Phân tích cơng việc và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 128)

3.3. Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch BắcTrung

3.3.3.1. Phân tích cơng việc và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch sinh thái

Lao động trong ngành du lịch bao gồm: lao động quản lý, lao động kỹ thuật và lao động phục vụ trực tiếp KDL. Mỗi loại nhân viên đòi hỏi những yêu cầu về thể chất, về nghiệp vụ, về tinh thần thái độ khác nhau.

Đối với lao động quản lý DLST: Đây là bộ phận lao động có vai trị quan

trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển điểm DLST, có khả năng tham mƣu cho các cấp lãnh đạo về đƣờng lối và chính sách phát triển DL bền vững, đại diện cho nhà nƣớc trong việc hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị

kinh doanh DLST hoạt động có hiệu quả và kiểm sốt hoạt động của các đơn vị đó. Ngồi ra, bộ phận lao động này cịn phải có khả năng đảm trách các cơng việc khác nhau nhƣ: Xúc tiến, quảng bá DLST, tổ chức hợp tác trong và ngoài nƣớc trong hoạt động du lịch, tổ chức cán bộ, đào tạo đội ngũ,...

Đối với đội ngũ lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái: - Hƣớng dẫn viên DLST: Đây là lực lƣợng quan trọng trong diễn giải và giáo dục môi trƣờng, là bộ phận lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ DLST. Đội ngũ HDV DLST cần đƣợc đào tạo bải bản. Đối với HDV là những ngƣời dân địa phƣơng cầ phải đƣợc đào tạo đầy đủ cả về kiến thức và kỹ năng hƣớng dẫn. Đối với những HDV truyền thống cần bồi dƣỡng thêm kiến thức về môi trƣờng, về văn hóa địa phƣơng và kỹ năng diễn giải môi trƣờng. Ƣu tiên sử dụng những HDV là ngƣời địa phƣơng. Trong quá trình quy hoạch các điểm DLT cần rà sốt để dự tính số lƣợng HDV qua các thời kỳ để xác định đối tƣợng, nội dung và tiến độ đào tạo bồi dƣỡng cho phù hợp. Quản lý chặt chẽ đội ngũ HDV theo các tiêu chuẩn cụ thể.

- Lao động vận chuyển KDL: Phƣơng tiện vận chuyển KDL tại các điểm DLST thƣờng sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển dân dã: Thuyền, ghe, xe máy và các loại súc vật kéo. Vì vậy, lao động làm việc trong lĩnh vực này địi hỏi phải có chứng nhận có khả năng điều khiển phƣơng tiện (ghe, tàu), có sự am hiểu về mơi trƣờng. Ngồi ra, cần bồi dƣỡng kiến thức về giao tiếp, ứng xử, tâm lý KDL, kiến thức về an ninh an toàn DLST và khả năng cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết.

- Lao động trực tiếp trong khu vực lƣu trú, nhà hàng: lao động nghề lễ tân, nghề buồng, nghề nấu ăn, nghề bàn và pha chế đồ uống,... Đội ngũ lao động, phải quy định chuẩn nghề nghiệp để lập kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng, về văn hoá của điểm du lịch để vừa phục vụ tốt nhất nhu cầu KDL vừa có khả năng tham gia diễn giải, giáo dục môi trƣờng khi cần thiết.

- Các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng tham gia vào hoạt động DLST: Đây là lực lƣợng lao động có kiến thức sâu sắc về môi trƣờng thiên nhiên và văn hoá bản địa,

tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ: vận chuyển khách bằng phƣơng tiện cá nhân, bán hàng lƣu niệm, cung cấp các dịch vụ khác: làm đẹp, bán hàng lƣu niệm, bán hàng ăn uống,... Nếu vắng họ thì sản phẩm DLST dễ gây nhàm chán cho du khách và chất lƣợng dịch vụ DLST sẽ không cao. Tuy nhiên, đội ngũ này cần bồi dƣỡng về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khi phục vụ..

Trên cơ sở yêu cầu của công việc, dự báo về số lƣợng và cơ cấu KDL và điều kiện cụ thể mà dự báo nhu cầu về nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch phát triển DLST.

