3.3. Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch BắcTrung
3.3.1.3. Xác định các điểm du lịch sinh thái vệ tinh hỗ trợ cho các điểm du
sinh thái hạt nhân
Điểm DLST vệ tinh là những điểm DLST cận kề với điểm DLST hạt nhân của mỗi địa phƣơng. Các điểm DLST vệ tinh sẽ đƣợc hoàn thiện theo hƣớng DLST đúng nghĩa khi đã thử nghiệm thành công điểm DLST hạt nhân.
Căn cứ để lựa chọn các điểm DLST vệ tinh: Giá trị TNDL, khoảng cách giữa điểm du lịch với trung tâm gửi khách (tỉnh lị) và với các điểm du lịch khác, khả năng đầu tƣ của địa phƣơng,...
Việc xác định các điểm DLST vệ tinh đƣợc thực hiện theo từng địa phƣơng, đƣợc phản ánh trong Phụ lục 37: "Sơ đồ các điểm DLST cơ bản các tỉnh
VDLBTB", bao gồm:
Tại Quảng Bình: các điểm du lịch: biển Nhật Lệ, biển Đá Nhảy, đèo Lý Hồ, các đảo phía đơng bắc Quảng Bình, suối nƣớc nóng Bang, sơng Nhật Lệ,...
Tại Quảng Trị: Các điểm du lịch Đảo Cồn Cỏ, điểm DLST Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, biển Cửa Việt, biển Cửa Tùng,...
Tại Thừa Thiên Huế: VQG Bạch Mã, biển Thuận An, Cảnh Dƣơng, Lăng Cô, các điểm du lịch nhà vƣờn, suối Voi, các điểm DLST Nam Đông A Lƣới,...
Tại Đà Nẵng: Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, khu DLST Suối Hoa, Suối Lƣơng, Khu DLST Đồng Xanh Đồng Nghệ,...
Tại Quảng Nam: các điểm DLST: Hồ Phú Ninh, du lịch sông nƣớc Cửa Đại Hội An, các làng nghề, Biển Hà My, biển Rạng,...
Tại Quảng Ngãi: các điểm DLST Vạn Tƣờng, biển Mỹ Khê, Hồ Nƣớc Trong, điểm DLST Cà Đam, Cà Đú,...
Nội dung quy hoạch và phát triển các điểm DLST vệ tinh cũng giống nhƣ các điểm DLST hạt nhân nhƣng có mức độ ƣu tiên thấp hơn về thời gian, về vốn đầu tƣ và các chính sách ƣu tiên khác. Các điểm DLST vệ tinh sẽ đƣợc tập trung đầu tƣ khai thác sau khi đã thực hiện thành công và đã rút kinh nghiệm ở các điểm DLST hạt nhân. Lộ trình khoảng 3 năm tiếp theo.
Quy hoạch và phát triển các điểm DLST VDLBTB sẽ là cơ sở để phát triển loại hình DLST trong phát triển du lịch VDLBTB, vì:
Thứ nhất, các điểm DLST hạt nhân sẽ hình thành tuyến DLST đặc trƣng
của vùng trong vùng để có thể kết nối với các tuyến DLST quốc gia và quốc tế. Đây là tuyến DLST hội tụ hầu hết các loại TNDL; biển, đảo, rừng núi, hang động, đầm phá, bản làng dân tộc,... Nếu tuyến du lịch này đƣợc khai thác hiệu quả sẽ kéo theo các điểm DLST khác phát triển theo.
Thứ hai, các điểm DLST hạt nhân sẽ tạo thành một hệ thống sản phẩm
DLST tổng hợp, có tính liên kết và có sức hấp dẫn cao. Đó là các sản phẩm du lịch: tham quan, thể thao, mạo hiểm, trải nghiệm văn hoá các vùng đất khác nhau với các cộng đồng dân cƣ khác nhau. Những sản phẩm DLST này vừa tăng thêm hình ảnh VDLBTB vừa góp phần xố đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa.
Thứ ba, góp phần đa dạng hố các loại hình sản phẩm du lịch, hỗ trợ cho
loại hình du lịch văn hố vốn đã "đậm đặc" của vùng. Là điều kiện để kéo dài thời gian KDL ở lại với VDLBTB.
