2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp thì ngành xây dựng ngày càng khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Cụ thể, ngành có tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP ngày càng tăng. Hàng năm có hàng chục ngàn công trình xây dựng được triển khai xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã được hoàn thành như: Lọc dầu Dung Quất, Thủy điện Sơn la, các công trình lớn trong lĩnh vực dân dụng, năng lượng, dầu khí, cầu đường, bến cảng, công nghiệp, văn hóa, thể thao, khu đô thị mới... góp phần quan trọng tạo dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Hiện nay, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã tạo tiền đề thuận lợi cho các DN xây dựng hội nhập với thế giới, tiếp thu những công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại để nâng cao năng lực tham gia các dự án quy mô lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các DN xây dựng.
Đặc trưng của sản phẩm xây lắp là được sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm chủ yếu là các công trình, hạng mục công trình có tính chất kỹ thuật
không giống nhau và là những cơ sở vật chất có giá trị lớn. Mỗi sản phẩm sau khi được sản xuất ra đều được đảm bảo về khả năng tiêu thụ do khách hàng đã đặt trước. Doanh thu tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào số lượng và giá trị các công trình nhận thầu.
Trong năm 2010, các hợp đồng lớn và các công trình đầu tư lớn do Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội đang thực hiện được liệt kê ở bảng sau:
Bảng số 02: Một số công trình mà Công ty đang thực hiện trong năm 2012
STT Dự án Giá trị hợp đồng
(tỷ đồng)
Thời gian thực hiện hợp đồng 1 Trung tâm kiểm định, S/c bình
ga NĐ
11,076 2009- 2012
2 Viện dầu khí 688,967 2010- 2012
3 LPG Hải Phòng 52,917 2010- 2012
4 Khách sạn dầu khí Sapa 24,500 2011- 2013
5 Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học phía Bắc
868 2010- 2012 6 CT10-11 Văn Phú Hà Đông 1.350,000 2011- 2013 7 Khu dịch vụ Tổng công ty Bay
Việt Nam
12,500 2011- 2013 8 Trụ sở ngân hàng Agribank
Hoàng Quốc Việt
44,400 2011- 2013 9 Trường đại học FPT: KTX số 2 22,500 2011- 2013 10 Công trình VNT Tower Nguyễn Trãi 389,559 2010- 2012 ( Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đầu tư, cung cấp dịch vụ khác. Vì vậy, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của DN. Xem xét chi tiết từng hoạt động doanh thu của Công ty trong 2 năm qua bảng số 03 ta có:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 chiểm tỷ trọng là
96,70% trong tổng doanh thu, đến năm 2012 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 88,73%. Tuy nhiên, DT này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DT của DN. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu là từ các hợp đồng xây dựng chiếm trên 90%.
Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng
doanh thu của DN. Năm 2011 tỷ trọng này chỉ là 0,36%, đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 0,05%. Doanh thu này chủ yếu gồm lãi tiền gửi, tiền cho vay. DT này chiếm tỷ trọng nhỏ là điều dễ hiểu khi năm 2012 là năm đầy khó khăn của DN, các công trình thi công đều thiếu vốn, DN đang cần vốn để hoàn thiện các công trình xây dựng. Vì vậy, tỷ trọng này là hợp lý khi doanh nghiệp ưu tiên cho hoạt đốngản xuất kinh doanh chính.
Thu nhập khác của DN chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng DT. Năm
2011, tỷ trọng này là 2,94% đến năm 2012 tỷ trọng này đã tăng lên 11,22%. Thu nhập khác chủ yếu là từ giá trị còn lại của tài sản cố định đã thanh lý.
Các biện pháp mà Công ty đã sử dụng để thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm vừa qua đó là:
Để thực hiện công tác tiêu thụ, công ty đã tìm được những bạn hàng tin cậy để thực hiện phân phối sản phẩm của mình, các bạn hàng chủ yếu là Công ty mẹ PVC, các Công ty ngoài Tổng công ty mẹ ngoài ngành Dầu khí và các Công ty ngoài ngành Dầu khí.
