Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh; Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái;
Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), liền kề vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và Trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, có đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015).
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du và miền núi), khí hậu đa dạng và phân hóa mạnh, nên hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau.
Các dạng địa hình của tỉnh có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh và đặc biệt là đối với lĩnh vực trồng trọt, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng (đầu tư hệ thống thủy lợi ít tốn kém) thích hợp đối với canh tác lúa, nuôi cá và trồng cây màu, địa hình đồi núi khí hậu thay đổi khi càng lên cao, thích hợp với trồng cây dược liệu, trồng rừng, trồng hoa. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là lạnh giá, sương muối, lũ quyét… ở vùng đồi núi cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015).
Đơn vị đất đai được tổ hợp (chồng xếp) các yếu tố ứng với tiêu chuẩn phân cấp như sau:
- Nhóm đất (soil group): được kế thừa từ bản đồ đất đã chỉnh lý bổ sung năm 2006: trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 8 nhóm đất và 17 loại đất cụ thể:
+ Nhóm bãi cát, cồn cát: Diện tích: 1.579 ha, chiếm 0,45 % DTTN. Phân bố ở Hạ Hoà, Lâm Thao, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba và Cẩm Khê.
+ Nhóm đất lầy (J) Đất lầy có diện tích 306 ha, chiếm 0,09 % DTTN. Phân bố ở các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê, Yên Lập và thị xã Phú Thọ.
+ Nhóm đất xám bạc màu (B) có diện tích 305 ha, chiếm 0,09 % DTTN.
Phân bố chủ yếu ở Lâm Thao và Thanh Ba.
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi (H) phân bố ở độ cao từ 900 m trở lên, ở Phú Thọ chỉ có 1 loại đất là đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs). Diện tích 4.354ha, chiếm 1,23 % DTTN, phân bố ở hai huyện Tân Sơn và Yên Lập.
+ Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong tỉnh đã tạo nên vùng đồng bằng khá màu mỡ.
Nhóm đất phù sa có diện tích 64.143 ha, chiếm 18,15 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và được chia ra 7 loại đất, được phân bố ở các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tân Sơn và Cẩm Khê.
+ Nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn 235.836 ha chiếm 66,75% DTTN. Nhóm đất đỏ vàng ở Phú Thọ được chia ra 4 loại đất chính, đất được phân bố ở tất cả huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
+ Nhóm đất thung lũng (D) Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc thung lũng kín khó thoát nước, diện tích: 25,667 ha, chiếm 7,26 % DTTN.
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) diện tích: 2.055 ha, chiếm 0,58 % DTTN, phân bố ở các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì.
- Địa hình, độ dốc: chia thành 6 cấp ( I: 0-3o; II: 3-8o; III: 8-15o; IV: 15-20o; V: 20-25o; VI: >25o):
+ Địa hình tỉnh Phú Thọ có đặc điểm là chia cắt tương đối mạnh do nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền
núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:
Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng: gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa.
Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây Á nhiệt đới, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc,... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, thủy sản để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.
Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực và chăn nuôi. Một số khu vực đồi gò thấp (chủ yếu ở vùng Đông nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác.
+ Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
- Độ dày tầng đất: chia thành 5 cấp (1: >100cm; 2: 70-100cm; 3: 50-70cm;
4: 30-50cm; 5: <30cm).
- Phân vùng khí hậu:
Chỉ tiêu phân chia các tiểu vùng khí hậu cho Phú Thọ gồm:
Nhiệt độ trung bình năm 23,0 và 20,5OC (tổng nhiệt độ năm 8400 và 7500OC).
Lượng mưa năm 1800mm và một số chỉ tiêu độ ẩm, số giờ nắng,...
Với các chỉ tiêu trên, ta có thể phân chia Phú Thọ thành 5 tiểu vùng khí hậu theo thứ tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông như trên hình bên bao gồm:
+ Tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Bắc (I);
+ Tiểu vùng khí hậu châu thổ ven sông (II);
+ Tiểu vùng khí hậu núi thấp chuyển tiếp (III);
+ Tiểu vùng khí hậu núi cao phía Tây Nam (IV);
+ Tiểu vùng khí hậu thung lũng Minh Đài (V).
