3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch
3.1.3.1. Đối với dòng khách nội địa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lƣợng KDL nội địa tăng không ngừng và với tốc độ ngày càng cao trong suốt thời gian gần đây. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, lƣợng khách nội địa năm 2015 là 32-35 triệu khách và con số này dự báo sẽ là 45-48 triệu khách vào năm 2020.
Với những nét tự nhiên riêng biệt của VDLBTB, đang ngày càng có sức hút đối với dịng KDL từ miền Bắc và miền Nam, thu hút mạnh những KDL của nội bộ Vùng với những chuyến tham quan, nghỉ ngơi vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Đối với dòng KDL từ miền Bắc, đặc biệt từ Hà Nội, ngoài những chuyến du lịch dài ngày đến miền Trung theo đồn, theo nhóm gia đình vào mùa hè hay những dịp lễ tết, ngồi những KDL cơng vụ kết hợp với nghỉ dƣỡng thêm tại miền Trung thì hiện nay Đà Nẵng đang là địa chỉ hấp dẫn trong những ngày nghỉ cuối
tuần. Thay vì trƣớc đây, KDL từ Hà Nội chọn Sầm Sơn hay Cửa Lò,... để đi nghỉ cuối tuần thì hiện nay dịng KDL từ Hà Nội sử dụng phƣơng tiện đƣờng hàng không đến Đà Nẵng (từ tối thứ 6 đến tối chủ nhật hàng tuần), đang tăng nhanh.
Trong mối tƣơng quan so sánh với các tỉnh Nam Trung bộ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hịa), Núi Né (Bình Thuận),... sức hút của VDLBTB đối với KDL từ miền Nam, đặc biệt là từ Thành phố Hồ Chí Minh, có hạn chế hơn. Tuy nhiên, sự hình thành hành loạt các khu nghỉ mát cao cấp với những dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp có thể sẽ làm thay đổi tình hình.
Trừ một tỷ lệ chƣa cao KDL có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp thì lƣợng KDL tìm đến thiên nhiên cũng nhƣ sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật du lịch gần gũi với thiên nhiên cũng ngày càng gia tăng. Với lợi thế về quãng đƣờng và thời gian di chuyển, dòng KDL là HSSV, là đội ngũ giáo viên, là CBCNVC các cơ quan nhà nƣớc thuộc các địa phƣơng trong nội bộ Vùng đang ƣu tiên lựa chọn các điểm DLST trong vùng làm điểm đến cho các đợt tham quan và nghỉ dƣỡng.