Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 91 - 93)

Thứ nhất, vốn huy động chủ yếu của công ty là từ nguồn vốn vay( chiếm hơn 80% trong tổng nguồn vốn) nên chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận của công ty. Hệ số ROAE của công ty là rất thấp so với lãi suất cho vay trên thị trường, do đó công ty nên gia tăng vốn chủ sở hữu, tăng tính tự chủ về mặt tài chính, giảm các rủi ro về khả năng thanh toán. Trong lĩnh vực XDCB với tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để thực hiện được các công trình xây dựng, do vậy tình trạng chờ vốn rất dễ xảy ra. Vì vậy, cần chủ động linh hoạt trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo huy động đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo phát huy quyền tự chủ tài chính của công ty.

Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội chưa thưc hiện quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tốt thể hiện ở sự sụt giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu là ít, công ty chủ yếu là đi vay để thực hiện đầu tư nên tăng sự mạo hiểm trong hệ số nợ và làm cho mức độ rủi ro của công ty cao. Để giải quyết vấn đề này công ty cần thực hiện:

Xác định một cách khoa học, hợp lý nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng các công trình thiếu vốn trong khi giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh làm cho chậm tiến độ công trình thi công hay vốn thừa gây ứ đọng vốn làm cho công ty phải trả nhiều lãi vay hơn.

Kế hoạch huy động vốn là một vấn đề phức tạp được đặt ra, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ từ bên trong hay bên ngoài thích hợp nhằm tạo ra được một tỷ suất sinh lời tối thiểu bù đắp được chi phí. Xác định khả năng vốn hiện có và huy động lượng vốn cần thiết từ

các nguồn khác như nguồn vốn chiếm dụng, vay ngân hàng. Thiết lập kế hoạch cho việc phân phối và việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, trên cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, thứ tự cấp vốn đối với các công trình như đối với các tài sản cần lượng vốn quá lớn như dây chuyền sản xuất, công ty có thể chưa đầu tư vay vốn để mua vì điều này sẽ gây rủi ro lớn, mà tạm thời thuê ngoài của các công ty khác; đối với các tài sản có giá trị nhỏ hơn không cần lượng vốn quá lớn thì cần cân nhắc giữa cơ cấu đầu tư mới với tài sản khác để đầu tư làm phát huy tối đa năng lực của tài sản.

Về phía công trình thì tùy thuộc từng công trình có điều kiện cấp vốn khác nhau : có công trình có chủ đầu tư ứng trước vốn, có công trình sau khi hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ mới nghiệm thu. Đối với những công trình ứng trước vốn thường đòi hỏi đẩy nhanh tiến độ từ yêu cầu của chủ đầu tư nên được ưu tiên cấp vốn trước.

Trong khi thực hiện phải căn cứ kế hoạch huy động và sử dụng vốn đã tạo lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Nếu như trong quá trình kinh doanh phát sinh nhu cầu vốn thì công ty phải chủ động cung ứng kịp thời để quá trình thi công không bị gián đoạn hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Nếu thừa vốn thì công ty cần có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng, cho vay lấy lãi, đem đi góp vốn liên doanh, liên kết.

Thứ hai, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả cao nhất, đảm bảo kết cấu tài sản cố định hợp lý theo hướng tăng tài sản cố định trực tiếp sản xuất, thực hiện khai thác có hiệu quả năng lực máy móc hiện có, áp dụng biện pháp khấu hao phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w