Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ

Một phần của tài liệu Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 92)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ

4.4.1. Phân tích các tác động chính của các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ

Căn cứ điều kiện về địa hình, đất đai, phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng, đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường…, chúng tôi nhận định các tác động chính của các yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được lựa chọn đối với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại tại huyện Hoành Bồ như sau:

4.4.1.1. Yếu tố do xói mòn, sạt lở đất

- Tác động đến việc bố trí hợp lý vị trí và diện tích đất xây dựng, đất dân cư:

xói mòn, sạt lỡ đất tác động đến việc bố trí đất xây dựng, đất dân cư, trong điều kiện đất thuận lợi ít sẽ gây áp lực cho phương án quy hoạch, phải điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng và quỹ đất thực tế (có thể phải cắt giảm một số hạng mục).

- Thay đổi mục đích sử dụng đất: làm giảm đất sản xuất, đất ở do sạt lở, ảnh hưởng đến khu dân cư và đất sản xuất hiện tại, di chuyển dân cư sang khu vực khác phải bố trí cơ cấu lại đất đai.

- Bố trí dân cư nông thôn vùng sạt lở đất: Phải bố trí tái định cư, đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư mới.

- Chi phí khắc phục sự cố: cần phải thêm chi phí khắc phục sự cố làm thiệt hại cơ sở hạ tầng, tài sản của nhân dân, chi phí cải tạo đất sản xuất.

- Ảnh hưởng đến độ màu mỡ đất canh tác, thoái hóa đất rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

4.4.1.2. Yếu tố lũ lụt, ngập úng

- Tác động đến việc bố trí hợp lý vị trí và diện tích đất xây dựng: Do là một huyện miền núi nên việc xác định các vị trí, diện tích quy hoạch hạn chế hơn so các địa phương khác. Việc xác định chỉ tập trung được ở một số vị trí thuộc các xã Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, TT Trới.

- Thay đổi mục đích và cơ cấu sử dụng đất: làm giảm đất sản xuất, đất ở do lũ lụt làm xói lở mất đất sản xuất, lũ quét làm ảnh hưởng đến khu dân cư và đất sản xuất hiện tại, di chuyển dân cư sang khu vực khác phải bố trí cơ cấu lại đất đai.

- Bố trí dân cư nông thôn vùng lũ quét : Phải bố trí tái định cư, đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư mới.

- Chi phí khắc phục sự cố: lũ lụt, ngập úng làm xói lở, làm thiệt hại cơ sở hạ tầng, tài sản của nhân dân cần phải thêm chi phí khắc phục.

4.4.1.3. Yếu tố phát triển khu công nghiệp

- Áp lực về bố trí hợp lý vị trí và diện tích đất xây dựng: việc bố trí quỹ đất để phát triển khu công nghiệp sẽ gây áp lực về vị trí và quy mô diện tích.

- Thay đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất phát triển khu công nghiệp cần phải thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, tăng diện tích đất xử lý môi trường, làm thay đổi mục đích sử dụng đất và phải thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

- Gây ô nhiễm môi trường: phát triển khu công nghiệp do nhu cầu phát triển dân số đô thị và phát triển sản xuất, khi dân số tăng và sản xuất công nghiệp phát triển sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

- Tăng chi phí xử lý môi trường: khi dân số tăng và sản xuất công nghiệp phát triển sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường, cần phải tăng chi phí xử lý môi trường.

4.4.1.4. Yếu tố về phát triển giao thông

- Phát triển giao thông gây ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, ô nhiễm không khi, ô nhiễm đất).

- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất: phát triển giao thông cần phải thu hồi đất mở rộng hoặc thu hồi tuyến giao thông mới… làm thay đổi mục đích sử dụng đất và phải thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

4.4.2. Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu tố môi trường trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ

Các khu chức năng trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ bao gồm:

a) Các khu dân cư nông thôn;

b) Các khu đất công nghiệp và cơ sở SXKD phi nông nghiệp;

c) Đất tôn giáo tín ngưỡng;

d) Đất an ninh quốc phòng;

e) Đất các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và nghĩa trang;

f) Đất các khu vực dự trữ phát triển;

g) Đất khác trong phạm vi quy hoạch.

