quan sát dáng người, đo tỷ lệ.

-Về nhà quan sát vẽ thêm 1 số dáng người.

- Đọc trước bài 29, tìm hiểu 1 số truyện cổ tích, chuẩn bị dụng cụ vẽ.

Thông qua ngày 10/3/

Tổ trưởng chuyên môn

Tuần 30

Ngày soạn 12/3/

Ngày dạy:19/3/

Tiết: 29- Bài 28: Vẽ tranh

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật 8 phát triển năng lực 5 hoạt động cv 5512 (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w