Lựa chọn kết cấu mặt hàng sản xuất hợp lý

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 37 - 39)

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc đa dạng hóa sản phẩm là một xu hướng phổ biến cho các doanh nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ lợi ích của nó: doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được năng lực sản xuất dư thừa về máy móc thiết bị, về nguyên vật liệu, về nhân công....và tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với những mặt hàng nào dự kiến khả năng tiêu thụ trong kỳ lớn hơn thì doanh nghiệp nên tăng tỷ trọng của nó trong tổng số các mặt hàng sản xuất và tiêu thụ, giảm tỷ trọng các mặt hàng bắt đầu lạc hậu so với thị trường sao cho kết cấu các mặt hàng tiêu thụ trong kỳ hợp lý, hạn chế tối đa số sản phẩm dư thừa, tồn đọng.

Đối với những mặt hàng nào dự đoán trong kỳ khả năng tiêu thụ như nhau thì nên tập trung đầu tư vào mặt hàng có mức lợi nhuận cao, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để chớp cơ hồi kinh doanh.

1.2.2.4.Tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả

Trong cơ chế thị trường để tạo ra lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đối với vốn cố định, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp khấu hao thích hợp, tận dụng tối đa năng lực hiện có, kết hợp với việc xử lý nhanh chóng số tài sản không cần dùng và chờ thanh lý để nhanh chóng quay vòng vốn, tránh được hao mòn vô hình và hữu hình. Đối với vốn lưu động, doanh nghiệp cần quản trị tốt các khoản phải thu, phải trả tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

lớn, cần quản trị tốt vật tư hàng hóa tồn kho để tránh ứ đọng vốn, tránh mất mát hư hỏng qua đó tăng nhanh số vòng quay vốn lưu động. Như vậy có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Về nguồn vốn, tùy thuộc điều kiện của mình các doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ cấu nguồn vốn thích hợp, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải biết sử dụng ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận nhưng vẫn giữ được tính tự chủ về mặt tài chính.

Trên đây là những biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện tự nhiên, quy mô sản xuất, tình hình tài chính… Vì vậy, không có một biện pháp nào có thể sử dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp tìm ra các giải pháp thích hợp cho riêng mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU

KHÍ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w