Đối với dòng khách quốc tế

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 114 - 115)

3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch

3.1.3.2. Đối với dòng khách quốc tế

Bên cạnh sự tăng trƣởng trung bình 12% hằng năm (2000 - 2008), sau những năm 2008 - 2009, ngành du lịch chịu ảnh hƣởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, thì năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chƣa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng, lƣợng KDL quốc tế đến Việt Nam đã tăng đột biến. Việt Nam đƣợc đánh giá là điểm đến an toàn nhất thế giới. Dịng KDL từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Đơng Bắc Á sẽ ƣu tiên chọn Việt Nam trong những chuyến du lịch của mình. Cũng theo dự báo của Tổng cục Du lịch, năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lƣợt khách quốc tế, con số tƣơng ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020. Nhƣ vậy, số lƣợng khách dự báo đến Việt Nam năm 2015 gấp 1,5 lần so với năm 2010 (5,14 triệu) và con số này gấp hơn 2 lần vào năm 2020. Hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch không chỉ do lƣợng khách đến quyết định mà còn chịu ảnh hƣởng rất lớn của thời

gian lƣu lại của khách. Vì vậy, phát triển DLST, khai thác lợi thế về VHĐP và thiên nhiên là hƣớng đi đúng đắn của các địa phƣơng trong Vùng.

Một tín hiệu tốt cho dịng khách quốc tế từ các nƣớc Asean đến với DLST VDLBTB theo hình thức caravan khi lãnh đạo 3 nƣớc: Lào, Thái Lan và Việt Nam đang đẩy mạnh kết nối, cùng hợp tác phát triển và sử dụng các tuyến đƣờng số 8 và 12 nhƣ là “con đƣờng du lịch sinh thái”. Tuyến đƣờng 8 nối tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan với ThaKhak thuộc tỉnh Khammouane của Lào, trƣớc khi nhập với tuyến đƣờng 12 trên đất Lào và chạy tới Đồng Hới ở Việt Nam. Tuyến đƣờng 9 chạy từ Mukdahan (Thái Lan) qua Savannakhet (Lào), qua cửa khẩu Lao Bảo qua Quảng Trị và nối với Đà Nẵng của Việt Nam. Dự kiến vào tháng 11/2011, chiếc cầu Thái-Lào thứ ba nối Nakhon Phanom với Khammouane đƣợc đƣa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động du lịch và thƣơng mại trong vùng.

Theo Đại sứ Lào tại Việt Nam Vitstas, "Điểm cần khắc phục là các địa điểm du lịch ở Việt Nam hiện chƣa đƣợc gắn kết tốt với nhau trên hai tuyến đƣờng. Nếu các nƣớc trong khu vực tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, thì đây là cách tốt nhất để thu hút nhiều ngƣời nƣớc ngoài đến thăm các nƣớc châu Á trong cùng một tour, nhằm tiết kiệm tiền bạc và thời gian đi lại".

Bên cạnh đó, việc thực hiện quy chế thị thực thống nhất và hạ tầng cơ sở chung cùng với tổ chức gói du lịch đến ba hoặc năm quốc gia ở Đông Nam Á sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w