Thứ tư, đảm bảo tính tập trung, có kế hoạch trong phát triển tuyến điểm
DLST, tránh tình trạng dàn trải, lan man, khó kiểm sốt và kém hiệu quả trong phát triển tuyến điểm DLST. Thời gian thực hiện triển khai đối với các điểm DLST hạt nhân này theo hƣớng sinh thái đích thực dự kiến từ 3 đến 5 năm.
Thứ năm, Đây là cơ sở để các đơn vị kinh doanh lữ hành chủ động xây
dựng các tour DLST, là cơ sở để quảng bá sản phẩm DLST VDLBTB.
Nhƣ vậy, việc quy hoạch tuyến điểm DLST sẽ là giải pháp đầu nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST trong phát triển du lịch của VDLBTB.
3.3.2. Thực hiện tuyên truyền quảng bá cho du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
Hoạt động tuyên truyền quảng bá là hoạt động không thể thiếu trong ngành du lịch, DLST có liên quan đến rất nhiều đối tƣợng (KDL, cộng đồng dân cƣ, các nhà đầu tƣ, các nhà kinh doanh du lịch, nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế,...), địi hỏi những điều kiện về nội dung, hình thức khắt khe hơn thì hoạt động tuyên truyền quảng bá đến từng đối tƣợng lại càng cần thiết.
Mục tiêu của giải pháp là đƣa những thông tin cần thiết đến các đối tƣợng có liên quan, bao gồm: Cộng đồng dân cƣ, các nhà đầu tƣ, các cơ quan nhà nƣớc có liên quan, KDL, nhân viên ngành du lịch. Từ đó tạo ra sự đồng bộ trong nhận thức, đa dạng hoá và đa phƣơng hố trong đầu tƣ, tạo nên hình ảnh các điểm DLST nhằm thu hút KDL đến địa phƣơng cũng nhƣ đến VDLBTB. Bao gồm:
3.3.2.1. Xác định mục tiêu và nội dung tương ứng để tuyên truyền quảng bá
- Tuyên truyền quảng bá về ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của DLST đến từng ngƣời dân, đến từng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nƣớc thuộc các lĩnh vực có liên quan: tài nguyên, môi trƣờng, xây dựng, công nghiệp, ....
- Tuyên truyền quảng bá cơ hội để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngồi nƣớc, từ đó tận dụng những lợi thế của từng đối tác về khoa học kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên mơn, về trình độ quản lý,...
- Tuyên truyền quảng bá về điểm du lịch đến KDL trong và ngoài nƣớc: Quảng bá những giá trị của TNDL, những cơ hội hƣởng thụ dịch vụ của KDL khi đến điểm, những quy định khi tham gia hoạt động DLST.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch nói chung và DLST là cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, của các cơ quan quản lý TNDL, của các đơn vị kinh doanh du lịch và của từng nhân viên, từng ngƣời dân tại địa phƣơng. Tuy nhiên, mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân lại có những trách nhiệm chủ đạo theo từng nội dung, từng đối tƣợng trong phạm vị cơng việc của mình, sao cho hoạt động tuyên truyền quảng bá đạt hiệu quả cao nhất, mang đƣợc nhiều thông tin nhất đến đối tƣợng nhận tin.
Trách nhiệm chủ đạo trong tuyên truyền quảng bá của mỗi đơn vị, cá nhân có thể phân định trong Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Phân công trách nhiệm tuyên truyền quảng bá DLST
TT Đối tƣợng chịu trách nhiệm chính Nội dung tuyên truyền, quảng bá Đối tƣợng nhận thông tin tun truyền, quảng bá Hình thức, cơng cụ tun truyền, quảng bá
1
Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nếu hoạt động tuyên truyền quảng bá cho DLST đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và trung thực sẽ tạo điều kiện cho DLST phát triển đúng hƣớng vì:
nguyên DLST,... chuyện, gặp gỡ, sinh hoạt cộng đồng 3 Các đơn vị kinh doanh du lịch
- Giá trị của tài nguyên DLST - Yêu cầu và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên DLST - Các sản phẩm DLST,... - Các công ty lữ hành - KDL - Nhân viên ngành DL
- Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch - CĐDCĐP - Tập gấp, phim quảng cáo - Tranh ảnh, pano, áp phích,
- Nâng cao đƣợc nhận thức của cộng đồng về DLST, tạo ra sự nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa, nội dung và yêu cầu của DLST. Trên cơ sở đó, xác định đƣợc trách nhiệm của mình đối với sự phát triển DLST và du lịch bền vững.
- Thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển DLST một cách nhanh chóng, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về DLST của KDL.
