PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
2.2.4. Những cảnh báo về tác động giữa đất đai và môi trường ở Việt Nam
Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong những năm qua, đã gây áp lực lớn đối với khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Phần lớn các khu công nghiệp, các khu đô thị được quy hoạch mở rộng trên khu vực đất thuận lợi cho canh tác. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị, đất công nghiệp, đất giao thông, sân gôn, v.v... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và việc làm người nông dân và an toàn lương thực quốc gia.
Theo Võ Quý (2009) ở Việt Nam tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên, song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159 trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới.
Năm 1940, đất canh tác bình quân/người ở nước ta là 0,2 ha, năm 1960 là 0,16 ha, năm 1970 là 0,13 ha, năm 1992 là 0,11 ha và năm 2000 là 0,10 ha. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô nhiễm và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, sân gôn, v.v... làm mất đi hơn 500.000 ha đất nông nghiệp trong khoảng 10 năm qua. Trong mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đô thị hóa, công nghiệp hóa trong khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội yếu kém, làm nẩy sinh nhiều vấn đề môi trường bức bách như thiếu nước sạch, thiếu
dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước và chất thải rắn. Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, như các bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu h óa, các bệnh dị ứng và các bệnh ung thư. Ô nhiễm nước mặt, đặc biệt là nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là hầu hết nước thải đô thị và công nghiệp chưa được xử lý, thải thẳng vào ao hồ, sông ngòi. Mới chỉ 3% nước thải đô thị được xử lý (năm 2008). 100% đô thị không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ có khoảng 20/82 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Phần lớn các sông ngòi chảy qua khu vực đô thị và công nghiệp chỉ đạt tiêu chuẩn nước loại B (trước năm 1975 rất nhiều sông còn đạt tiêu chuẩn loại A). Sông ngòi nằm trong đô thị, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, v.v... bị ô nhiễm nặng hơn, nhiều sông ngòi, kênh rạch đã bốc mùi hôi thối, hay trở thành sông chết.
2.2.4.2. Về phát triển giao thông
Theo Bộ Giao thông vận tải (2010), tại “Chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020” cho thấy hiện trạng đường bộ ở nước ta có 219.192 km, đường sắt 3.143 km, đường sông 17.139 km, 90 cảng biển, 52 sân bay các loại; từ năm 1997 đến 2002 đã vận chuyển 851 triệu tấn và 272 tỷ tấn. Hàng năm các cảng biển đã vận tải 447 triệu tấn, bình quân tăng 15%/năm. Trong giai đoạn 1997 - 2002 đã xây dựng mới và nâng cấp 8924 km đường quốc lộ, làm mới 61,4 km cầu đường bộ, sửa chữa đại tu 1253 km đường sắt và 8 km cầu đường sắt.
Về quỹ đất phát triển giao thông, năm 2000 khoảng 362.150 ha, kế hoạch đến 2020 sẽ tăng 2,4%. Lượng phương tiện giao thông từ năm 2000 đến năm 2010 và năm 2020 được dự báo là: (i) Ô tô con: 190 nghìn (năm 2000), 310 nghìn (năm 2010) và 680 nghìn (năm 2020); (ii) Ô tô khách 140 nghìn (năm 2000), 360 nghìn (năm 2010) và 770 nghìn (năm 2020); (iii) Ô tô tải 275 nghìn (năm 2010), 620 nghìn (năm 2010) và 1350 nghìn (2020); (iv) Tổng lượng xe máy 6500 nghìn (2000), 9.000 nghìn (2010) và 12.000 nghìn (2020) (Nguyễn Đình Mạnh, 2007).
Như vậy từ các dự báo trên cho thấy việc phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ sẽ ảnh hưởng đến quỹ đất, làm giảm diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Về phương diện môi trường sẽ ảnh hưởng tới hiệu ứng thấm nước bề mặt của đất, lượng chảy tràn tăng lên khoảng 4 lần, gây hiệu ứng bức xạ nhiệt về mùa nóng, khí thải và bụi giao thông ảnh hưởng đến môi
trường sống, năm 1995 lượng phát thải CO2/người/ năm ở Việt Nam là 0,4 tấn, dự kiến 2020 sẽ là 3 - 4 tấn. Ngoài ra lượng khí SO2, các khí NO, CO... và bụi không khí tăng lên do hoạt động giao thông.
