Phần 2. Cở sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.2. Thực tiễn ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm chè của làng nghề tại tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong hai tỉnh (cùng với Lâm Đồng) có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Nghề trồng chè và chế biến chè thực sự trở thành nghề truyền thống gắn bó, đem lại cuộc sống ổn định với hàng trăm nghìn hộ dân (Vụ thị trường trong nước, 2015). Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 20.800 ha chè, trong đó có trên 17.600 ha chè đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 110
tạ/ha, sản lượng đạt gần 193.000 tấn (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2015). Về tiêu thụ chè, chè Thái Nguyên tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Năm 2014, sản lượng tiêu thụ nội địa 33.978 tấn chè thành phẩm, chiếm 86,32% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản tại các hộ gia định, HTX và một số doanh nghiệp.
Nhìn chung giá chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định ở mức 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với loại sản phẩm trung bình; từ 300.000 đến 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản, chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 đến 3.000.000 đồng/kg.
Bảng 2.1. Tổng thể thực trạng thị trường ngành chè Thái Nguyên đến năm 2014
Sản phẩm Nội địa /
Người thực hiện Xuất khẩu / Người thực hiện Tổng cộng
Chè xanh
86,32%
Hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác
(Hiệu quả kinh tế nhất)
2%
Doanh nghiệp
(Có hiệu quả kinh tế nhưng không cao)
88,32%
Chè đen 0%
(Chưa khai thác)
11,68%
Doanh nghiệp, Nhà máy (Không có hiệu quả kinh tế hoặc có thì không cao)
11,68%
Thị trường 86,32% 13,68% 100%
Nguồn: Nguyễn Thị Ngà (2015) Làng nghề chè ở Thái Nguyên có lịch sử trên nửa thế kỷ hình thành và phát triển chủ yếu làm ra chè búp khô (chè xanh) phục vụ nhu cầu của người dân và nội tiêu tron nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, biến động của thị trường, ngành chè Thái Nguyên gặp không ít khó khăn song người làm chè vẫn giữ gìn nghề truyền thống của mình, tận dụng những tiềm năng lợi thế của địa phương, cộng với sự quan tâm giúp đỡ, tạo cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, đưa giống mới vào trồng, đầu tư máy móc thiết bị và khâu chế biến, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tạo ra các sản phẩm chè sạch, an toàn, đa dạng, phong phú.
Tổng số làng nghề được tỉnh Thái Nguyên cấp bằng công nhận làng nghề đến năm 2015 là 162 làng nghề, trong đó làng nghề chè có 140 làng chiếm 86,4%
phân bổ nhiều nhất tại các địa phương: Phú Lương 27 làng nghề, Phổ Yên 26 làng nghề, Thành phố Thái Nguyên 24 làng nghề, Đại Từ 24 làng nghề, Đồng Hỷ 18 làng nghề,…; đặc biệt có 1 làng nghề chè tiêu biểu Việt Nam. Làng nghề chè thu hút sự tham gia của 11.720 hộ với số lao động làm nghề trên
22.760 lao động, thu nhập bình quân đạt 1,5 – 3 triệu đồng/LĐ/tháng (Bùi Quang Huân, 2015).
Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè gặp không ít nhưng khó khăn như:
- Việc kiểm soát chất lượng chè nguyên liệu còn gặp khó khăn, tính ổn định không cao mà nguyên nhân gốc rễ là việc thực hành các tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, QCVN 01-132:2013/BNNPTNT (có 25 cơ sở được cấp chứng chỉ VietGAP, UTZ) khâu chế biến còn thiếu công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp quốc tế.
- Đầu ra tiêu thụ chậm, chủ yếu bán trong nước, xuất khẩu chưa đến 20%.
- Hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu và quảng bá sản phẩm yếu. (đến nay mới có 34 làng nghề có trang Website, và một số làng nghề có thương hiệu sản phẩm, chủ yếu sử dụng chung nhãn hiệu chè tập thể Thái Nguyên).
- Khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng bởi các điều kiện vay khắt khe theo quy trình của ngân hàng.
- Làng nghề chè là đơn vị kinh tế mang tính cộng đồng. Tuy nhiên về mô hình, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động chưa thống nhất, đa số thành lập ban quản lý làng nghề do trưởng xóm, trưởng thôn làm trưởng ban song, còn lúng túng về phương hướng hoạt động và quy chế làm việc.
- Cơ chế chính sách, ưu đãi đối với các làng nghề chưa được tuyên truyền sâu rộng đến người dân.
Việc phát triển làng nghề đã thực sự tạo ra động lực mới cho việc phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Bùi Quang Huân, 2015).
Từ thực tiễn trên, để bảo tồn và phát huy những giá trị sản phẩm chè trong các làng nghề tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, mối quan hệ sản xuất trong làng nghề chè mang tính cộng đồng hoạt động theo cơ chế tự quản, bảo đảm tính công khai minh bạch và dân chủ hóa cao, song vẫn phải tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh độc lập của các hội viên. Trong làng nghề có hộ kinh doanh, tổ hợp tác, Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện để có thể hấp thụ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và kinh
doanh. Vì thế bản chất làng nghề là phải hoạt động theo quy chế và điều lệ, đa số thành lập Ban quản lý làng nghề do Trưởng xóm được UBND xã chỉ định làm trưởng ban song còn lúng túng về phương hướng hoạt động và quy chế làm việc.
Để tháo gỡ khó khăn này, Hiệp hội làng nghề Thái Nguyên đã có hướng dẫn mẫu về cơ cấu tổ chức và Quy chế làm việc của làng nghề thống nhất trong toàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý lang nghề. Đồng thời, khuyến khích các làng nghề chưa có Hợp tác xã nên thành lập HTX hoặc tổ hợp tác để tổ chức kinh tế tập thể này có thể làm dịch vụ cho làng nghề.
Hai là, tăng cường tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn cơ chế chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Cụ thể: Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Xây dựng Website về làng nghề Thái Nguyên và sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.
Đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề. Vận động, phối hợp xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm chung của cá làng nghề chè Thái Nguyên đến các khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh vận động đầu tư bằng các nguồn vốn (NGO, ODA, FDI), xác định nhu cầu và cơ hội hợp tác công tư (PPP) trong sự nghiệp phát triển kinh tế hợp tác, HTX và làng nghề. Xây dựng phong trào “mỗi làng một sản phẩm” theo kinh nghiệm của Nhật Bản mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị vào khâu chế biến và bảo quản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè, trong đó chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chè đạt đẳng cấp quốc tế. Bảo đảm môi trường làng nghề trong giới hạn cho phép. Xây dựng làng nghề thành điểm du lịch làng nghề, tổ chức các tour du lịch xanh, tổ chức một số lớp tập huấn về hướng dẫn du lịch cho các làng nghề để hoạt động này dần trở thành chuyên nghiệp hơn, để sản phẩm nghề
truyền thống của các làng nghề trở thành sản phẩm văn hóa – du lịch trong một môi trường xanh.
Bốn là, Tiếp tục đổi mới giống chè cho năng suất và giá trị kinh tế cao phù hợp với thổ nhưỡng từng địa phương. Bảo đảm sản xuất chè sạch vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho búp chè tươi an toàn tại Việt Nam (UTZ, VietGAP) kết hợp bảo vệ an toàn môi trường làng nghề.
Thực hiện QCVN 01-132:2013/BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế được Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 07/2003/TT-BNNPTNT ngày 22/1/2013.
