Tổng quan làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 22 - 29)

Phần 2. Cở sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.2. Tổng quan làng nghề

Làng nghề là mô hình sản xuất truyền thống, gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Làng nghề đóng vai trò tích cực đến phát triển kinh tế và xã hội của nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về làng nghề và đưa ra nhiều khái niệm về làng nghề. Các khái niệm này nhìn chung có nhiều quan điểm tương đồng với nhau và được tóm tắt như sau:

- Khái niệm thứ nhất: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh, làng Đồng Bưởi, Thiệu Lý, Phước Kiều, làng giấy vùng

Bưởi, Dương Ô, làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội) tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (lợn, gà,) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ), song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả,.. cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yêu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Sài Gòn) và tiến tới mở rộng ra cả nươc s rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài (Dương Bá Phượng, 2001).

- Khái niệm thứ 2: Làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông (Dương Bá Phượng, 2001).

- Khái niệm thứ 3: Làng nghề là một cụm dân dư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh đoanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm toàn làng (Mai Thế Hởn và cộng sự, 2003)

- Khái niệm thứ 4: Làng nghề là một cụm cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng một làng (thôn), có một hay một số nghề được hình thành có tính chất phi nông nghiệp và trước hết là tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của những ngành nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập và lao động trong làng (Trần Công Sách, 2003).

- Khái niệm thứ 5: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Bộ NN&PTNT, 2006).

Các khái niệm làng nghề ở trên chỉ ra rằng làng nghề gồm 2 từ “làng” và

“nghề” ghép lại. Trong đó, “làng” dùng để chỉ cộng đồng dân cư sống ở nông thôn với hoạt động kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp, còn “nghề” gắn liền với hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Nhìn chung, các khái niệm làng nghề đã phản ánh được đầy đủ đặc điểm của làng nghề ở Việt Nam. Vì đa số làng nghề đến nay vẫn giữ được những đặc trưng chủ yếu như sau:

- Theo Huỳnh Đức Thiện (2014), làng nghề gồm một hoặc nhiều cụm dân cư sống cùng một khu vực địa lý được gọi là làng. Làng ở đây được hiểu là thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn. Cư dân của làng nghề thường có quan hệ với nhau về kinh doanh lẫn dòng tộc, tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội ở làng nghề.

- Làng nghề thu hút một số lượng đáng kể hộ gia đình và lao động của làng tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình, lao động tham sản xuất và có thu nhập chính từ nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ số hộ, lao đọng tham gia sản xuất và có thu nhập từ nghề phi nông nghiệp thường cao hơn nông nghiệp.

- Nghề phi nông nghiệp của làng nghề thường là các nghề truyền thống như: đan, lát, sơn mài, chạm khắc, gốm sứ, dệt sợi. Làng nghề có thể có một nghề duy nhất hoặc cùng lúc có 2 nghề khác nhau. Nghề phi nông nghiệp của làng nghề thường phát triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Huỳnh Đức Thiện, 2014).

- Làng nghề thường gắn với nông thôn với hoạt động sản xuất truyền thống là sản xuất nông nghiệp. Đa số làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các hộ gia đình ở làng nghề có thể vừa sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp hoặc chỉ sản xuất phi nông nghiệp.

- Làng nghề sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, với mục đích là kinh doanh để thu lợi nhuận, bởi mức độ tự tiêu dùng của làng nghề rất thấp.

Thị trường của làng nghề gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Tùy theo mặt hàng mà mức độ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khác nhau.

- Làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công nhưng có thể áp dụng công nghệ sản xuất mới để cải tiến năng suất ở mức độ khác nhau, tuy theo đặc điểm sản xuất của mỗi làng nghề. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới cần giữ được nét truyền thống và tính mỹ thuật của sản phẩm (Huỳnh Đức Thiện, 2014).

- Hộ sản xuất gia đình là loại hình sản xuất chiếm số lượng nhiều nhất ở làng nghề. Ngoài ra ở làng nghề còn có sự tham gia của các loại hình sản xuất khác như: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam đã dẫn đến sự thay đổi ở một số làng nghề. Địa bàn của một số làng nghề bị đô thị hóa, trở

thành thành thị, không còn sản xuất nông nghiệp. Ở làng nghề, ngoài hộ sản xuất còn có sự tham gia của hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, những thay đổi này không đáng kể, đa số làng nghề vẫn giữ được những đặc điểm truyền thống. Do đó, khái niệm làng nghề tác giả sử dụng dựa trên quan điểm cơ bản của các khái niệm làng nghề trước đây đồng thời xem xét đến những thay đổi của làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

Theo Võ Văn Sen (2014), làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp nhưu nhau qua nhiều năm. Ở làng nghề, cố một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp.