2.2.4.3. Sản xuất nông nghiệp và dân cư nông thôn
Nông nghiệp và nông thôn được cho là nơi ít gây phát thải nhất, tuy vậy hàng năm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt ở khu vực này cũng phát thải một lượng không nhỏ các chất độc hại vào môi trường.
“Về môi trường đất, lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng còn thấp so với mức trung bình thế giới (80 kg/ha so với 87 kg/ha), và mới c hỉ bù đắp được khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi, còn lại bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại trong đất, gây ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, sự mất cân bằng trong sử dụng phân hóa học đang là thực trạng phổ biến. Tình hình đó là nguyên nhân của việc giảm độ phì nhiêu của đất và hiện tượng thiếu kali hoặc lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Về hóa chất bảo vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại đồng bằng sông Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Trong các vùng thâm canh, tần suất sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất khá cao, kể cả trong sản phẩm” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001). Hiện nay hàng năm nước ta sử dụng đến 30.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, chưa kể lượng thuốc nhập lậu. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT có khoảng 40 - 45 % tổng lượng hóa chất bảo vệ thực vật đang bị tồn đọng tại các kho cũ bị bỏ quên, do buôn lậu, ở các kho hàng đại lý tư nhân.
2.2.4.4. Hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng với hơn 5000 mỏ và điểm quặng chứa 60 khoáng sản các loại đã được tìm thấy, bao gồm các quặng kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan,...), phi kim loại(apatit, pyrit, cát, sỏi, sét,...) vật liệu xây dựng (đá granit, đá vôi, bazan, cát, sỏi, sét,...) và than (than antraxit, than nâu, than bùn) phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ của đất nước, tạo điều kiện cho ngành khai thác khoáng sản phát triển.
Theo Mai Thế Toản (2009), hiện nay 60 - 65% than và 95% quặng các loại và vật liệu xây dựng cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đều được khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Hoạt động của các mỏ lộ thiên khai thác than, quặng, phi quặng và vật liệu xây dựng như tiến hành xây dựng mỏ, tổ chức khai trường khai thác, tiến hành đổ thải..., đã phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái và điều kiện địa chất
đã có hàng tỷ năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và ngày càng trở nên vấn đề cấp bách, mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng. Sự đào bới bề mặt đất đai của khai thác lộ thiên đã phá vỡ các cảnh quan và địa mạo nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn về dòng chảy và chế độ thủy văn đầu nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi cảnh quan khu vực...
Các nghiên cứu của Mai Thế Toản (2009), cũng cho biết khai trường, bãi thải, các công trình phụ trợ (mặt bằng công nghiệp, kho tàng và nhà xưởng, đường giao thông,...) của mỏ lộ thiên chiếm dụng một diện tích khá lớn (chỉ riêng các khai trường lộ thiên vùng Cẩm Phả chiếm 45.106 ha) làm thu hẹp thảm thực vật, diện tích cây trồng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng làm thay đổi vi khí hậu toàn vùng mà còn làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường (một số thực vật bị biến mất, một số động vật bị tiêu diệt hoặc phải di cư do bị tước mất điều kiện sinh sống).
Đặc điểm của khai thác lộ thiên là khối lượng đất đá thải rất lớn, gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi. Khối lượng đất đá thải này đã gây hậu quả làm bồi lấp sông suối, sa mạc hóa đất đai canh tác vùng hạ lưu, phá hủy các công trình đường sá, cầu cống lân cận (điển hình là các bãi thải Đông Nam Đèo Nai, Tây Nam Cọc Sáu -Quảng Ninh).
Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan, nổ mìn, xúc bóc, vận tải, đổ thải,...đều gây bụi, ồn và phát thải các khí độc hay khí nhà kính vào môi trường không khí, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư vùng lân cận và tác động (dù là rất nhỏ) góp phần gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu...Các vấn đề môi trường phát sinh do khai thác và sử dụng khoáng sản thể hiện trong các hoạt động cụ thể sau: (i) Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. (ii) Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. (iii) Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc...), ô nhiễm nước, chất thải rắn.
Do đó, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh: (i) Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến. (ii) Ðiều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản. (iii) Ðầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá
trình khai thác và sử dụng khoáng sản như xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải.
2.2.4.5. Chất thải và xử lý chất thải
Các hoạt động phát triển và gia tăng dân số, tăng mức sống của dân cư luôn luôn kèm theo sự gia tăng chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải. Theo Nguyễn Đình Mạnh (2007), ở nước ta năm 1990 trung bình 1 người dân sống ở đô thị lớn thải ra 0,45 - 0,65 kg và ở đô thị nhỏ là 0,3 - 0,5 kg chất thải rắn, đến năm 2002 lượng chất thải này đã tăng lên 0,8 - 1,2 kg ở đô thị lớn và 0,5 - 0,7 kg ở đô thị nhỏ. Như vậy lượng phát thải đã tăng từ 1,4 đến 1,8 lần sau 12 năm. Tính cho cả dân số Việt Nam thì tương đương 20 đến 25 triệu tấn hoặc 50 triệu m3, để chôn hết số chất thải đó cần phải có diện tích đất khoảng 2000 ha. Các chất thải rắn phát tán vào đất làm ô nhiễm đất, hủy hoại môi trường đất, làm chai cứng, giảm trao đổi ôxy, giảm bức xạ nhiệt làm cho mặt đất nóng lên; một số chất thải độc hại làm nhiễm bẩn đất ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, hệ sinh thái và đời sống con người.
Chất thải lỏng đi vào môi trường đất làm ảnh hưởng đến độ pH đất, làm thoái hóa đất, làm mặn hóa, làm giảm khả năng trao đổi khí của đất. Nước thải sẽ là tác nhân gây độc hại lơ lửng và đi xa trong môi trường đất, chuyển vào nước ngầm, tích lũy kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh...Việc đầu tư cho xử lý chất thải tốn kém rất nhiều kinh phí. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết môi trường ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhà nước phải đầu tư khoảng 380 triệu USD từ 2002 - 2005 và khoảng 867 triệu USD vào năm 2010. Chi ngân sách 1998 cho quản lý chất thải là 195 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng lên 1083 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần.
2.2.4.6. Rừng và đa dạng sinh học
Theo Võ Quý (2009), diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống từ năm 1943, chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học của Mỹ. Trong những năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2%, năm 2002 đã đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đã lên đến 36,7%.
Đây là một kết quả hết sức khả quan. Độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng
lo ngại. Độ che phủ rừng đạt 40% diện tích, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng giảm. Theo báo cáo hiện trạng rừng quốc gia năm 2011 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 9/2012, tổng diện tích rừng tăng 127.000 ha so với năm 2010 nhưng rừng tự nhiên tiếp tục giảm 20.000 ha, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha, tập trung trong các rừng phòng hộ và khu bảo tồn. Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn vẫn đứng trước nguy cơ bị chuyển mục đích phục vụ cho khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Một nguy cơ khác đe dọa đa dạng sinh học của Việt Nam là sự gia tăng nhiệt độ. Theo cảnh báo của các tổ chức quốc tế, 50% các loài động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng nếu đến năm 2050 nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,10C - 6,40C. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là đất nước có đa dạng sinh học cao, với 95 kiểu hệ sinh thái, hàng chục loài thực vật, hàng trăm loài động vật, nhiều loài vi sinh vật trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên, các hệ sinh thái, cácgiống loài và nguồn gen này vẫn đang bị suy giảm ở mức báo động. Cụ thể tính đến năm 2012, diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng (3 - 7 tầng) bị giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn 0,57 triệu ha, chủ yếu tập trung ở các khu rừng phòng hộ và trong các khu bảo tồn. Theo Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 47 loài. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu, nhưng lại bị đe dọa ở mức báo động tại Việt Nam như hạc cổ trắng, voọc, culi..., cùng với đó nhiều loại thực vật trước đây chỉ ở mức nguy cấp thì nay đã bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ diệp, tam thất hoàng.
