Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 67 - 70)

Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (Bảng số 10)

Trước tiên tính toán các chỉ tiêu bình quân ở bảng số 09.

Vòng quay toàn bộ vốn: Do đặc điểm ngành là ngành xây dựng nên vòng quay tài sản thường thấp hơn so với các ngành khác. Trong năm 2011, vòng quay tài sản là 0,83 vòng thì sang năm 2012 chỉ tiêu này chỉ còn 0,07. Chỉ

tiêu này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp. Việc tổng nguồn vốn và doanh thu thuần năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm xuống, đồng thời vốn kinh doanh bình quân tăng với tỷ lệ 15,25%. Đây là khuyết điểm lớn của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn. So sánh với 2 DN cùng ngành, hệ số của CTD là 1,26 vòng; của CID là 0,32 vòng. Như vậy, có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty là thấp khi xem xét với 2 công ty cùng ngành xây lắp.

Cùng với chiều giảm của vòng quay vốn thì tỷ suất sinh lời trên VKD cũng giảm từ 0,60% xuống còn (8,89)% với tỷ lệ rất cao là 1.585,58% nguyên nhân là do tốc độ lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm 1.812,11% còn vốn kinh doanh bình quân lại tăng 15,25%.

Phân tích hiệu quả sử dụng từng loại vốn

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (bảng số 10)

Vòng quay VLĐ năm 2011 là 1,14 vòng, đến năm 2012 con số này giảm xuống chỉ còn 0,1 vòng (giảm 1,04 vòng với tỷ lệ giảm là 91,19%). Vòng quay VLĐ giảm đồng nghĩa với việc số ngày 1 vòng quay VLĐ tăng. Năm 2011, trung bình 1 vòng quay hết 316 ngày đến năm 2012 tăng thêm 3270 ngày lên thành 3586 ngày với tỷ lệ tăng 1034,70%. Sự thay đổi này là do doanh thu thuần về BH và CCDV giảm mạnh 89,7% trong năm 2012 so với năm 2011, trong khi đó VLĐ bình quân tăng lên một lượng đáng kể với tỷ lệ tăng là 16,9%. Doanh thu thuần giảm mạnh như vậy một phần là do nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp (đặc biệt thị trường bất động sản đóng băng làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp trong ngành xây lắp).

Tốc độ luân chuyển HTK ( bảng số 11): Hệ số vòng quay HTK năm 2012

là 0,52 vòng giảm 3,92 vòng so với năm 2011 (giảm 88,31%). Hệ số vòng quay HTK giảm làm số ngày 1 vòng quay HTK tăng từ 81 ngày lên thành 694 ngày. Điều này thể hiện tốc độ luân chuyển HTK giảm mạnh, tác động làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm xuống. Trong năm, công ty chủ động trong việc dự trữ HTK nên HTK tăng mạnh 79,18%, trong khi đó, GVHB giảm 79,05% do việc khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn và thị trường bất động sản đóng băng gây ngưng trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khiến số lượng đơn đặt hàng cũng như việc hoàn thành các đơn đặt hàng đó giảm so với năm 2011. Trong năm tới, công ty cần nâng cao chất lượng quản lý hàng tồn kho cũng như hoàn thiện các đơn đặt hàng đúng thời hạn để tránh tình trạng ứ đọng vốn ở khâu HTK, gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu(bảng số 12): Hệ số vòng quay các

khoản phải thu thay đổi đáng kể (từ 1,83 vòng xuống còn 0,19 vòng), giảm 89,91%. Tương ứng với kỳ thu tiền trung bình tăng từ 196 ngày lên 1946 ngày. Nguyên nhân là do trong năm doanh thu thuần BH và CCDV có thuế VAT giảm mạnh 89,7% trong khi các khoản phải thu tăng nhé 2,15%. Như vậy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu đã giảm từ đó tác động làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm.

Tình hình sử dụng vốn cố định( bảng số 13)

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Trong năm 2011, hệ số này là 3,04

vòng, tức là cứ 1 đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra 3,04 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2012, con số này giảm xuống chỉ còn 0,28 đồng, nghĩa là trong năm hiệu quả việc sử dụng vốn cố định để tạo doanh thu thuần giảm sút so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần cao là 89,73% trong khi vốn cố định bình quân tăng 10,86%. Còn vốn cố định bình quân tăng là

do sự tăng đồng đều của cả TSCĐ lẫn khoản đầu tư tài chính dài hạn. Theo tìm hiểu tại phòng kĩ thuật được biết, trong năm công ty chưa sử dụng hết công suất thiết kể của TSCĐ do đó để tăng hiệu quả việc tạo doanh thu thuần từ vốn cố định cần tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, nâng cao công suất hoạt động của nó. Để đánh giá xác thực hơn về thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty, ta sẽ xem xét thêm hệ số hao mòn TSCĐ.

- Hệ số hao mòn TSCĐ: Trong năm 2011, hệ số hao mòn TSCĐ của

công ty là 23,26% đến năm 2012, hệ số này tăng lên thành 36,6% với tỷ lệ tăng tương ứng là 57,34%. Điều này cho thấy, trong 2 năm, giá trị hao mòn lũy kế đang chiếm một phần không lớn trong tổng nguyên giá TSCĐ , so với nguyên giá TSCĐ thì công ty đang duy trì một năng lực sản xuât ở mức cao, điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới công ty sẽ có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 67 - 70)