3.3.3.2. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch sinh thái

Trong tình trạng đơi ngũ lao động du lịch nói chung và DLST nói riêng đang cịn vừa thiếu, vừa yếu, điểm DLST thƣờng nằm ở những nơi xa khu dân cƣ thì vấn đề tuyển dụng lao động đủ điều kiện, có chất lƣợng cho điểm DLST là vấn đề khơng đơn giản. Vì vậy, các điểm DLST phải có chiến lƣợc tuyển dụng và đào tạo, bỗi dƣỡng hợp lý.

Đối với đội ngũ HDV du lịch, những lao động quản lý ở từng bộ phận cần phải đƣợc tuyển dụng và đào tạo bài bản. Bên cạnh việc tuyển dụng những HSSV chuyên ngành du lịch đủ tiêu chuẩn, cần cung cấp thêm cho đội ngũ này những kiến thức về môi trƣờng và diễn giải, giáo dục môi trƣờng.

Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ, cần xác định rõ nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động để có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo. Có thể phối hợp với các trƣờng và các trƣờng có đào tạo du lịch để nhận HSSV, có thể tuyển dụng lao động tại chỗ sau đó phối hợp với các trƣờng để trực tiếp đào tạo và sử dụng.

Đối với dân cƣ địa phƣơng tham gia hoạt động DLST cần phải tổ chức các buổi học bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, bồi dƣỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, và văn hoá du lịch. Ban quản lý điểm DLST phải quản lý đƣợc đội ngũ lao động này vì với lực lƣợng khá đơng đảo, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ văn hố khơng cao nhƣng lại có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ DLST.

Việc đào tạo sẽ gắn liền với kinh phí đào tạo, cần phân định rạch rịi giữa kinh phí nhà nƣớc cấp để đào tạo và kinh phí các đơn vị, cac nhân bỏ ra để đào tạo hoặc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong đào tạo bồi dƣỡng ngƣời lao động phục vụ điểm DLST

3.3.3.3. Thực hiện đãi ngộ đối với lực lượng lao động du lịch sinh thái

Đãi ngộ là một trong những vấn đề có tác động rất mạnh đến ngƣời lao động. Nếu chế độ đãi ngộ thích đáng sẽ góp phần nâng cao tính tự giác, tích cực trong lao động, gắn trách nhiệm của ngƣời lao động với lợi ích của họ. Ngƣợc lại, nếu chế độ đãi ngộ khơng hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến ngƣời lao động: Chây lƣời, ỷ lại, khơng n tâm cơng tác, tính tự giác trong lao động giảm, sự xáo trộn, mất ổn định về lao động sẽ tăng lên gây khó khăn cho cơng tác tổ chức lao động trong đơn vị. Ngồi ra, có thể có những tác động tiêu cực về thái độ đối với TNDL, thái độ đối với KDL,... Vì vậy đãi ngộ đối với ngƣời lao động cũng là một công cụ để thúc đẩy phát triển đối với các điểm DLST.

Đối với mỗi loại lao động khác nhau, sự địi hỏi, sự nhìn nhận về đãi ngộ cũng sẽ khác nhau:

- Lao động thời vụ: việc đãi ngộ chủ yếu là thông qua tiền công lao động và môi trƣờng làm việc

- Lao động quản lý: Đãi ngộ đƣợc thực hiện thông qua tiền lƣơng, tiền thƣởng, các quyền lợi về phúc lợi tập thể, cơ hội học tập, môi trƣờng làm việc, cơ hội đƣợc khẳng định mình, cơ hội thăng tiến,...

- Lao động phục vụ: Đãi ngộ đƣợc thực hiện thông qua thu nhập (tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi,...), môi trƣờng làm việc, những hƣởng thụ về tinh thần, cơ hội cống hiến, cơ hội thăng tiến,...

- Đối với dân cƣ địa phƣơng: việc đãi ngộ đƣợc thể hiện thông qua cơ hội về việc làm, thu nhập, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch, những cải thiện về mơi trƣờng sống của địa phƣơng.

