Tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 42 - 102)

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty

Ban

Hội đồng quản trị: có 5 thành viên.

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông Văn phòng Phòng tổ chức LĐTL Phòng kinh tê kế hoạch Phòng tài chính kế toán Phòng đầu tư dự án Phòng KT đấu thầu Phòng QL thiết bị Phòng kỹ thuật an toàn Các đội xây lắp Ban điều hành dự án Phòng LAS- XD763 Đội QLTB

Ban tổng giám đốc: Gồm giám đốc và 05 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm chung trước Tổng công ty trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các kế hoạch được giao.

Văn phòng: Chịu trách nhiệm công tác hành chính của công ty.

Phòng tổ chức cán bộ, lao động tiền lương: Công tác biên chế, xây dựng lực lượng lao động bồi dưỡng nâng bậc đối với chuyên môn kỹ thuật, công tác kế hoạch và công tác tổ chức tiền lương. Báo cáo kế hoạch và quyết toán lao động tiền lương đối với cấp trên và thanh toán lao động tiền lương.

Phòng tài chính kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức công tác kế toán và công tác hạch toán sản xuất kinh doanh trong công ty, kiểm tra công tác kế toán và hạch toán ở các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác thanh quyết toán tài chính. Tổ chức và thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, các chế độ quy định về công tác tài chính đối với doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật an toàn và quản lý thiết bị: Phụ trách mảng kỹ thuật, lập hạn mức vật tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật, chất lượng các công trình, các dự án của công ty đã và đang thực hiện, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến kỹ thuật thay đổi biện pháp an toàn và thiết bị trong thi công.

Phòng Kinh tế kế hoạch: Lập và quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch giao cho các đơn vị trực thuộc công ty. Tổ chức thực hiện hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật trong xây dựng cơ bản của ngành. Phối hợp với phòng kế toán – tài chính công ty thanh quyết toán công trình, sản phẩm hoàn thành.

Phòng Dự án – đầu tư: Công tác tiếp thị tìm kiếm việc làm, xây dựng các dự án đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, đấu thầu,

nhận thầu công trình. Xây dựng đơn giá giao khoán công trình cho các đơn vị trực thuộc công ty. Công tác kỹ thuật thi công, chất lượng công trình và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Các đội xây lắp, ban điều hành dự án, phòng LAS-XD 736 và đội quản lý thiết bị trực tiếp quản lý việc thi công, xây dựng công trình.

Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ rất mật thiết chặt chẽ với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp Giám đốc công ty giải quyết tốt những vấn đề đang phát sinh hàng giờ, hàng ngày của công ty.

2.1.3.2. Tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Hà Nội

( Sơ đồ 2.2: tổ chức bộ máy kế toán của Công ty)

Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính Kế toán Công ty. Kế toán tài sản Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt và tiền gửi Kế toán thuế Kế toán tiền lương Kế toán đội Kế toán trưởng

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của phòng; chỉ đạo, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện đúng luật kế toán và các công văn hướng dẫn của Tổng công ty.

- Phòng kế toán tổng hợp: Lập báo cáo kế toán, tính toán phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích thông tin kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính tổng hợp và tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ kế toán nói chung.

- Kế toán tài sản: Ghi chép phản ánh số liệu, giá trị hiện có và tình hình tăng giảm tài sản, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, lập kế hoạch cân đối vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư, kế toán nguồn vốn, TSCĐ.

- Kế toán thanh toán: Theo dõi công tác thanh toán của công ty.

- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi; cùng thủ quỹ kiểm tra đối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ, theo dõi và phản ánh tình hình biến động của tiền gửi, tiền đang chuyển.

- Kế toán lương: Thanh toán lương thưởng phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giám đốc; thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định; theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của Công ty; thanh toán các khoản thu, chi của công đoàn.

- Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả. Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng để thu nợ.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty. Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định.

- Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo tính pháp lý của hệ thống chứng từ sổ sách kế toán của Công ty.

- Kế toán tại các đội: phụ trách công tác kế toán tại các đội, theo dõi các công trình...

2.1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của PVC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây lắp các công trình chuyên ngành Dầu khí (gia công, chế tao, lắp đặt, chống ăn mòn kim loại và các bồn chứa xăng dầu, LPG)

Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình công nghiệp, dân dụng, thiết kế quy hoạch, thiết kế nội thất.

Xây dựng các công trình hạ tầng, cầu cảng, cấp thoát nước, san lấp mặt bằng.

Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, văn phòng, nhà ở, các dự án hạ tầng, các công trình giao thông thủy lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường.

Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng.

Chu kỳ sản xuất thường dài, từ vài tháng đến vài năm, khiến cho vốn đầu tư xây dựng và vốn sản xuất của tổ chức thường bị ứ đọng.

Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi một sự phối hợp tổ chức ở trình độ cao của nhà sản xuất.

Sản xuất xây dựng phải tiến hành ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của tự nhiên.

Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại.

Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng thường chậm hơn ở nhiều các ngành khác.

Đặc điểm quá trình công nghệ, sản phẩm của công ty:

Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Hà Nội có dây chuyền thiết bị thi công hiện đại tiên tiến, luôn đáp ứng được yêu cầu thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng như tiêu chuẩn quốc tế. Khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ các doanh nghiệp mạnh thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, tạo được uy tín với chủ đầu tư. Sản phẩm của công ty xây lắp mang những nét đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm là công trình xây lắp chuyên ngành dầu khí, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình giao thông vận tải đã hoàn thành. Sơ đồ như sau:

( Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp)

Thế mạnh của Công ty hiện nay là xây dựng các công trình dân dụng cao cấp và nhà cao tầng. PVC-HN hiện đang sở hữu hàng loạt các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho thi công các công trình… cùng với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm đảm bảo năng lực thi công các công trình quy mô lớn với những yêu cầu khắt khe của khách hàng về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công.

