Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:

3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thông kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu về sản phẩm chè chế biến, nâng cao giá trị gia tăng và đặc trưng của hoạt động làng nghề để xây dựng nên mô hình nghiên cứu ban đầu và các khái niệm được sử dụng trong luận văn.

Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung sưu tầm các thông tin liên quan đến làng nghề sản xuất, chế biến chè từ Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, qua đó thấy được tính đặc thù của nghiên cứu.

3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin bằng cách điều tra, phỏng vấn sâu. Kết quả điều tra sẽ được sử dụng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, thông tin sơ cấp được thụ thập bằng khảo sát: tác giả sẽ sử dụng bảng hỏi để điều tra nhằm tìm ra các nhân tố tác động và đặc điểm của sự tác động của các nhân tố đến việc nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến tại các làng nghề trên địa bàn tinh Phú Thọ. Bảng hỏi và dàn bài phỏng vấn sau khi được thiết kế sẽ xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát diện rộng.

Mẫu điều tra

- Tổng thể nghiên cứu của luận văn là những cơ sở chế biến chè tại các làng nghề trên địa bàn tình Phú Thọ. Cơ sở chế biến chè tại làng nghề tồn tại đa dạng dưới nhiều hình thức như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, trong đó chiếm đa số là quy mô hộ gia đình điều này phù hợp với thực tế tại tỉnh Phú Thọ. Do các điều kiện trên, tổng thể là những cơ sở chế biến chè tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Chọn mẫu nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả đã

cố gắng lựa chọn các đơn vị mẫu phân bố trên các khu vực khác nhau đại diện cho các vùng chè lớn của tỉnh Phú Thọ.

Theo phương pháp này, tác giả phân chia tổng thể theo tiêu thức địa lý.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phân chia vùng chế biến chè lớn: (1) Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập; (2) Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng; (3) Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ. Tại mỗi vùng chế biến chè sẽ lựa chọn 1 làng nghề, tại mỗi làng nghề điều tra 30 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện cho làng nghề chế biến chè trên địa bàn tỉnh, 3 làng nghề sẽ có những đặc điểm khác nhau về vùng nguyên liệu, công suất chế biến, giá trị sản phẩm chế biến, số năm kinh nghiệm.

Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn 3 làng nghề trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Làng nghề chè Mai Thịnh - Xã Địch Quả - Huyện Thanh Sơn, đây là làng nghề mới được công nhận năm 2015, nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu chè Tân Sơn - Thanh Sơn - Yên Lập, sản lượng sản xuất hàng năm tương đối lớn, giá trị sản phẩm chè chế biến, tương đối thấp.

+ Làng nghề chè Đá Hen - Xã Đồng Lương - Huyện Cẩm Khê, đây là làng nghề được công nhận năm 2014, sản lượng sản xuất hàng năm tương đối lớn, giá trị sản phẩm chè chế biến tương đối thấp.

+ Làng nghề chè Phú Thịnh - Xã Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ, đây là làng nghề được công nhận năm 2010, sản lượng sản xuất hàng năm tương đối ít, giá trị sản phẩm chè chế biến tương đối cao so với sản phẩm của các làng nghề khác.

Việc thu thập dữ liệu được diễn ra tại các địa điểm theo danh sách định trước, bảng hỏi sẽ được phát trực tiếp cho những chủ cơ sở chế biến chè tại làng nghề sẵn sàng tham gia trả lời.

3.2.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Các tiều liệu thứ cấp sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu của luận văn. Các thông tin và số liệu sơ cấp được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel và SPSS. Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, phương pháp mô hình toán học, phương pháp phân tich SWOT.

a. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phẩn tích tình hình kinh tế xã hội của làng nghề,

tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè chế biến của các cơ sở sản xuất, tình hình liên kết trong cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất của làng nghề, cá ý kiến đánh giá về các hình thức liên kêt trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở xuất,… Các số liệu tuyệt đối, tương đối, tần suất và tỷ lệ phần trăm được tính toán và thể hiện trong các bảng biểu, sơ đồ để minh họa các nội dung đề cập ở trên.

b.Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội để thể hiện sự biến động hay sai khác của các chỉ tiêu theo thời gian, không gian hay theo các nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích so sánh được sử đụng để đánh giá sự biến động về tình hình biến động đất đai, dân số, kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ qua các năm, đánh giá sự phát triển của sản xuất, chế biến chè của các cơ sở sản xuất trong thời gian qua, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè chế biến giữa các cơ sở sản xuất tại làng nghề qua các năm, từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề

- Diện tích, năng suất, sản lượng trồng, thu hái chè búp tươi của cơ sở sản xuất sẵn có;

- Khối lượng, vùng, liên kết cung cấp nguồn nguyên liệu chè búp tươi phục vụ chế biến của cơ sở sản xuất;

- Quy trình sản xuất chế biến, tình hình thực hiện quy trình;

- Năng suất, khối lượng chè chế biến do cơ sở sản xuất;

- Khối lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị sản phẩm chè chế biến

Giá trị trong từng công đoạn sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm, gồm:

- Chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào;

- Chi phí sản xuất, chế biến;

- Chi phí đánh bóng, ủ hương, bảo quản, đóng gói;

- Giá thành và chi phí marketing sản phẩm chè chế biến;

- Giá bán, thu mua sản phẩm chè chế biến.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tham gia liên kết và kết quả thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất tham gia liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất tham gia liên kết với HTX;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất tham gia liên kết với người thu gom;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất tham gia liên kết trong nội bộ làng nghề;

- Khối lượng vật tư được hỗ trợ thông qua liên kết;

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua liên kết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè chế biến của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)