Rõ ràng, việc đưa ra một khái niệm làng nghề có thể bao quát cả những đặc điểm của các làng nghề ở Việt Nam là vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, việc xây dựng tiêu chuẩn làng nghề và cách phân loại làng nghề sẽ góp phần cụ thể hóa khái niệm làng nghề.

2.1.2.2. Tiêu chuẩn xác định làng nghề

Nhiều làng, xã ở Việt Nam tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhưng không thể xác định tất cả là làng nghề. Công việc xã định làng, xã nào đủ tiêu chuẩn là làng nghề để có chính sách quản lý và hỗ trợ làng nghề phát triển ổn định hơn.

Tiêu chuẩn làng nghề thực tế vẫn chưa thống nhất giữa các địa phương trong những năm qua. Một số địa phương đã tự xây dựng tiêu chuẩn làng nghề dựa trên đặc điểm làng nghề của địa phương.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Trong Thông tư này, Bộ NN&PTNT đã đưa ra 03 tiêu chuẩn của làng nghề gồm: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối tiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

Qua nghiên cứu của Huỳnh Đức Thiện (2014) tại Hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch” cho thấy tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT là phù hợp với tình hình chung của các làng nghề ở Việt Nam và đưa ra tiêu chí định tính, định lượng phản ánh đặc điểm của làng nghề gồm:

- Nhóm yếu tố định lượng:

+ Tỷ lệ số hộ tham gia sản xuất ngành nghề so với tổng số hộ của làng nghề.

+ Tỷ lệ số lao động tham gia sản xuất ngành nghề so với tổng số lao động trong làng.

+ Tỷ tệ thu nhập của ngành nghề so với tổng thu nhập của cư dân ở làng nghề.

- Nhóm yếu tố định tính:

+ Sản phẩm có tính mỹ nghệ, mang đậm nét yếu tố văn hóa và bản sắc của từng địa phương.

+ Sản xuất theo những quy trình ổn định và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

+ Sản xuất hàng hóa để đáp ứng thị trường với mục đích kinh doanh.

Trong các tiêu chí kể trên, tiêu chí tỷ lệ số hộ và lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp có thể chuyển sang tiêu chí số lượng hộ và lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp.

2.1.2.3. Vai trò của làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội

a. Tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn ở nông thôn Làng nghề đóng góp tích cực về tạo việc làm ở nhiều địa phương. Vì đặc điểm của làng nghề là sản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức lao động. Số lượng lao động của các cơ sở sản xuất rất đa dạng, tùy theo quy mô của cơ sở sản xuất và ngành nghề của làng nghề. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sử dụng lao động thường xuyên từ 2 đến 4 người. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất quy mô lớn sử dụng lao động hàng chục người, có khi lên đến hàng trăm người. Số lượng lao động động tham gia sản xuất phi nông nghiệp còn nhiều hơn nếu tính cả lao động thời vụ. Trung bình mỗi hộ sản xuất thu hút thêm 2 – 5 lao động, còn mỗi cơ sở thu hút 8 – 10 lao động thời vụ. Nhiều làng nghề, nhất là các làng nghề chế biến nông sản, do tính chất mùa vụ số lao động thời vụ thường rất lớn, thậm chí gấp 4 – 7 lần số lao động thường xuyên (Bộ NN&PTNT, 2005).

Vai trò tạo việc làm của làng nghề được thấy rõ hơn qua ước tính của Bộ Công Thương là cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm cho khoảng 3000 – 4000 lao động, chủ yếu là lao động tại các làng nghề

nông thôn, tron đó có lao động nông nhàn tại chỗ và vùng lân cận. Trong khi chế biến hạt điều xuất khẩu 1 triệu USD chỉ thu hút được 400 lao động (Trần Minh Yến, 2004). Báo cáo của Bộ NN&PTNT còn cho thấy “Các làng nghề cả nước đã thu hút 1,4 triệu hộ gia đình tham gia và tạo việc làm cho trên 10 triệu lao động”.

b.Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động

Cùng với vai trò tạo việc làm cho người lao động, các làng nghề còn góp phần tăng thu nhập cho cơ sở sản xuất và người lao động. Các làng nghề đã thu hút phần lớn gia đình ở làng nghề tham gia sản xuất, trở thành cơ sở sản xuất của làng nghề. Hầu hết cơ sở sản xuất ở các làng nghề sống và có thu nhập chính từ nghề phi nông nghiệp. Làng nghề ngoài tạo ra thu nhập cho cơ sở sản xuất còn mang lại thu nhập cho người lao động làm việc tại cở sở sản xuất ở làng nghề.