Bên cạnh đó, thương hiệu của Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội có một giá trị cực kỳ to lớn, giá trị đó được thể hiện qua các giai đoạn phát triển của công ty, là uy tín của công ty trên thương trường; là niềm tin của các chủ đầu tư, các khách hàng tin tưởng với những sản phẩm của công ty; là mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác; là sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể ban lãnh đạo công ty. Cùng với thương hiệu ISO 9001 - 2008, công ty đã và đang đẩy mạnh công tác tiếp thị. Chính sách marketing của công ty là tạo ra những sản phẩm tốt, mẫu mã phù hợp, giá cả hợp lý và có quy chế khuyến mãi, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể với từng lĩnh vực, từng loại sản phẩm để chủ động đạt được kết quả cao.
Ngoài ra, Công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, PVC-HN xác định đảm bảo chất lượng công trình theo các tiêu chuẩn quy định là mục tiêu hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để Công ty tồn tại và phát triển. Do đó, công tác Công ty đã hoàn thiện chính sách chất lượng theo những chương trình hoạt động cụ thể sau:
Không ngừng nâng cao chất lượng thiết kế, chất lượng quản lý thi công các công trình xây lắp, các gói thầu để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của chủ đầu tư và nâng cao khả năng đấu thầu của Công ty.
Đảm bảo thực hiện tốt công tác đào tạo đội ngũ nhân viên, để nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện tốt công việc được giao.
Để xem xét kết cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty ta xét bảng số 04 sau:
Biểu đồ 2.1: Kết cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm gần đây (ĐVT: triệu đồng)
Từ bảng số 04 có thể thấy được doanh thu từ hợp đồng xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm ( Năm 2010: 99,86% ; năm 2011: 97,48% ; năm 2012: 66,25%). Điều này hoàn toàn là hợp lý vì đây là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Các hoạt động khác như đầu tư và dịch vụ khác đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ đặc biệt là khoản mục cung cấp dịch vụ khác không mang lại lợi nhuận cho công ty. Hiện nay, doanh thu hoạt động trong ngành là thế mạnh của Công ty do PVC-HN là đơn vị thành viên của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí- PVC, được tiếp nhận triển khai các hợp đồng khu vực phía bắc do PVC làm tổng thầu (PVC là doanh nghiệp xây lắp lâu năm và lớn nhất trong ngành dầu khí, đơn vị thuộc nhóm 10 Công ty có doanh thu lớn nhất Việt Nam về xây lắp và tổng thầu các công trình lớn trong ngành dầu khí với tốc độ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành dầu khí trung bình từ 16.000 – 20.000 tỷ đồng/ năm).
Doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ qua các năm. Năm 2010 là 0,14%, năm 2011 là 0,19%, năm 2012 là 1,33%. Doanh thu bán hàng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã có sự tăng dần qua các năm và tốc độ tăng là tương đối lớn( Năm 2011 là 2,33%, đến năm 2012 đã là 32,42%). Điều này có thể thấy Công ty đang dần thay đổi cơ cấu doanh thu từ các hợp đồng xây dựng sang doanh thu bán hàng.
Nhìn chung, với các con số trên, có thể thấy hoạt động kinh doanh trong năm 2012 của Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội chưa đạt được hiệu quả nhất định về mặt doanh thu. Trong đó, có cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguyên nhân khách quan:
- Thứ nhất là đầu tư và tiêu dùng giảm do chịu ảnh hưởng của việc áp dụng chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thứ hai là tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã tác động đến sức tiêu thụ tại các thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn trong nước biến động làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, làm tăng giá thành các công trình xây lắp.
- Thứ ba là việc thực hiện các cam kết hội nhập về giảm dần thuế quan và cắt bỏ hàng rào phi thuế quan, dẫn đến áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài rất lớn.