- Đặc trưng về nước: Điều kiện tưới phân thành 04 cấp (không tưới, tưới chủ động, bán chủ động), ngập úng cục bộ (không ảnh hưởng, ảnh hưởng).
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản, là tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015).
- Tài nguyên đất (Thổ nhưỡng): tỉnh Phú Thọ có 8 nhóm đất chính với 17 loại đất khác nhau. Chất lượng đất tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.
- Tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ tương đối phong phú và đa dạng hiện có 3 sông chính là: sông Hồng, sông Lô, sông Đà, ngoài ra còn có hệ thống sông Bứa, sông Chảy, Ngòi Giành, Ngòi Lao và hàng trăm km suối thuộc hệ thống sông Hồng, sông Lô, tạo thành mạng lưới sông suối phân bố đều khắp trong phạm vi toàn tỉnh, hệ thống hồ lớn nhỏ khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng: Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệ động thực vật rừng ở đây khá phong phú, đa dạng về nguồn gen và thành phần loài. Năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 194.605,4ha; tỷ lệ che phủ đạt 50,6%.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như:
Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cầm Khê. Đây là những lợi thế của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Tài nguyên nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống, là đất Tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt. Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là các du khách quốc tế.
3.1.1.4. Phân hạng thích nghi một số cây trồng chính
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Thang phân cấp thích nghi của 9 loại hình sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ:
+ Chuyên lúa: Có khả năng thích nghi tối đa trên 51.772 ha, trong đó có 17.737 ha ở mức rất thích nghi, tập trung chủ yếu ở Hạ Hòa (2.746ha), Thanh Ba (2.016ha), Phù Ninh (1.393ha), Cẩm Khê (2.306ha), Tam Nông (2.234ha), Lâm Thao (3.690ha). Mức thích nghi trung bình có 23.635 ha.
+ Lúa màu: Có khả năng thích nghi tối đa là 43.332 ha, trong đó có 15.211 ha ở mức rất thích nghi, tập trung chủ yếu ở Hạ Hòa (2.746ha), Thanh Ba (1.381ha), Phù Ninh (1.345ha), Cẩm Khê (2.271ha), Tam Nông (1.971ha), Lâm Thao (2.718ha). Mức thích nghi trung bình có 10.831 ha.
+ Chuyên rau: Có khả năng thích nghi tối đa là 33.726 ha, trong đó có 5.423 ha ở mức rất thích nghi, tập trung ở Việt Trì (706ha), Phú Thọ (209ha), Đoan Hùng (207ha), Hạ Hòa (481ha), Thanh Ba (454ha), Phù Ninh (100ha), Cẩm Khê (1681ha), Tam Nông (610ha), Lâm Thao (202ha), Thanh Thủy (675ha). Mức thích nghi trung bình có 19.239 ha.
+ Cây ăn quả: Có khả năng thích nghi tối đa là 79.199 ha, trong đó có mức rất thích nghi 13.378 ha, tập trung ở TX Phú Thọ (570ha), Đoan Hùng (207ha), Hạ Hòa (916ha), Thanh Ba (1.088ha), Phù Ninh (840ha), Cẩm Khê (2.431ha), Tam Nông (2.908ha), Lâm Thao (436ha), Thanh Sơn (1.543ha) Thanh Thủy (597ha); thích nghi trung bình có 34.516 ha tập trung ở TX Phú Thọ (440ha), Đoan Hùng (9.578ha), Hạ Hòa (6.057ha), Thanh Ba (3.549ha), Phù Ninh (3.408ha), Cẩm Khê (1.646ha), Tam Nông (994ha), Thanh Sơn (2754ha) Thanh Thủy (597ha).
+ Lâm nghiệp: Có khả năng thích nghi tối đa là 156.648 ha, trong đó có mức rất thích nghi 29.816 ha, thích nghi trung bình có 42.321 ha.
+ Thuỷ sản: Có khả năng thích nghi tối đa là 10.837 ha, trong đó có mức rất thích nghi 5.109 ha, thích nghi trung bình có 3.644 ha.