Tình hình quản lý giá thành sản xuất của Công ty trong năm

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 61 - 65)

ngắn hạn của DN là hơn 789 tỷ đồng, nhiều dự án bị đình trệ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không được như mong muốn.

2.3.2. Tình hình thực hiện quản lý chi phí và giá thành của công ty trong năm 2012 năm 2012

Tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi của hầu hết các doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho riêng mình các chiến lược phù hợp với điều kiện về tài chính, nhân lực, công nghệ, marketing. Bên cạnh việc phấn đấu tăng doanh thu, sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp cũng phải kiểm soát tốt các chi phí bởi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nếu chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, quản lý chi phí và giá thành là vấn đề thu hút sự quan tâm và được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Nói chung, các doanh nghiệp đều phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất nhưng làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó thì mỗi công ty lại đưa ra cho riêng mình một chiến lược. Ta đi vào xem xét cụ thể ở Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội.

2.3.2.1. Tình hình quản lý giá thành sản xuất của Công ty trong năm 2012 2012

Giá thành sản xuất là một phạm trù chi phí, được cấu thành từ ba bộ phận là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí là một công ty xây dựng nên riêng bộ phận chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản xuất.

Từ bảng số 05 ta thấy: Nhìn chung tổng giá thành sản xuất của Công ty năm 2012 so với năm 2011 có mức giảm tuyệt đối là 809.152.154.072 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm khá cao là 80,30%. Nguyên nhân của việc giá thành

giảm này có thể do các yếu tố cấu thành nên giá thành. Ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục:

2.3.2.2. Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một loại chi phí lớn nhất cấu thành sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến giá vốn hàng bán, nếu chi phí này tăng lên thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên, để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp nhất thiết phải tìm cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp việc cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng xây lắp như: sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốt pha, đà giáo.... Khoản chi phí này trong năm 2012 đã giảm 51,63% tương ứng với số tiền là 104.373.999.062 đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là do chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo từng công trình đã quyết toán. Mà số giá trị các công trình quyết toán giảm nên chi phí nguyên vật liệu giảm. Việc giảm của chi phí nguyên vật liệu một mặt có thể đánh giá là khá tốt vì DN đã quản lý và sử dụng vật tư hợp lý. Bên cạnh đó cũng có thể đánh giá việc giảm chi phí này là không tốt, do quy mô sản xuất của DN bị thu hẹp, số lượng các công trình được thi công bị giảm đi nhiều.

2.3.2.3. Tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê

ngoài. Trong năm 2012, chi phí nhân công trực tiếp giảm 72.072.222.631 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 71,94%. Việc giảm chi phí nhân công này một mặt có thể được đánh giá là tốt vì Công ty đã áp dụng kỹ thuật thi công mới nên giảm bớt được lượng công nhân trực tiếp thi công. DN đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm được chi phí. Mặt khác, việc giảm chi phí nhân công này là một dấu hiệu không tốt do năm 2012 số lượng công trình mà Công ty thực hiện so với năm 2011 đã giảm, bên cạnh đó thì tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của chi phí nhân công trực tiếp (89,70% >71,94%) nên DN đã cắt giảm một số lượng lao động cả trong danh sách và thuê ngoài.

2.3.2.4. Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường liên quan gián tiếp đến với các đối tượng xây lắp như: chi phí công nhân viên, tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội.... Từ bảng số 08 ta thấy chi phí sản xuất chung của công ty trong năm 2012 là 72.616.239.941 đồng giảm 632.705.932.379 đồng tương ứng với 89,70% so với năm 2011, bằng với tốc độ giảm của doanh thu thuần. Một mặt có thể đánh giá là tốt khi công tác quản lý chi phí chung của công ty đã chặt chẽ và hợp lý hơn so với năm 2011. Mặt khác, cũng có thể đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy DN đang thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, cắt giảm bớt các khoản chi phí.

2.3.2.5. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán năm 2012 là 150.529.569.186 đồng giảm 567.996.506.333 đồng tương ứng với tỷ lệ là 79,05% so với năm 2011. Dù giá vốn hàng bán trong năm 2012 đã giảm mạnh nhưng tỷ suất của nó trên DTT

tăng từ 94,05% lên 191,24% ( tỷ lệ tăng 103,35%), tốc độ tăng khá lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm. Giá vốn hàng bán giảm là do khối lượng đơn đặt hàng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ tuy nhiên tốc độ giảm của GVHB lại thấp hơn tốc độ giảm của DT dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Vì vậy, DN cần xem lại công tác quản lý doanh thu và chi phí .

2.3.2.6. Tình hình quản lý chi phí doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 25.230.481.646 đồng giảm so với năm 2011 là 21.986.381.868 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 46,56%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm với tốc độ thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần làm cho tỷ suất CPQLDN/DTT năm 2012 tăng 25,87% so với năm 2011(từ 6,18% lên 32,05%). Điều này có nghĩa là để có được 100 đồng DTT thì năm 2012 so với năm 2011, công ty phải bỏ thêm 25,87 đồng cho công tác quản lý DN. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 là do trong năm 2012 công ty đã giảm bớt các hợp đồng kinh tế mới, hoạt động xây lắp giảm dần nên giảm các khoản chi phí tiền lương, chi phí đi lại ăn ở cho ban chỉ huy thi công của các công trình. Khoản chi phí này giảm về số tuyệt đối nhưng số tương đối lại tăng, lý do là trong năm 2012 DTT của DN giảm mạnh so với năm 2011dẫn đến DN phải cắt giảm bớt khoản chi phí này. Trước tình hình kinh tế khó khăn như vậy, DN cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm bớt chi phí quản lý DN để góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

2.3.3. Tình hình quản lý vốn và tài sản

Xét trên phương diện tổng thể tài sản và vốn kinh doanh thì Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội là một công ty có quy mô tương đối lớn so với các công ty cùng loại hình khác. Nhờ sự cố gắng của đội ngũ ban lãnh đạo

công ty và nỗ lực của đội ngũ công nhân viên mà trong những năm qua công ty đã đạt được những bước tiến đáng kể và kết quả kinh doanh khả quan. Những năm trước đây thì công ty đều làm ăn có lãi, có những đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và ổn định thu nhập cho lãnh đạo cũng như cho đội ngũ nhân viên, dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, năm vừa qua, DT, LN của DN đã có sự giảm đi đáng kể. Điều này là dễ hiểu khi năm 2012 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, thị trường bất động sản phát triển rất nóng, các chi phí đều tăng trong khi thị trường lại trở nên cạnh tranh hơn.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w