PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Hiện trạng các yếu tố môi trường tác động đến sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
4.2.4. Hiện trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học
Hoành Bồ có 65.401,26 ha rừng chiếm 77,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng:
Bảng 4.7. Hiện trạng trạng thái và phân bố rừng của huyện Hoành Bồ TT Trạng thái Diện
tích (ha) Phân bố
1 Thông hỗn giao Keo
2.340,8 Dân Chủ, Hòa Bình, Lê Lợi, Quảng La, Tân Dân, Bằng Cả, TT Trới
2 Thông 2.203,9 Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất
3 Quế 2.578,7 Đồng Lâm, Đồng Sơn, Sơn Dương, Kỳ Thượng, Tân Dân 4 Keo 13.634,3 Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, TT Trới, Kỳ Thượng
5 IIIa2 5.650,3 Đồng Lâm, Hòa Bình, Quảng la, Tân Dân, Vũ Oai, Kỳ Thượng
6 IIIa1 7.280,3 Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai
7 IIb 6.798,4 Đồng Lâm, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Thống Nhất 8 IIa 18.245,9 Bằng Cả, Đồng Lâm, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Quảng
La, Sơn Dương, Vũ Oai, Thống Nhất, Dân Chủ, Đồng Sơn, Tân Dân, Quảng La, TT Trới
9 Ic 21.746,8 Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, TT Trới
10 Bạch Đàn 983,6 Bằng Cả, Dân Chủ, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, Đồng Lâm, Lê Lợi, TT Trới 11 Bạch Đàn + Keo 263,48 Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai, TT Trới 12 Keo + Vườn quả 5,8 Quảng La
13 Keo + Muồng 49,7 Sơn Dương
14 Keo + Lát 49,7 Sơn Dương
15 Mỡ 25,6 Quảng La
- Đất rừng sản xuất là 34.617,49 ha, chiếm 40,98% diện tích tự nhiên, chủ yếu trồng các loại cây keo...
- Đất rừng phòng hộ 14.937,58 ha, chiếm 17,68% diện tích tự nhiên với chức năng phòng hộ đầu nguồn các hồ đập như: Hồ Yên Lập, hồ Cao Vân.
- Rừng đặc dụng: 15.846,19 ha, chiếm 18,76% diện tích tự nhiên, chủ yếu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Trong đó có 277,52 ha diện tích rừng là trạm nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực thôn Cài xã Đồng Lâm.
Rừng Hoành Bồ có các loại cây quý hiếm như lim, sến, táu, lát nhiều mây tre và dược liệu, hương liệu. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên hiện nay chất lượng rừng của Hoành Bồ chỉ ở mức rừng nghèo đến trung bình (70-100 m3/ha), nay gỗ tốt chỉ còn ở rừng sâu khu rừng bảo tồn, động vật rừng giảm nhiều. Thống kê hiện trạng trạng thái và phân bố rừng của huyện Hoành Bồ.
4.2.4.2. Đa dạng sinh học a. Về động, thực vật
Rừng Hoành Bồ phong phú về chủng loại, đặc biệt là khu bảo tồn Đồng Sơn- Kỳ Thượng, về thực vật có khoảng 1.027 loài, về động vật có khoảng 250 loài, trong đó thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59 loài, chim 18 bộ, 44 họ, 154 loài, bò sát lưỡng thể 37 loài. Về lâu dài Hoành Bồ có khả năng phát triển không những để nghiên cứu bảo vệ môi trường thiên nhiên, sinh thái cho vùng du lịch nổi tiếng vịnh Hạ Long mà còn cung cấp lâm sản gỗ cho công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ.
b. Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập theo Quyết định số: 1672/QĐ-UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên hiện nay là 15.637,7 ha, nằm trọn trong địa phận 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình sát với đường dông núi cao ranh giới với huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả cho nên khu bảo tồn cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Khu bảo tồn nằm trong vùng núi đất, có nhiều đỉnh núi cao, một số đỉnh cao đáng chú ý là đỉnh Thiên Sơn (1090 m), dông núi chạy từ khe Ru (826 m) qua đèo Kinh (694 m), Đồng Trà (889 m), Am Váp (1051 m) tới đèo Mo (974m) đã chia KBT thành hai lưu vực, phía Bắc nước chảy về sông Ba Chẽ, phía Nam nước tập trung chảy về sông Man rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Độ cao tuyệt đối không quá cao nhưng độ chênh cao trong vùng khá lớn lên tới hàng ngàn mét. Địa hình trong khu vực bị chia cắt mạnh bởi nhiều
dông núi nhỏ và khe suối, độ dốc trung bình 20-250 nhiều nơi có độ dốc 30-400 xen kẽ, đôi chỗ có độ dốc 50-600 rất hiểm trở.
Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm 23oC, lượng mưa trung bình năm 2000-2400 mm, độ ẩm trung bình năm là 80%. Thảm thực vật rừng ở đây được đặc trưng bởi các kiểu rừng như:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (phân bố ở độ cao <700 m) là kiểu rừng có phân bố rộng nhất trong khu Bảo tồn thiên nhiên, có các đặc điểm: Tầng cây gỗ vượt tán có nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ như: Họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), Họ Cà phê (Rubiaceae), Họ Đậu (Fabaceae), Họ Vang (Caesalpiniaceae). Các loài điển hình như: Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev.), Táu mật (Vatica odorata var. tonkinensis A.Chev.), Sao Hòn Gai (Hopea hongayesis (Merr.) Hand-Mazz.), các loài Re, các loài Kháo, Chắp xanh (Beilschmiedia roxburghiana Ness), Vàng kiêng (Nauclea purpurea), Thanh thất (Ailanhus malabarica), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum), Xương mộc (Toona sureni), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Gội, Xoan nhừ, Sồi hồng, Sồi xanh.
Tầng cây gỗ ưu thế sinh thái là tầng chính của rừng có chiều cao trung bình từ 10-15 m, độ khép tán ngang cao, ngoài các loài cây của tầng vượt tán có mặt ở đây còn có nhiều loài cây khác có giá trị như: Re hương (Cinnamomuum iners Reinw), Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A. Chev.), Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Dẻ gai (Castanopsis tonkinensis), Phay sừng, Thị đá, Nhội, Mọ, Trường chua, Thôi chanh, Xoan đào, Rè vàng, Chẹo, Ngát, Bứa, Sồi ghè, Nhọc, Thị rừng, Đỏm gai, Vàng anh, Thôi ba, Dạ nâu, Đỏm gai, Thẩu tấu, Máu chó, Mít rừng, Vàng kiêng, Vối thuốc, Trường hôi, Côm tầng, Côm trâu, Dẻ lá mai, Dẻ Sừng...Đặc biệt ở tầng này còn thấy xuất hiện các loài cây hạt trần như: Thông tre (Podocarpus pilgeri), Kim giao (Nageia fleuryi).
Tầng cây bụi có thành phần loài gồm: Lấu, Trọng đũa tuyến, Trọng đũa lá khôi, Nanh chuột mốc, Lụi, Chòi mòi, Cây áng núi, Găng gai, Bồ cu vẽ, Bọt ếch, Hèo gân dày, Phèn đen, Quanh châu, Mua, Hoắc quang tía, Sầm xì, Bỏng nổ và nhiều loài cây khác...
Tầng thảm tươi có các loại Cỏ, Bòng bong, Ráy, Sa nhân, các loài Quyết thực vật, Thạch tùng... ở nơi sáng tầng thảm tươi tập trung chủ yếu các loài:
Ràng ràng, Bòng bong, các loài cỏ và một số loài trong họ Gừng. Trong tầng thảm tươi đáng kể có các loài quý hiếm như: Hoàng tinh (Disporopsis longifolia), Lan một lá (Nervilia fordii), Địa lan. Thành phần loài của tầng tre nứa chủ yếu gồm Tre ràng (Vầu nhỏ), Tre sặt, Nứa, đôi chỗ có Trúc ngọt. Mật độ Tre nứa không đều; những nơi tập trung có thể đạt từ 5000 –7000 cây/ha nhưng chiều cao thường thấp từ 4-5 m.
Thực vật ngoại tầng gồm chủ yếu các loài: Tai chuột, Tổ điểu, Các loài dây leo thuộc họ Na, họ Trinh nữ, họ Vang, họ Đậu, họ Trúc đào, họ Cà phê, họ Thiên lý. Trong dây leo đáng chú ý có loài Ba kích (Morinda officinalis How), dây Đau xương, Dây Bình vôi, dây Hoàng đằng, dây Ngũ da bì,... là những loài quí hiếm cũng có mặt. Mật độ cây tái sinh từ 5000- 8000 cây/ha thuộc loại tái sinh trung bình. Tỉ lệ cây triển vọng thấp khoảng 10%. Các loài cây quý hiếm có tái sinh không đáng kể.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình (phân bố ở độ cao từ 700 m đến 1090 m), diện tích không nhiều khoảng 1.137 ha, chỉ chiếm 5,3% diện tích rừng trong KBT và phân bố ở sườn và đỉnh núi đất cao độc lập hoặc sườn, đỉnh các dông núi ranh giới với Ba Chẽ. Ngoài ra còn có rừng trồng trong khu vực khu BTTN tập trung chủ yếu ở vùng chân, sườn núi thấp, quanh làng xóm (rừng trồng cũ) và trên một số dông núi trọc (trồng mới) các loài cây như: Thông mã vĩ, bạch đàn trắng, keo tai tượng...
