Về hệ thống kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 108)

Theo Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các tỉnh ven biển miền Trung thì: "Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển và biển, bao gồm đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển; sân bay; hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải rắn nhất là chất thải nguy hại; cấp điện các công trình phòng tránh thiên tai; trung tâm cứu hộ cứu nạn" . Trong đó:

Về đƣờng bộ: Tiếp tục triển khai hoàn thành đoạn đƣờng giao thông ven

biển qua dải ven biên Miền Trung dài 1.314km nối liền ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; Đến năm 2020 VDLBTB sẽ hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Nam gồm các đoạn: Cam Lộ - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Quảng Ngãi -

Quy Nhơn; Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ trục ngang đạt cấp III, cấp IV và một số đoạn thƣờng xuyên ngập lụt phải đƣợc kiên cố hóa bao gồm các quốc lộ: 12A, 9, 14B, 14D, 24,...

Về các loại đƣờng giao thông khác: Nâng cấp đƣờng sắt toàn tuyến đạt

tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực; Cải tạo đƣờng thủy gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông để hạn chế hậu quả của lũ lụt; Hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị cảng biển sân bay với các khu kinh tế cửa khẩu của Vùng, nhƣ hành lang kinh tế Hà Tĩnh - Quảng Bình; Quảng Trị - Huế; Đà Nẵng - Dung Quất - Nhơn Hội; các hành lang kinh tế Đông Tây nối các cửa khẩu phía tây ra cửa biển phía Đông; Xây dựng cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng làm cảng cửa ngõ, hoàn thành nâng cấp các cảng tại các khu kinh tế theo quy hoạch, gồm các cảng Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Chu Lai. Khai thác có hiệu quả các cảng hàng không Phú Bài, Đồng Hới.

Đặc biệt, sân bay quốc tế Đà Nẵng đang đƣợc nâng cấp, mở rộng sẽ đáp ứng yêu cầu duy trì các đƣờng bay đến Hồng Kông, Băng Cốc, Singapore, Đài Loan, Osaka,... và mở thêm những đƣờng bay thẳng từ Đà Nẵng đến các nƣớc châu Âu, châu Mỹ,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đón khách quốc tế đến Vùng. Cảng Đà Nẵng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tách biệt với cảng hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đón những tàu du lịch lớn trên thế giới.

Các hệ thống kết cấu hạ tầng bộ phận khác nhƣ hệ thống cung cấp nƣớc và xử lý chất thải rắn nhất là chất thải nguy hại; cấp điện các công trình phòng tránh thiên tai; trung tâm cứu hộ cứu nạn cũng đƣợc đầu tƣ nâng cấp trong tổng thể hệ thống chung của Việt Nam.

Nhƣ vậy, các điều kiện về hệ thống kết cấu hạ tầng đều đƣợc quan tâm phát triển theo hƣớng có lợi, tạo điều kiện cho việc tiếp cận cũng nhƣ khai thác các tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng.

CSVCKTDL đang ngày càng đƣợc đầu tƣ rất mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Hệ thống các khách sạn nhà hàng cao cấp xuất hiện ngày càng nhiều. Một số địa phƣơng trong vùng có nhịp độ đầu tƣ CSVCKTDL rất sôi động, nhƣ Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và đặc biệt là Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, hàng chục dự án xây dựng các resort cao cấp: Vinacapital, Furama, Hyatt, Sơn Trà Resort and Spa,... cùng với hệ thống sân gôn, khu vui chơi giải trí cao cấp tại Bà Nà Hill,... hứa hẹn sẽ đón ngày càng nhiều du khách tới thăm quan và lƣu lại các địa phƣơng trong vùng. Chính sự lƣu lại của khách sẽ làm nảy sinh nhu cầu DLST, đồng thời phát triển DLST lại thúc đẩy CSVCKTDL đƣợc đầu tƣ phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 108)