Năm là, về vấn đề vốn tín dụng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển làng nghề cho vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc bằng không (0%) theo cơ chế tín chấp trong đó có phần không hoàn lại với một tỷ lệ đối ứng thích hợp đối với các làng nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư. Thực hiện việc cho các hộ làng nghề chè vay vốn tín dụng theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Sáu là, Rút kinh nghiệm việc thực hiện rất có hiệu quả đề án khoa học công nghệ cấp tỉnh về đề tài ứng dụng xây dựng làng nghề điểm trên địa bàn tỉnh. Đề án đã mang lại ý nghĩa thiết thực với người làm chè trong làng nghề 2-3 năm gần đây. UBND tỉnh tiếp tục cho xây dựng và thực hiện các đề án xây dựng và nhân rộng làng nghề điểm trên địa bàn tỉnh, việc này được coi là một nhiệm vụ thường xuyên hàng năm.
2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cáo giá trị sản phẩm chè tỉnh Tuyên Quang
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang (2015), Tuyên Quang hiện có 8.650 ha chè tập trung ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Hàm Yên, trong đó có 8.091 ha chè kinh doanh. Năng suất chè búp tươi bình quân đạt khoảng 78,1 tạ/ha, nhiều vùng chè nâng suất đạt khoảng 25 tấn/ha/năm, tổng sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 600.000 tấn. Toàn tỉnh hiện có 25 đơn vị tham gia chế biến chè có quy mô công suất 4 tấn đến 80 tấn chè búp tươi/ngày.
Trong những năm qua, cây chè đã trở thành một trong những cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tuyên Quang. Năm 2014, tổng sản lượng chè tiêu thụ của 3 doanh nghiệp chè lớn nhất Tuyên Quang gồm: Công ty Cổ phần chè Sông Lô,
Tân Trào và Mỹ Tâm đạt 6.000 tấn với doanh thu hơn 200 tỷ đồng.
Sản phẩm chè Tuyên Quang đã đạt được nhiều giải thưởng như: Cúp Vàng doanh nghiệp, Cúp Vàng Nông nghiệp, Cúp Cành chè vàng, Bộ Nông nghiệp &
PTNT chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao.
Sản phẩm chè Tuyên Quang được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường các nước khu vực EU, Afghanistan, Đài Loan, Trung Quốc và sản phẩm chè của Công ty cổ phần chè Mỹ Tâm do á dụng quy trình Rainforest (sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững) đã được tập đoàn Unilever thu mua toàn bộ chè thành phẩm và xuất sang một số thị trường khó tính như: Châu Âu và Mỹ.
Để có một sản phẩm chè ngon, an toàn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, ngoài việc tăng cường tiếp thị, quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp chè Tuyên Quang đã chủ động cắt giảm những khâu trung gian xuống mức thấp nhất và không ngừng cải tiến mẫu mã đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Khuyến khích các hộ thu hái phân loại chè đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến.
Đồng thời, tập trung triển khai Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng các dự án đầu tư, dự án sản xuất chè an toàn tại các vùng Quy hoạch sản xuất chè an toàn trên địa bàn tỉnh. Trồng thay thế diện tích chè giống cũ, năng suất thấp bằng các giống chè mơi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu về nguyên liệu chế biến của từng loại sản phẩm. Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biens chè trên địa bàn tỉnh.
Hình thành các tổ chức sản xuất theo nhóm hộ, tổ đội sản xuất chuyên canh trên từng địa bàn thôn, xã, nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông. Khuyến khích nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp trên cơ sở xác định thống nhất giá sàn nông sản ngay từ đầu năm, đầu kỳ sản xuất.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè: Áp dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM), cơ giới hóa trong khâu làm đất, đốn, thu hoạch,…
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, trong sản xuất chế biến chè khô (chè xanh) để tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường. Khuyến khích, nhân rộng mô hình sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
2.2.2.3. Chính sách phát triển sản phẩm chè chế biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của TW, khuyến khích liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 5024/KH-UBND ngày 3/1/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.
- Kế hoạch số 5025/KH-UBND ngày 3/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020.
- Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.