Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 50 - 54)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), giai đoạn 2011-2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với giai đoạn trước, bình quân đạt 5,75 %/năm (thấp

hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch đề ra giai đoạn 2011 – 2015 là 12-13%/năm), trong đó: Nông – Lâm – Thủy sản tăng 5,14%/năm, Công nghiệp – Xây dựng tăng 6,27%/năm và Thương mại – Dịch vụ tăng 5,26%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.

- Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 20,5 triệu đồng năm 2011 lên 25,6 triệu đồng năm 2014. Mặc dù thu nhập tăng nhưng đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Ngoài ra, tại một số huyện và nhiều xã, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), trong thời kỳ 2005-2014 cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong giá trị gia tăng tăng từ 36,16% năm 2005 lên 41,78% vào năm 2011 và có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 2014 là 36,18%; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 28,68% năm 2005 xuống còn 26,74

% vào năm 2014. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Phú Thọ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ ít thay đổi trong giai đoạn này.

Nông - Lâm - Thủy sản tuy có cơ cấu kinh tế (26,74%) thấp hơn so với Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ nhưng thể hiện được tính ổn định, có thể nói ngành Nông – Lâm – Thủy sản trong những năm vừa qua đã có sự cố gắng vượt bậc, là trụ đỡ cho nền kinh tế những lúc khó khăn.

c. Giá trị sản phẩm xuất khẩu

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm: Năm 2010 đạt 340,74 triệu USD, năm 2011 đạt 477,92 triệu USD, năm 2012 đạt 538,13 triệu USD, năm 2013 đạt 601,60 USD và năm 2014 đạt 712,67 triệu USD.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2010- 2014 đạt 20,2% và giai đoạn 2011- 2014 đạt 14,25%. Hàng xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua tập trung vào 2 nguồn hàng chính là: Chè khô, hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong những năm vừa qua là: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Apganikistan, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, các nước EU, các nước ASEAN.

d. Tình hình đầu tư

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011-2015 ước đạt 67,01 nghìn tỷ đồng (mục tiêu 67-68 nghìn tỷ đồng), tăng bình quân 7,3%/năm và tăng 2,1 lần so với giai đoạn 2006-2010 trong đó:

Vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ: 21,169 nghìn tỷ đồng chiếm 31,6%; Vốn đầu tư của bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước: 15,844 nghìn tỷ đồng chiếm 23,6%; Vốn đầu tư của tư nhân, dân cư: 25,707 nghìn tỷ đồng chiếm 38,4%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 4,289 nghìn tỷ đồng chiếm 6,4%. Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thấy: Đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm từ trên 65% giai đoạn 2006 – 2010 xuống còn 55,2% giai đoạn 2011 – 2015, trong khi đầu tư của dân cư – tư nhân tăng từ 25% giai đoạn trước lên 38,4% giai đoạn 2011-2015.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực a. Dân số

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), năm 2014 dân số tỉnh Phú Thọ có 1,36 triệu người tăng 58,2 nghìn người so với năm 2005. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,27%.

Sự phân bố dân cư ở Phú Thọ không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 81,4% năm 2014, dân số thành thị chiếm 18,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 31,7%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Phú Thọ trong những năm qua còn thấp.

b. Nguồn nhân lực

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), nguồn nhân lực của Phú Thọ khá dồi dào, lao động trong độ tuổi có khả năng lao động của tỉnh năm 2014 là 840,8 nghìn người, chiếm 61,8% tổng dân số toàn tỉnh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh.

Tỷ trọng lao động hoạt động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 63,45% năm 2010 xuống 58,38% năm 2014; tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 19% lên 21,25%, trong ngành dịch vụ từ 17,54% lên 20,04%. Trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ ngày càng lớn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được quan tâm hơn.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo năm 2014 là 23%. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ và các huyện đồng bằng.

Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là ở khu vực nông thôn để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội a. Thuận lợi

- Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý trung tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, đặc biệt là trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh, với vị trí ngã ba sông, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua tạo cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển Nông – Lâm – Thủy sản nói riêng.

- Đặc điểm địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du miền núi); thời tiết khí hậu vừa có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Do đó, Phú Thọ được chia thành nhiều tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, tài nguyên đất đai phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú.

- Dân số bình quân năm 2014 là 1,36 triệu người; đây là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa lớn của tỉnh; lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 840,4 nghìn người, chiếm 61,8% dân số, đang trong thời kỳ dân số trẻ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ổn định, lại có chính sách khá thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nướ cũng được xem là những điều kiện thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế.

- Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, do đó phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái, an toàn là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch đến địa bàn tỉnh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm và quảng bá sản phẩm.

- Hàng nông sản (chủ yếu là chè, bưởi) Phú Thọ trong những năm qua đã tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015).

b. Khó khăn

- Tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, biến đổi bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, bình quân đất sản xuất nông nghiệp đầu người thấp, lại phân bố phân tán, manh mún, gây khó khăn cho công tác chuyển đổi sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Có sự chênh lệch lớn đầu tư giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp thấp trong tổng vốn thực hiện đầu tư toàn tỉnh; cơ cấu đầu tư không hợp lý, trong nông nghiệp tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi, thủy sản thấp.

- Phú Thọ hiện nay đang đứng trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hóa mạnh, sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tuy đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới thường xuyên trong thời gian qua, song vẫn còn yếu kém nhất là các huyện vùng núi.

- Vốn của đại đa số các hộ làm nông nghiệp rất khó khăn, thiếu vốn để đầu tư, trong khi sản xuất nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng xác xuất rủi ro cao nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn.

- Tỷ lệ lao động nông thôn chưa có việc làm, lao động chưa qua đào tạo còn cao. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên cấp bách.

- Nền kinh tế đang hội nhập mạnh với nền kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ lớn, thì sản phẩm nông nghiệp ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại ngay tại thị trường tiêu dùng nội địa (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)