Bảng 4.20. Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến các khu chức năng Khu chức năng Tác động chính của các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến các khu chức năng

Xói mòn, sạt lở đất Lũ lụt, ngập úng Phát triển các KCN Phát triển đường giao thông Các khu dân cư nông thôn - Bố trí dân cư vùng sạt lở

đất;

- Chi phí khắc phục sự cố;

- Bố trí dân cư vùng lũ quét;

- Chi phí khắc phục sự cố;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Gây ô nhiễm môi trường; Tăng chi phí xử lý môi trường.

- Gây ô nhiễm môi trường;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

Các khu công nghiệp và cơ sở SXKD phi nông nghiệp

- Tác động đến việc bố trí hợp lý vị trí và diện tích đất xây dựng;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất;

- Tác động đến việc bố trí hợp lý vị trí và diện tích đất xây dựng;

- Thay đổi mục đích và cơ cấu sử dụng đất;

- Áp lực về bố trí vị trí mặt bằng và diện tích đất xây dựng;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Gây ô nhiễm môi trường; Tăng chi phí xử lý môi trường.

- Gây ô nhiễm môi trường;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Đất tôn giáo tín ngưỡng - Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể Đất an ninh quốc phòng - Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể Đất các công trình đầu mối

hạ tầng kỹ thuật và nghĩa trang

- Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể - Không đáng kể

Đất giao thông - Chi phí khắc phục sự cố; - Chi phí khắc phục sự cố; - Không đáng kể - Không đáng kể Đất khác, bao gồm đất

sinh thái nông nghiệp rừng sản xuất, đất cồn cát ven sông, mặt nước tự nhiên và mương máng, đất rừng phòng hộ.

- Ảnh hưởng đến độ màu mỡ đất canh tác, thoái hóa đất rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái;

- Độ màu mỡ của đất canh tác, thoái hóa đất rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái;

- Không đáng kể - Không đáng kể

Lập bảng đánh giá tác động của các yếu tố môi trường cho từng khu chức năng cụ thể làm cơ sở để xem xét, lựa chọn những khu chức năng chịu tác động mạnh của các yếu tố môi trường để đưa vào đánh giá, lồng ghép (bảng 4.22). Đối với những khu chức năng ít bị tác động của các yếu tố môi trường thì chỉ xem xét đề xuất giải pháp chung thực hiện trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Kết quả phân tích cho thấy có 2 khu chức năng là các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp và SXKD phi nông nghiệp bị tác động nhiều nhất từ các yếu tố môi trường, các khu chức năng khác chịu tác động không đáng kể.

Dựa vào kết quả phân tích này chúng tôi lựa chọn 2 khu chức năng để đưa vào đánh giá tác động và lồng ghép với các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, đó là:

- Các khu dân cư nông thôn;

- Các khu công nghiệp và SXKD phi nông nghiệp.

4.4.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng a. Định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn

Trong thời kỳ 2016 – 2020 phương hướng của huyện trong phát triển chăn nuôi là phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung xa khu dân cư, chuyển từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp gắn với phòng trừ dịch bệnh và kiểm soát được môi trường. Định hướng diện tích khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn trên địa bàn khoảng 1.340,0 ha.

b. Định hướng phát triển các khu công nghiệp Hoành Bồ

Khu công nghiệp Hoành Bồ được tổ chức theo nguyên tắc thuận tiện cho phát triển, tiếp cận tốt với hệ thống giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và vùng. Trục chính của khu công nghiệp được kết nối với đường tỉnh lộ 328 với quốc lộ 18A, quốc lộ 279, và đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long, Hạ Long –Móng Cái. Định hướng phát triển công nghiệp mũi nhọn của huyện là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp hỗ trợ về điện tử, kỹ thuật điện, viễn thông, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, dệt may da giày, hàng tiêu dùng… theo hướng liên kết với các cơ sở công nghiệp của thành phố Hạ Long và khu vực.

Một phần của tài liệu Lồng ghép một số chỉ tiêu môi trường trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)