- Thu hút KDL ngày càng nhiều, tạo nên nguồn thu cho nhà nƣớc, cho dân cƣ, cho các doanh nghiệp, những ngƣời lao động trong doanh nghiệp và đặc biệt là đối với cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng có tài nguyên DLST.
- Góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới.
Nhƣ vậy, để khai thác tiềm năng DLST trong phát triển VDLBTB việc tuyên truyền quảng bá về DLST là không thể thiếu. Vấn đề đặt ra là công tác tổ ch
3.3.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
Nguồn nhân lực du lịch nói chung và DLST nói riêng hiện nay vẫn là bài toán nan giải đối với ngành du lịch, đối với các địa phƣơng và các đơn vị kinh doanh du lịch.
Mục tiêu của giải pháp về nguồn nhân lực tại các điểm DLST là: Đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động DLST đủ về số lƣợng và có chất lƣợng. Đảm bảo một đội ngũ lao động DLST có ý thức về bảo vệ mơi trƣờng, có kiến thức và khả năng diễn giải về mơi trƣờng, văn hố cũng nhƣ có khả năng lơi kéo ngƣời khác vào hoạt động DLST. Giải pháp này cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
3.3.3.1. Phân tích cơng việc và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch sinh thái
Lao động trong ngành du lịch bao gồm: lao động quản lý, lao động kỹ thuật và lao động phục vụ trực tiếp KDL. Mỗi loại nhân viên đòi hỏi những yêu cầu về thể chất, về nghiệp vụ, về tinh thần thái độ khác nhau.
Đối với lao động quản lý DLST: Đây là bộ phận lao động có vai trị quan
trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển điểm DLST, có khả năng tham mƣu cho các cấp lãnh đạo về đƣờng lối và chính sách phát triển DL bền vững, đại diện cho nhà nƣớc trong việc hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị
kinh doanh DLST hoạt động có hiệu quả và kiểm sốt hoạt động của các đơn vị đó. Ngồi ra, bộ phận lao động này cịn phải có khả năng đảm trách các cơng việc khác nhau nhƣ: Xúc tiến, quảng bá DLST, tổ chức hợp tác trong và ngoài nƣớc trong hoạt động du lịch, tổ chức cán bộ, đào tạo đội ngũ,...
Đối với đội ngũ lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái: - Hƣớng dẫn viên DLST: Đây là lực lƣợng quan trọng trong diễn giải và giáo dục môi trƣờng, là bộ phận lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ DLST. Đội ngũ HDV DLST cần đƣợc đào tạo bải bản. Đối với HDV là những ngƣời dân địa phƣơng cầ phải đƣợc đào tạo đầy đủ cả về kiến thức và kỹ năng hƣớng dẫn. Đối với những HDV truyền thống cần bồi dƣỡng thêm kiến thức về môi trƣờng, về văn hóa địa phƣơng và kỹ năng diễn giải môi trƣờng. Ƣu tiên sử dụng những HDV là ngƣời địa phƣơng. Trong quá trình quy hoạch các điểm DLT cần rà sốt để dự tính số lƣợng HDV qua các thời kỳ để xác định đối tƣợng, nội dung và tiến độ đào tạo bồi dƣỡng cho phù hợp. Quản lý chặt chẽ đội ngũ HDV theo các tiêu chuẩn cụ thể.
- Lao động vận chuyển KDL: Phƣơng tiện vận chuyển KDL tại các điểm DLST thƣờng sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển dân dã: Thuyền, ghe, xe máy và các loại súc vật kéo. Vì vậy, lao động làm việc trong lĩnh vực này địi hỏi phải có chứng nhận có khả năng điều khiển phƣơng tiện (ghe, tàu), có sự am hiểu về mơi trƣờng. Ngồi ra, cần bồi dƣỡng kiến thức về giao tiếp, ứng xử, tâm lý KDL, kiến thức về an ninh an toàn DLST và khả năng cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết.
- Lao động trực tiếp trong khu vực lƣu trú, nhà hàng: lao động nghề lễ tân, nghề buồng, nghề nấu ăn, nghề bàn và pha chế đồ uống,... Đội ngũ lao động, phải quy định chuẩn nghề nghiệp để lập kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng, về văn hoá của điểm du lịch để vừa phục vụ tốt nhất nhu cầu KDL vừa có khả năng tham gia diễn giải, giáo dục môi trƣờng khi cần thiết.