Thị trường yếu tố đầu vào:

Đấu thầu và nhận thầu xây lắp Lập kế hoạch xây lắp công trình Tiến hành thi công xây lắp Thiết bị, NVL, nhân công Giao nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành

Duyệt, quyết toán công trình, hạng mục công trình

Thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình hoàn thành

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nguồn nguyên liệu chủ yếu là vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, đá, cát và nguyên vật liệu phục vụ vận chuyển như xăng dầu. Sự biến động giá cả nguyên vật liệu xây dựng ( sắt, thép, cát, đá, xi măng) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm gần đây, sự biến động giá nguyên vật liệu, đặc biệt là vật liệu xây dựng theo chiều hướng ngày càng tăng khiến chi phí sản xuất của Công ty tăng dần qua các năm. Để hạn chế tầm ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu xây dựng, PVC – HN đã chủ động trong việc lựa chọn nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, ký kết các hợp đồng xây dựng có tính đến yếu tố trượt giá trên thị trường trong thời gian thi công, thương thảo với chủ đầu tư để nhằm điều chỉnh giá nguyên vật liệu, nhân công theo chính sách của Nhà nước phù hợp với từng thời điểm và giai đoạn thi công. Hàng hóa, nguyên liệu đầu vào của công ty được cung cấp bởi các nhà cung cấp như: Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam, XN đường ống bể chứa, Công ty TNHH MTV XLDK Miền Trung, Công ty xây dựng 48, Công ty TNHH Lâm Tùng, XN trục vớt và xây lắp Đà Nẵng...

Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh:

Công ty là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực xây lắp, có mạng lưới khách hàng rộng lớn, được chấp thuận làm chủ đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn. Các công trình, sản phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu của tổng công ty và giải quyết được phần nào nhu cầu về xây dựng, xây lắp dầu khí cũng như công trình dân dụng cao cấp ở khu vực miền Bắc. Hiện nay thương hiệu PVC- HN đang được nhiều tổ chức, cá nhân biết đến như là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng của PVC.

Công ty hiện có 495 cán bộ công nhân viên, trong đó: 08 thạc sĩ, 250 có trình độ đại học, 32 cao đẳng, 41 Trung cấp; Sơ cấp 2 người; Tổng số công nhân kỹ thuật 163 người. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp: giám sát thi công, nghiệp vụ laođộng tiền lương, lớp bồi dưỡng ngoại ngữ… cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bổ nhiệm cán bộ (05người) và điều động laođộng (155 người) theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo đúng quy chế tuyển dụng quản lý nhân sự của Công ty và Tổng công ty. Nâng lương cho 68 cán bộ nhân viên và nâng bậc cho 14 lao động.

2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Thuận lợi

- Được Nhà Nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và lớn mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dầu khí- lĩnh vực đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đất nước.

- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường, được các đối tác đánh giá rất cao.

- Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Với lợi thế là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Công ty luôn được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời trong việc tìm kiếm các dự án lớn, các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, công ty cũng nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn, tài chính, các chính sách từ PVC để đảm bảo sự phát triển của Công ty. Sự phát triển của PVC- HN sẽ gắn liền với định hướng và sự phát triển của PVC. Hiện nay, hầu hết các công trình dầu khí lớn mà PVN triển khai xây dựng đều có PVC tham gia.

Được kế thừa toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ chi nhánh Xây lắp Dầu khí Hà Nội: Công ty được kế thừa toàn bộ thương hiệu, mạng lưới khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng, đối tác, trình độ kinh nghiệm của lãnh đạo Công ty có năng lực, năng nổ, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động. Các công nhân xây dựng lành nghề và các hoạt động vốn là thế mạnh sẵn có của Công ty.

Khó khăn

- Tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam thời gian qua có nhiều biến động, đặc biệt là tình trạng lạm phát, giá cả leo thang, sự tăng giá của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty, thị trường bất động sản trầm lắng,....

- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức với Công ty trong việc giữ vững uy tín, thương hiệu trên thị trường.

- Quy mô vốn còn hạn chế

Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng là số vốn tương đối nhỏ đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và tiến tới là hoạt động quản lý và kinh doanh Bất động sản, gây hạn chế cho Công ty trong việc triển khai các dự án đòi hỏi quy mô vốn lớn. Ngoài ra, nguồn vốn tự có nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc tìm nguồn vốn vay đối ứng từ các tổ chức tín dụng và khách hàng cho các dự án do PVC- HN làm chủ đầu tư.

- Triển khai dự án

Do triển khai nhiều công trình xây lắp trong cùng một thời điểm trên các địa bàn khác nhau, do vậy lượng máy móc thiết bị đôi khi còn chưa đảm bảo đầy đủ, phải vận chuyển qua lại giữa các công trình hoặc thuê từ các đơn vị khác.

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2012

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm vừa qua của công ty, có thể thấy những bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống. Để xem xét cụ thể tình hình kinh doanh của công ty ta đi vào phân tích chi tiết từng khoản mục thông qua bảng số 01 sau:

Đối với chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 78.711.162.140 đồng, giảm 685.300.417.079 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 89,70% so với năm 2011. Qua đó, có thể thấy khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và các công trình đã có sự sụt giảm. Có thể coi đây là một dấu hiệu tiêu cực của công ty trong việc phấn đấu mở rộng quy mô, mở rộng thị trường. Chính điều này đã làm giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu xem xét trên sàn giao dịch ta thấy xu hướng chung của các doanh nghiệp cùng ngành là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm so với năm ngoái. Việc giảm này là do trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành xây dựng phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng đó

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 42 - 102)