2.2.4.7. Thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất
Theo thống kê năm 2010, Việt Nam có 28.328.939 ha đất đã được sử dụng, chiếm 85,70% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông - lâm nghiệp có 24.997.153 ha, chiếm 75,48%, đất phi nông nghiệp khoảng 3.385.786 ha, chiếm 10,22%. Đấtchưa sử dụng là 4.732.786 ha, chiếm 13,30%. Đất nông nghiệp tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm (45,977 ha). “Nhìn chung, đất sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế, với 50% diện tích là “đất có vấn đề” như đất phèn, đất cát, đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất ngập mặn, đất lầy úng, và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi” (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004).
Những quan trắc từ nhiều năm qua cho thấy, thoái hóa đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng đất rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái đã bị phá vỡ nghiêm trọng do không có rừng che phủ. Mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, sa mạc hóa trên quy mô diện tích hàng triệu ha cũng là nguyên nhân chủ yếu làm ngừng trệ khả năng sản xuất của đất.
Tại nhiều vùng, sự suy thoái đất còn kéo theo cả suy thoái về hệ thực vật, động vật, môi trường địa phương và đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động.
Ô nhiễm đất còn chịu ảnh hưởng mạnh của nước thải công nghiệp và đô thị.
Theo Nguyễn Đình Mạnh (2007): “Maqsud (1995 - 1997) cho rằng ô nhiễm môi trường vùng ngoại ô thành phố HCM nước và bùn ở kênh rạch bị ô nhiễm rất nặng, nồng độ kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép gấp 16 - 700 lần so với nơi không bị ô nhiễm; Nguyễn Thị An Hằng (1995 - 1998), Hg trong nước thải của Công ty Pin Văn Điển vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam là 9,04 lần, trong khi đó Pb của Công ty Orion - Hanel vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam là 1,12 lần”. Tác động của việc thoái hóa đất và giảm diện tích đất canh tác làm cho nước ta đang đứng trước những thử thách lớn phải giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đất, nhằm đảm bảo an toàn lương thực và sự tồn tại của cả dân tộc với gần 100 triệu dân vào những năm 2020. Trong những năm qua, nhà nước đã có những biện pháp để đẩy mạnh việc trồng rừng, đặc biệt là trên các vùng đất trống, đồi núi trọc. Điều cần lưu ý là chất lượng đất ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền Bắc và Trung bộ đã suy giảm nghiêm trọng, do du canh, đốt nương làm rẫy và phá rừng. Tất cả những hoạt động đó đã làm mất đi lớp đất mặt và các chất dinh dưỡng, trong đó, nguyên nhân xói mòn và rửa trôi là chính. Bởi vậy, tại nhiều vùng trên rẻo cao và trung du có dân cư đông đúc, như ở một số tỉnh thuộc các vùng Tây Bắc và Đông Bắc, xói mòn đất và những vấn đề về cuộc sống của người dân địa phương sẽ khó khắc phục nếu không tìm được nguồn thu nhập khác thay thế và không giảm nhẹ được sức ép về dân số.
2.2.4.8. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Phát biểu tại lễ công bố Báo cáo của IPCC ở Hà Nội, ông John Hendra, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, nói: “Chúng ta đã thấy rõ hệ quả của việc tăng nhiệt độ ở Việt Nam”. Theo Lê Huy Bá và Nguyễn Thị Kiều Diễm (2010) bão lụt ngày càng diễn biến phức tạp, triều cường đang đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua, gây thiệt hại nhiều tại các tỉnh duyên hải và Nam bộ. Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự BĐKH vì có bờ