- Thứ tư là do thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến vốn bị ứ đọng trong các công trình, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai. Tính đến cuối năm 2012, nhiều công trình vẫn đang thực hiện dở dang như Khu Chung cư Nam An Khánh( Giá trị dở dang cuối kỳ là hơn 116 tỷ đồng bằng với giá trị đầu kỳ), ngoài ra còn một số công trình khác như Khu mỏ đá – Nghi Sơn – Thanh Hóa, Dự án khu 10 ha – Nghi Sơn – Thanh Hóa, Trạm trộn sản xuất bê tông thương phẩm – Công ty và một số công trình khác.
Nguyên nhân chủ quan:
- Quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, chiến lược đầu tư dàn trải. Đơn cử như trường hợp công ty đã đầu tư vào dự án khu đô thị Nam An Khánh hơn 116 tỷ đồng song hiện vẫn chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh.
- Các khoản vay nợ lớn, tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng số nợ ngắn hạn của DN là hơn 789 tỷ đồng, nhiều dự án bị đình trệ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không được như mong muốn.
2.3.2. Tình hình thực hiện quản lý chi phí và giá thành của công ty trong năm 2012 năm 2012
Tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi của hầu hết các doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho riêng mình các chiến lược phù hợp với điều kiện về tài chính, nhân lực, công nghệ, marketing. Bên cạnh việc phấn đấu tăng doanh thu, sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp cũng phải kiểm soát tốt các chi phí bởi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nếu chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, quản lý chi phí và giá thành là vấn đề thu hút sự quan tâm và được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Nói chung, các doanh nghiệp đều phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất nhưng làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó thì mỗi công ty lại đưa ra cho riêng mình một chiến lược. Ta đi vào xem xét cụ thể ở Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội.
2.3.2.1. Tình hình quản lý giá thành sản xuất của Công ty trong năm 2012 2012
Giá thành sản xuất là một phạm trù chi phí, được cấu thành từ ba bộ phận là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí là một công ty xây dựng nên riêng bộ phận chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản xuất.
Từ bảng số 05 ta thấy: Nhìn chung tổng giá thành sản xuất của Công ty năm 2012 so với năm 2011 có mức giảm tuyệt đối là 809.152.154.072 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm khá cao là 80,30%. Nguyên nhân của việc giá thành
giảm này có thể do các yếu tố cấu thành nên giá thành. Ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục:
2.3.2.2. Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một loại chi phí lớn nhất cấu thành sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến giá vốn hàng bán, nếu chi phí này tăng lên thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên, để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp nhất thiết phải tìm cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp việc cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng xây lắp như: sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốt pha, đà giáo.... Khoản chi phí này trong năm 2012 đã giảm 51,63% tương ứng với số tiền là 104.373.999.062 đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là do chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo từng công trình đã quyết toán. Mà số giá trị các công trình quyết toán giảm nên chi phí nguyên vật liệu giảm. Việc giảm của chi phí nguyên vật liệu một mặt có thể đánh giá là khá tốt vì DN đã quản lý và sử dụng vật tư hợp lý. Bên cạnh đó cũng có thể đánh giá việc giảm chi phí này là không tốt, do quy mô sản xuất của DN bị thu hẹp, số lượng các công trình được thi công bị giảm đi nhiều.
2.3.2.3. Tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê
ngoài. Trong năm 2012, chi phí nhân công trực tiếp giảm 72.072.222.631 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 71,94%. Việc giảm chi phí nhân công này một mặt có thể được đánh giá là tốt vì Công ty đã áp dụng kỹ thuật thi công mới nên giảm bớt được lượng công nhân trực tiếp thi công. DN đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm được chi phí. Mặt khác, việc giảm chi phí nhân công này là một dấu hiệu không tốt do năm 2012 số lượng công trình mà Công ty thực hiện so với năm 2011 đã giảm, bên cạnh đó thì tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của chi phí nhân công trực tiếp (89,70% >71,94%) nên DN đã cắt giảm một số lượng lao động cả trong danh sách và thuê ngoài.
2.3.2.4. Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường liên quan gián tiếp đến với các đối tượng xây lắp như: chi phí công nhân viên, tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội.... Từ bảng số 08 ta thấy chi phí sản xuất chung của công ty trong năm 2012 là 72.616.239.941 đồng giảm 632.705.932.379