Làng nghề rất linh hoạt, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều loại lao động khác nhau như lao động lớn tuổi, lao động trình độ thấp, đặc biệt là lao động nông nhàn không thể rời bỏ nông nghiệp ở nông thôn. Nếu so sánh với thu nhập của người lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 2 – 4 lần, đặc biệt là chi phí về lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp (Trần Minh Yến, 2004).

c. Khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phương

Đa số cơ sở sản xuất ở các làng nghề có quy mô nhỏ, không cần đầu tư nhiều vốn và lao động cho sản xuất nên phù hợp với năng lực của các hộ gia đình nghèo ở nông thôn và ngoại thành. Vốn kinh doanh của cơ sở sản xuất ở các làng nghề đa dạng, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của cơ sở sản xuất nhưng đa số cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vốn đầu tư thấp. Chẳng hạn, cơ sở sản xuất ở các làng nghề làm bánh tráng và đan giỏ tre thường có vốn kinh doanh khoảng 2 – 3 triệu đồng nên hộ gia đình ở làng đều có thể đầu tư vốn tham gia sản xuất.

Với mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi của dân vào hoạt đông sản xuất kinh doanh (Trần Minh Yến, 2004).

Các làng nghề huy động hiệu quả lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia sản xuất. Ở nhiều làng nghề như: đan lát, bánh tráng và thêu, lao động có thể linh hoạt sản xuất khi nông nhàn hay vào bất kỳ thời điểm nào rảnh rỗi. Làng nghề cũng thúc đẩy các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, linh hoạt và ít rủi ro phát triển nhưng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội ý nghĩa ở nông thôn của

nhiều địa phương. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như: bánh tráng, mây tre, gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc và dệt may. Để sản xuất những sản phẩm này, các làng nghề cần nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau như: mây, tre, trúc, gỗ, cao lanh, bột sắn, tơ sợi.

Đa số nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề có thể khai thác trong nước.

Nhiều địa phương có tiềm năng nuôi, trồng nguyên liệu, tạo ra vùng nguyên liệu lớn, cung cấp ổn định cho làng nghề. Vì đa số nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề có thể nuôi, trồng trong nước nên chi phí sản xuất thấp và giá trị gia tăng của sản phẩm làng nghề cao. Bộ Công thương ước tính: “Chi phí nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm 3 – 5% giá trị sản phẩm nên giá tị thực thụ từ xuất khẩu sản phẩm làng nghề chiếm 95 – 97%. Trong khi may mặc và dày dép có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng nhập khẩu tới 80% nguyên liệu đầu vào nên giá trị thực từ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 25%”. Vì vậy, phát triển làng nghề để khai thác nguồn lực nhàn rỗi như nhân lực, vốn, đất đai và nguyên liệu vào sản xuất là hướng đi thích hợp cho khu vực nông thôn Việt Nam (Trần Minh Yến, 2004).

d. Bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch

Lịch sử phát triển làng nghề luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Làng nghề là phương thức sản xuất truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam. Mỗi làng nghề có một lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng làng nghề. Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong lịch sử văn hóa, văn minh của Việt Nam (Dương Bá Phượng, 2001).

Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất hàng hóa mà còn là môi trường phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội, đông thời là chiếc nôi của công nghệ truyền thống. Những nét văn hóa này từ lâu không thể thiếu và làm phong phú văn hóa của Việt Nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà ông cha đã tạo lập cho thế hệ sau. Làng nghề là môi trường bảo tồn và lưu truyền những bí quyết, tinh hoa nghề truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên những lớp nghệ nhân tài năng của làng nghề.

Làng nghề còn gắn với với hóa bởi sản phẩm của làng nghề đa dạng, phổ biến và gần gũi với sinh hoạt thường ngày của dân cư như: mây tre, thêu, gốm sứ, gỗ mỹ nghệ. Mỗi sản phẩm làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật, được làm ra bởi sự sáng tạo và khéo léo của nghệ nhân. Sản phẩm làng nghề phản ánh sinh động sinh hoạt của cư dân, phong cảnh, phong tục tập quán. Một số sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)