Cơ sở lý luận của việc lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 22 - 26)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

2.1.3. Cơ sở lý luận của việc lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

2.1.3.1. Mối quan hệ giữa đất đai và môi trường

Xuất phát từ nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và môi trường cho chúng ta thấy quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường có cơ sở khoa học khách quan.

Các nhà khoa học cho rằng đất đai là sản phẩm của tự nhiên, dưới tác động của lao động của con người đất đai trở thành tư liệu sản xuất (Võ Tử Can, 1998;

Đoàn Công Quỳ, 2006). Đất đai là môi trường sống và là “vật mang” của hệ sinh thái; đất đai vừa là một thành tố của môi trường cùng với các thành tố khác như nước, không khí .., lại vừa là yếu tố đầu vào của nhiều quá trình sản xuất, sinh hoạt - vốn là các hoạt động có liên quan mật thiết tới môi trường và có khả năng gây tổn hại cho môi trường. Theo BLume et al. (1998), khẳng định đất là thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác như nước, thực vật... Lê Văn Khoa (2002) cho rằng đất là một vật thể sống động, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất; đất đai có vai trò là môi trường để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân huỷ các phế thải hữu cơ và khoáng chất, nơi cư trú cho động vật đất, địa bàn của các công trình xây dựng, là nơi cung cấp nước và lọc nước. Nghiên cứu của Vũ Thị Bình (2003) cũng cho rằng đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Theo Đoàn Công Quỳ (2006), vai trò của đất đai được nhìn nhận là môi trường sống, cơ sở của quá trình sản xuất, hình thành cân bằng sinh thái, kho tàng lưu trữ và cung cấp nguồn nước, không gian của sự sống, trung gian để bảo tồn, bảo tàng lịch sử và là vật mang sự sống.

Đất đai và môi trường có mối quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau rất rõ nét. Các nghiên cứu về quá trình hình thành đất cho thấy yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến quá trình hình thành đất, đến đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất đất. Các yếu tố khí hậu như mưa, nắng, biên độ nhiệt..., thúc đẩy quá trình phong hoá, tạo thành đất (Trần Đức Hạnh và cs., 1997; Trần Kông Tấu và Lê Thái Bạt, 2000). Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1997), Nguyễn Ngọc Bình (2007) cho rằng trong sử dụng đất phải gắn đất đai với yếu tố khí hậu. Các nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng (2007), Tôn Gia Huyên (2002) và nhiều tác giả khác đã đưa ra nhận định rằng điều kiện tự nhiên của đất đai là tồn tại khách quan, việc khai thác, sử dụng đất quyết định vẫn là do con người, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất, điều kiện tự nhiên cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất, còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi con người và các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện có.

Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại làm cho quá trình xói mòn, thoái hoá đất diễn ra nhanh hơn. Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.

Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể kết luận rằng trong quản lý và sử dụng đất phải luôn luôn bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Hay nói cách khác, trong quản lý và sử dụng đất đai phải phát huy tối đa những tác động tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của yếu tố môi trường đối với đất đai và ngược lại. Đây là những cơ sở khoa học rất quan trọng đối với việc nghiên cứu mối quan hệ, tác động giữa đất đai và môi trường trong quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường.

2.1.3.2. Cơ sở pháp lý

a) Về chủ trương: Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường ngày càng trở thành các mối quan tâm hàng đầu có tính chất chính trị. Thực trạng môi trường ở nước ta cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, nhất là ở các lưu vực sông, các nhà máy, làng nghề, khu đô thị, khu công nghiệp, v.v...

đã trở thành những điểm nóng đòi hỏi phải có chính sách rất cụ thể. Nhận thức được thực tế này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”, “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001).

- Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX khẳng định “Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước”.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động môi trường Việt Nam 2001 - 2005 khẳng định quan điểm: “Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành...” (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn dến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1216/QĐ - TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 đã định hướng “Đưa tiêu chí môi trường vào quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên môi trường” (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012).

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của BCH TW tại Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản

lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nêu rõ: “Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).

b) Các văn bản pháp lý: Các quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và một số văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bước đầu đã thể chế hóa chủ trương, chính sách về lồng ghép đất đai và môi trường. Ngay từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành, pháp luật nước ta đã có quy định yêu cầu chủ các dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường.

Điều này có nghĩa rằng, các dự án đầu tư có sử dụng đất đai phải làm thủ tục đánh giá tác động môi trường, nhờ đó, các yêu cầu bảo vệ môi trường được cân nhắc, tuân thủ ngay từ giai đoạn xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

Luật Đất đai năm 2013 đã quy định các nội dung tạo cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép đất đai và môi trường. Khoản 2, Điều 6, Luật Đất đai năm 2013 quy địnhviệc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc: “...tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã cụ thể hoá yêu cầu phát triển bền vững “là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Luật Bảo vệ môitrường năm 2005 đã có nhiều nội dung cụ thể theo hướng yêu cầu về bảo vệ môi trường phải được lồng ghép vào từng loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người, chẳng hạn bảo vệ môi trường đối với các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường làng nghề, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

Đối với sử dụng đất, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định: (i) Dự án quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng đều phải làm thủ tục đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); (ii) Việc lập các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phải đảm bảo thủ tục đánh giá tác động môi trường (ĐTM); (iii) Việc sử dụng đất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải lập bản

cam kết bảo vệ môi trường theo các yêu cầu bảo vệ môi trường (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).

Một phần của tài liệu Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)