Theo kết quả điều tra đa dạng các loài cây thân gỗ và thân thảo năm 2010 và 2011 do Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh phối hợp cùng Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông bắc bộ và các chuyên gia của trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy về thực vật thân gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã thống kê được 546 loài thực vật thân gỗ, thuộc 332 chi của 97 họ thực vật khác nhau, thuộc 2 ngành thực vật hạt trần (Pinophyta) và ngành hạt kín (Magnoliophyta), trong đó có 39 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sách đỏ thế giới, có 03 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao được xếp trong nhóm IIA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP là Lim xanh ( Erythrof loeumfodii), củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.) và Vù hương (Cinnamomum balansae Lec.).
Thực vật thân thảo ở KBT khá phong phú với tổng 617 loài, thuộc 380 chi của 119 họ, trong đó có 14 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới và Nghị định 32/2006/NĐ-CP, đặc biệt có 01 loài Cói túi ba mùn (Carex khoii Egor. & Aver.) ở cấp CR (rất nguy cấp), có 04 loài nằm trong nhóm IIA và 01 loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus spp.) nằm trong nhóm IA Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Thực vật trong KBT có nhiều nhóm công dụng khác nhau như: cho gỗ (Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Sao Hòn Gai, Đinh thối, Gụ lau, Vù hương, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Hồng tùng, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Trầm hương,...); một số loài cây có thể làm thuốc (Bá bệnh, Chân chim núi, Muồng lá khế, Đáng, Ngũ gia bì chân chim, Rau ráu, Dây đau xương, Bưởi bung, Dẻ Lá tre, Gối hạc, Bã đậu, Trầu không, Lá lốt, Rau răng, Dạ cẩm, Lá khôi, Bồ bồ, Thông thảo, Sâm nam, Dây máu người, Hoàng nàn, Hoàng đằng, Hoa hồng, Hà thủ ô, Bình vôi, Máu chó, Móc câu đằng, Dây máu gà..vv.
Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý... là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Hiện nay, Ban quản lý KBT đang xây dựng Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn đến năm 2020. Trong tương lai, khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng rất cần sự hợp tác của các tổ chức, các nhà khoa học để có các giải pháp bảo tồn hiệu quả những giá trị về tài nguyên thiên nhiên quý giá nơi đây.
c. Rừng phòng hộ hồ Yên Lập
Rừng phòng hộ hồ Yên Lập có tổng diện tích tự nhiên là 13.812,4 ha, diện tích đất có rừng chiếm tới 11.985,4 ha, trong đó rừng tự nhiên 8.698,7 ha, rừng trồng 2.437,6 ha. Nhiều năm trước đây, việc lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả trong lưu vực lòng hồ hết sức phức tạp; việc đào bới lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng phòng hộ diễn ra tại nhiều địa điểm dưới nhiều hình thức khác nhau. Song với sự nỗ lực vào cuộc tích cực của Ban Quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập, huyện Hoành Bồ và các ngành liên quan, công tác bảo vệ rừng thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ bản không còn tình trạng lấn chiếm đất rừng; hoạt động chặt phá rừng được kịp thời phát hiện, ngăn
chặn. Tuy nhiên, do tình trạng bên trên là rừng, dưới đất là tài nguyên than nên tình trạng khai thác than trái phép diễn biến phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ rừng.
Rừng phòng hộ hồ Yên Lập có vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ nguồn sinh thuỷ cho hồ Yên Lập nhằm đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân các địa phương: Quảng Yên, Hoành Bồ, Hạ Long và Uông Bí. Do địa hình sông suối phức tạp, bên trên là rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ, dưới lòng đất là tài nguyên khoáng sản than, dân cư sinh sống và sản xuất xen kẽ với rừng nên nhiều năm qua, các hoạt động chặt phá rừng, vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, nhất là hoạt động khai thác than trái phép tại đây diễn ra phức tạp khiến cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ hồ Yên Lập gặp nhiều khó khăn.