Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 70 - 75)

Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty là (98.329.832.927)đồng, giảm mạnh 98.474.648.485 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 68000,05%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh như vậy là vì cả doanh thu thuần và các loại chi phí trong năm 2012 đều giảm mạnh nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của các loại chi phí. Theo số liệu của công ty thì năm 2011, tổng doanh thu ( hoạt động kinh doanh, tài chính, thu nhập khác) là 790.054.534.450 đồng trong khi tổng chi phí là 789.909.718.892 đồng đến năm 2012 số liệu đó lần lượt là 88.710.049.338 đồng và 187.039.882.265 đồng. Ta đi vào xem xét cụ thể lợi nhuận của từng bộ phận thông qua bảng số 14:

Năm 2012, lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 117.303.910.746 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 257,89% so với năm 2011. Lợi nhuận này giảm chủ yếu do trong năm 2012 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp hơn rất nhiều so với giá vốn hàng bán bỏ ra. Điều này là dễ hiểu khi năm 2012 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong ngành xây dựng, vốn bị ứ đọng trong các công trình, các nguồn lực phát triển giảm mạnh, niềm tin của thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh, nợ đọng trong đầu tư xây dựng gia tăng, thị trường bất động sản trầm lắng, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Trong cả hai năm 2011 và 2012, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty đều âm, nguyên nhân đều do chi phí tài chính của công ty cao hơn so với doanh thu tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay, chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay ( trả vay vốn lưu động, vay vốn cố định), chi phí bảo lãnh. Tuy nhiên, năm 2012 lỗ từ hoạt động tài chính lại cao hơn năm 2011, đó là do năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính đã giảm đi rất nhiều so với năm 2011 mặc dù chi phí tài chính có giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí.

Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2012 là 2.732.619.558 đồng giảm 1.716.925.053 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 38,59% so với năm 2011. Khoản lợi nhuận này được tạo ra chủ yếu từ thanh lý tài sản cố định và thu phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế. Xét trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây là khoản lợi nhuân không liên quan gì đến năng lực hoạt động của công ty, do đó không có nhiều khuyến khích về sự gia tăng lợi nhuận này.

Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này cũng đóng góp một phần vào sự gia tăng lợi nhuận của công ty trong năm.

Như vậy, xét về mặt tuyệt đối thì lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm qua có thể đánh giá là chưa tốt.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác hơn ta đi xem xét và nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính để có những kết luận thỏa đáng và chính xác cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua bảng số 15:

- Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh (ROAE):

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh, trong năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty là 0,6 % có nghĩa là với 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì công ty chỉ đạt 0,6%. Trong khi đó, năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận này là -8,89%, giảm 9,49%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã giảm đi rõ rệt, quy mô vốn bị thu hẹp, lợi nhuận trước lãi vay và thuế âm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận này âm cho thấy Công ty đã có những đầu tư kém hiệu quả, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng): Chỉ tiêu

này cho thấy việc quản lý chi phí và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Năm 2011 chỉ tiêu này là 0,02% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần được tạo ra thì có 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm xuống -124,92% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra thì doanh nghiệp bị lỗ 124,92 đồng. Mặc dù, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đã giảm so với năm trước. Tuy

nhiên, việc doanh thu trong kỳ giảm mạnh đã khiến cho tỷ suất năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2012 là -9,24% giảm 9,26% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết năm 2011 cứ 100đ vốn kinh doanh bỏ ra thì Công ty thu được 0,02đ lợi nhuận sau thuế, năm 2012 đã bị lỗ 9,24đ . Mặc dù công tác quản lý chi phí tương đối tốt nhưng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) vẫn giảm do vòng quay toàn bộ vốn bị giảm mạnh hơn 90%. Từ đó thấy được vấn đề sử dụng tài sản của Công ty còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh thể hiện mỗi

đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này bằng với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh do trong năm 2012 doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) của Công ty năm 2011 là

0,05%, đến năm 2012 đã giảm xuống còn -38,90%. Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 27,30% vào năm 2011 và 19,93% vào năm 2012, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. DN cần thận trọng trong việc sử dụng vốn vay khi mà lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty đều giảm mạnh so với năm trước.

- Thu nhập trên 1 cổ phần: Do công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi nên toàn bộ lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông thường. Trong năm 2011, thu nhập trên 1 cổ phiếu của công ty là 4,83 đồng/ CP nhưng đến năm 2012, lợi nhuận ròng của công ty có giá trị âm nên thu nhập trên 1

cổ phiếu cũng sụt giảm nghiêm trọng tương ứng với sự sụt giảm của lợi nhuận.

Như vậy, các tỷ suất doanh lợi của công ty đều âm và giảm mạnh so với năm 2011, điều này có thể cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, để thấy được rõ sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp ta sẽ sử dụng phân tích Dupont:

Với tỷ suất lợi nhuận ta có công thức: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Xét chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, ta có công thức: Lợi nhuận sau

thuế =

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh

doanh Doanh thu thuần

Tổng số vốn kinh doanh Như vậy thì: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Dựa vào bảng số 16, đi tính toán các chỉ tiêu Dupont ta có thể đi đến kết luận:

Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện có giảm 0,76 lần Về mức độ gia tăng đòn bẩy tài chính tăng 1,26 lần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 124,94%

Công ty đã tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính với việc sử dụng nhiều vốn vay hơn. Năm 2012, chỉ tiêu ROAE= (8,89)% nhỏ hơn rất nhiều so với lãi suất huy động nợ đã làm cho ROE sụt giảm nghiêm trọng (ROE= (38,90)%), vì vậy việc gia tăng tỷ trọng vốn vay so với vốn chủ sở hữu là một quyết định không hợp lý của doanh nghiệp, khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp bị giảm, gặp nhiều rủi ro tài chính.

Có thể kết luận rằng tình hình thực hiện doanh thu và quản lý chi phí của công ty năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn, có những dấu hiệu bất thường.

2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty năm 2012

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 70 - 75)