Vì vậy, khi phát triển các điểm DLST cần hoạch định chiến lƣợc đãi ngộ đối với ngƣời lao động.

Giải pháp về nguồn nhân lực DLST vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Vì vậy, các địa phƣơng, các điểm DLST cần có chiến lƣợc về nguồn nhân lực du lịch nói chung và DLST nói riêng. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đảm bảo chủ động về lực lƣợng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu để thực hiện khai thác tiềm năng DLST, đảm bảo tính hiệu quả trong tuyển dụng, bố trí lao động, đào tạo bồi dƣỡng và sử dụng lao động, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo hình ảnh của điểm du lịch, tạo đƣợc uy tín cho DLST tại điểm và trong vùng đồng thời tạo điều kiện thực hiện nguyên tắc của DLST là tạo thu nhập cho CĐDCĐP.

3.3.4. Khai thác và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST là điều kiện cần thì các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng xã hội, đội ngũ lao động du lịch,... là điều kiện đủ để DLST phát triển. Đặc điểm của tài nguyên DLST thƣờng ở những vùng sâu, vùng xa, các điều kiện về kết cấu hạ tầng xã hội, về CSVCKTDL và đặc biệt là trình độ dân trí thƣờng rất thấp. Vì vậy, giải pháp về vốn đầu tƣ đáp ứng những điều kiện đó cho phát triển DLST là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Mục tiêu của giải pháp là huy động và sử dụng các nguồn vốn có thể khai thác một cách hiệu quả, hợp lý nhằm:

- Đảm bảo những điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng xã hội (hệ thống giao thông, thơng tin liên lạc, tài chính ngân hàng, điện, nƣớc sinh hoạt,...). Đây là vấn đề lớn thuộc lĩnh vực quản lý của Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng có liên quan.

- Đảm bảo những điều kiện cơ bản để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhƣ: ăn, ở, nghỉ ngơi,... và các nhu cầu bổ sung của KDL trong thời gian lƣu lại điểm DLST, bao gồm hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí,... Những yêu cầu này sẽ do các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực DLST đảm nhận.

- Đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ lao động bao gồm cả lao động quản lý và lao động trực tiếp phục vụ cho KDL trong hoạt động DLST.

Việc huy động bao nhiêu vốn, từ những nguồn nào, chi phí huy động vốn ra sao,... cần tính tốn để đảm bảo sử dụng vốn cho có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đảm bảo khả năng thu hồi và khả năng sinh lợi của vốn đầu tƣ.

3.3.4.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư để phát triển một điểm du lịch sinh thái

Việc xác định đúng và đủ nhu cầu về vốn đầu tƣ cho phát triển DLST là cơ sở để triển khai hoạt động DLST có hiệu quả. Nhu cầu vốn đầu tƣ cho một điểm DLST, gồm:

- Nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: mạng lƣới điện, hệ thống cấp thoát nƣớc sinh hoạt, hệ thống xử lý rác thải, vệ sinh công cộng,.. Nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống giao thông vận tải: Đƣờng sá, bến cảng, các phƣơng tiện vận chuyển khách (ca nô, ô tô, ghe thuyền,...). Việc đầu tƣ này nhằm hai mục đích: phục vụ nhu cầu của KDL cũng nhƣ nhu cầu dân sinh.

- Nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống cơ sở lƣu trú, hệ thống nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của KDL.

- Nhu cầu vốn đầu tƣ để đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ lao động DLST. - Nhu cầu kinh phí để bảo tồn những giá trị của TNDL.

- Nhu cầu kinh phí đầu tƣ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá về DL và DLST: Chi phí quảng cáo, tuyên truyền vận động, tham gia hội chợ du lịch,....

Yêu cầu của việc xác định nhu cầu vốn đầu tƣ là phải xác định đƣợc tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cần thiết, trên cơ sở đó dự kiến các nguồn vốn và tiến độ huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tƣ.

3.3.4.2. Xác định nguồn vốn đầu tư

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, thời gian thu hồi vốn đầu tƣ dự kiến, đặc điểm của từng nguồn vốn và chi phí huy động vốn dự kiến mà xác định nguồn vốn đầu tƣ phù hợp. Các nguồn vốn có thể huy động bao gồm: Nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ và nguồn vốn từ dân cƣ và các nguồn vốn khác.