- Các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng tham gia vào hoạt động DLST: Đây là lực lƣợng lao động có kiến thức sâu sắc về môi trƣờng thiên nhiên và văn hoá bản địa,
tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ: vận chuyển khách bằng phƣơng tiện cá nhân, bán hàng lƣu niệm, cung cấp các dịch vụ khác: làm đẹp, bán hàng lƣu niệm, bán hàng ăn uống,... Nếu vắng họ thì sản phẩm DLST dễ gây nhàm chán cho du khách và chất lƣợng dịch vụ DLST sẽ không cao. Tuy nhiên, đội ngũ này cần bồi dƣỡng về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khi phục vụ..
Trên cơ sở yêu cầu của công việc, dự báo về số lƣợng và cơ cấu KDL và điều kiện cụ thể mà dự báo nhu cầu về nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch phát triển DLST.
3.3.3.2. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch sinh thái
Trong tình trạng đơi ngũ lao động du lịch nói chung và DLST nói riêng đang cịn vừa thiếu, vừa yếu, điểm DLST thƣờng nằm ở những nơi xa khu dân cƣ thì vấn đề tuyển dụng lao động đủ điều kiện, có chất lƣợng cho điểm DLST là vấn đề khơng đơn giản. Vì vậy, các điểm DLST phải có chiến lƣợc tuyển dụng và đào tạo, bỗi dƣỡng hợp lý.
Đối với đội ngũ HDV du lịch, những lao động quản lý ở từng bộ phận cần phải đƣợc tuyển dụng và đào tạo bài bản. Bên cạnh việc tuyển dụng những HSSV chuyên ngành du lịch đủ tiêu chuẩn, cần cung cấp thêm cho đội ngũ này những kiến thức về môi trƣờng và diễn giải, giáo dục môi trƣờng.
Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ, cần xác định rõ nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động để có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo. Có thể phối hợp với các trƣờng và các trƣờng có đào tạo du lịch để nhận HSSV, có thể tuyển dụng lao động tại chỗ sau đó phối hợp với các trƣờng để trực tiếp đào tạo và sử dụng.
Đối với dân cƣ địa phƣơng tham gia hoạt động DLST cần phải tổ chức các buổi học bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, bồi dƣỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, và văn hoá du lịch. Ban quản lý điểm DLST phải quản lý đƣợc đội ngũ lao động này vì với lực lƣợng khá đơng đảo, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ văn hố khơng cao nhƣng lại có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ DLST.
Việc đào tạo sẽ gắn liền với kinh phí đào tạo, cần phân định rạch rịi giữa kinh phí nhà nƣớc cấp để đào tạo và kinh phí các đơn vị, cac nhân bỏ ra để đào tạo hoặc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong đào tạo bồi dƣỡng ngƣời lao động phục vụ điểm DLST
3.3.3.3. Thực hiện đãi ngộ đối với lực lượng lao động du lịch sinh thái
Đãi ngộ là một trong những vấn đề có tác động rất mạnh đến ngƣời lao động. Nếu chế độ đãi ngộ thích đáng sẽ góp phần nâng cao tính tự giác, tích cực trong lao động, gắn trách nhiệm của ngƣời lao động với lợi ích của họ. Ngƣợc lại, nếu chế độ đãi ngộ khơng hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến ngƣời lao động: Chây lƣời, ỷ lại, khơng n tâm cơng tác, tính tự giác trong lao động giảm, sự xáo trộn, mất ổn định về lao động sẽ tăng lên gây khó khăn cho cơng tác tổ chức lao động trong đơn vị. Ngồi ra, có thể có những tác động tiêu cực về thái độ đối với TNDL, thái độ đối với KDL,... Vì vậy đãi ngộ đối với ngƣời lao động cũng là một công cụ để thúc đẩy phát triển đối với các điểm DLST.
Đối với mỗi loại lao động khác nhau, sự địi hỏi, sự nhìn nhận về đãi ngộ cũng sẽ khác nhau:
- Lao động thời vụ: việc đãi ngộ chủ yếu là thông qua tiền công lao động và môi trƣờng làm việc
- Lao động quản lý: Đãi ngộ đƣợc thực hiện thông qua tiền lƣơng, tiền thƣởng, các quyền lợi về phúc lợi tập thể, cơ hội học tập, môi trƣờng làm việc, cơ hội đƣợc khẳng định mình, cơ hội thăng tiến,...