Nguồn vốn từ NSNN thƣờng là những khoản đầu tƣ lớn, thời gian hồn vốn

có thể dài và đầu tƣ cho những mục đích mang tính lâu dài: lập quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển DLST tại điểm, xây dựng hệ thống đƣờng sá, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải,...

Nguồn vốn từ các nhà đầu tư cũng có thể là những khoản đầu tƣ lớn nhƣng

địi hỏi thời gian hồn vốn nhanh, khả năng sinh lời lớn nên thƣờng đầu tƣ cho những cơng trình trực tiếp phục vụ KDL với mục đích kinh doanh: Khách sạn, nhà hàng, phƣơng tiện vận tải, các cơng trình vui chơi giải trí,...

Nguồn vốn đầu tư từ dân cư thƣờng là những khoản vốn đầu tƣ nhỏ lẻ,

manh mún, nhƣng địi hỏi thời gian hồn vốn nhanh và khả năng sinh lời cao, thƣờng đầu tƣ vào các cơng trình trực tiếp phục vụ KDL có quy mơ nhỏ: nhà nghỉ (homestay), nhà hàng, phƣơng tiện vận tải (ô tô, ghe, thuyền,...), cửa hàng lƣu niệm, cơ sở sản xuất đặc sản phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách,...

Các nguồn vốn khác có thể khai thác: là các nguồn vốn từ các chính phủ,

các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ,... thƣờng tài trợ cho các cơng trình dân sinh (điện, nƣớc sinh hoạt,...), các hoạt động bảo tồn giá trị sinh học, bảo tồn lồi hoặc bảo tồn các giá trị văn hố bản địa (văn nghệ dân gian, làng nghề,...).

3.3.4.3. Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

Việc quản lý hiệu quả vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện chủ yếu bởi chủ đầu tƣ. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng, một mặt quản lý trực tiếp việc sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN, mặt khác hỗ trợ, tạo điều kiện và hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ khác sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ của mình nhằm đảm bảo hài hồ các lợi ích kinh tế trong xã hội: lợi ích của nhà nƣớc, của chủ đầu tƣ, của cộng đồng địa phƣơng và của ngƣời lao động.

Quản lý và sử dụng vốn NSNN cấp: Cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng đảm bảo sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, đúng tiến độ, đúng định mức, tiết kiệm và quản lý chặt chẽ việc thu hồi trực tiếp hoặc gián tiếp vốn đầu tƣ. Đối với các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, phải chú trọng việc lựa chọn

nhà cung cấp, ban hành và thực hiện những ràng buộc trong việc đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng cơng trình đƣợc xây dựng. Thực hiện khai thác, duy tu, bảo dƣỡng các cơng trình kết cấu hạ tầng xã hội một cách chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả trong sử dụng. Những cơng trình do nhà nƣớc đầu tƣ để kinh doanh những dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của KDL, cần phải lựa chọn chủ quản lý, giao trách nhiệm vật chất và tài chính đối với chủ quản lý: Trách nhiệm quản lý tài sản, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc, đối với Ban Quản lý KDL (nếu có), trách nhiệm thu hồi vốn, trách nhiệm đối với đội ngũ lao động về công việc cũng nhƣ thu nhập của họ, đồng thời quy định mức độ sinh lời tối thiểu phải đạt đƣợc.

Đối với nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ và dân cƣ: Nhà nƣớc hỗ trợ, tạo điều kiện và giám sát các nhà đầu tƣ và dân cƣ trong việc thực hiện đúng mục đích, đúng tiến độ đầu tƣ. Đa dạng hố hình thức và lĩnh vực đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ và dân cƣ trong kinh doanh DL tại điểm nhằm giảm tải sức ép cho NSNN đồng thời tạo ra sự linh hoạt, sự đa dạng về sản phẩm trong phát triển du lịch.

Nếu giải pháp về vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo ra những hiệu ứng rất lớn đối với việc phát triển điểm DLST, điều đó thể hiện qua các mặt sau:

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w