Mặc dù hoạt động DLST tại một số địa phƣơng, một số điểm du lịch đã mang dáng dấp của DLST và ngày càng rõ nét hơn nhƣng vẫn chƣa phản ánh đúng bản chất của DLST, chƣa đảm bảo sự phát triển bền vững trong du lịch. Cụ thể là:
- Công tác quy hoạch phát triển du lịch chƣa có tầm chiến lƣợc, còn dàn trải, có quá nhiều dự án phát triển DLST đƣợc đƣa ra xây dựng song còn bỏ ngỏ vì không kêu gọi đƣợc đầu tƣ, một số điểm du lịch việc đầu tƣ còn manh mún, chƣa đủ độ hấp dẫn nên khách còn vắng, hiệu quả kinh tế không cao.
- Sản phẩm DLST còn hết đơn điệu, nghèo nàn và bất tiện. Tính chuyên nghiệp chƣa cao. Vệ sinh vẫn là vấn đề nhức nhối. Dọc đƣờng đi không có những khu vực vệ sinh công cộng đủ chuẩn cho du khách.
- Việc giáo dục môi trƣờng thƣờng đƣợc thực hiện chủ yếu ở các Ban quản lý các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển và một số điểm du lịch bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên hiệu quả của việc giáo dục môi trƣờng của ngành du lịch chƣa rõ nét, chƣa phát huy đƣợc tác dụng đối với dân cƣ, KDL và thậm chí ngay cả các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Việc quản lý của các cơ quan hữu quan đến vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch còn rất hạn chế, dẫn đến nhiều tài nguyên DLST đã bị chính cơ quan quản lý và khai thác tài nguyên tàn phá.
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DLST ở nhiều điểm du lịch vẫn chủ yếu là để có thu nhập. Kết quả là hoạt động tham gia của cộng đồng hƣớng tới việc hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, ĐDSH và môi trƣờng không đƣợc nhƣ mong muốn. Điều này vừa ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn du lịch ở các VQG, khu BTTN vừa ảnh hƣởng đến tài nguyên, môi trƣờng và ĐDSH khu vực.
- Nhận thức của cộng đồng chƣa đầy đủ về lợi ích cũng nhƣ nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là ở các VQG, khu BTTN. Lực lƣợng lao động DLST là ngƣời địa phƣơng chƣa đƣợc đầu tƣ đào tạo đúng mức, tính chuyên nghiệp chƣa cao, trình độ giao tiếp thấp dẫn đến sự không hài lòng cho khách.
- Hệ thống chính sách cho phát triển DLST chƣa rõ ràng, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về DL tại các khu, điểm du lịch, tại các VQG, khu BTTN còn thấp. Tình trạng bắt chẹt khách, vòi vĩnh, ăn xin tại các điểm DLST vẫn tồn tại gây phiền nhiễu cho KDL. Các tiêu chí cho một điểm DLST chƣa đƣợc ban hành, nội dung của hoạt động DLST chƣa đầy đủ, những lợi ích mà ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc chƣa đƣợc tổng kết, công bố.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Với nhiều nét đặc thù về tự nhiên và xã hội đã tạo ra một VDLBTB đầy tiềm năng du lịch. Bên cạnh lợi thế với 4 di sản văn hóa thế giới thì DLST cũng là một thế mạnh của VDLBTB. Việc điều tra, đánh giá tiềm năng về tài nguyên DLST cũng nhƣ tiềm năng về thị trƣờng khách DLST là một việc cần thiết làm cơ sở cho việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển loại hình DLST trong Vùng.
Tiềm năng DLST của VDLBTB đƣợc Chƣơng 2 đánh giá qua chất lƣợng của một số tài nguyên DLST cơ bản trong Vùng, cũng nhƣ đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện khai thác tiềm năng DLST của từng địa phƣơng và của
toàn Vùng. Luận án đã sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá. Kết quả đánh giá đã xếp loại đƣợc một số tài nguyên DLST cơ bản cũng nhƣ xếp loại tiềm năng chung về DLST của từng địa phƣơng và toàn Vùng.
Tiềm năng DLST VDLBTB là rất lớn, nhƣng việc khai thác các tiềm năng để phát triển DLST trong vùng còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có một lƣợng tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác nhƣng cũng còn rất nhiều những tài nguyên còn bỏ ngỏ, đặc biệt là những tài nguyên DLST phía tây của các địa phƣơng trong vùng. Bên cạnh đó, chất lƣợng hoạt động DLST chƣa cao. Một số điểm DLST xây dựng quá nhiều tại những khu bảo tồn thiên nhiên, làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của động vật hoang dã, một số điểm có sản phẩm DLST nghèo nàn. Các nguyên tắc của DLST chƣa đƣợc thực hiện triệt để làm lãng phí tài nguyên DLST, một số điểm DLST hoạt động tự phát, không chuyên nghiệp, một số điểm DLST đang bị báo động về vấn đề môi trƣờng, chƣa quan tâm khai thác tiềm lực của ngƣời dân địa phƣơng, lợi ích thật sự từ hoạt động du lịch cho ngƣời dân còn chƣa hợp lý, chƣa đáng kể. Chƣơng 2 cũng đã đánh giá tình hình khai thác tiềm năng DLST và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản.
Kết quả đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động DLST trong Vùng sẽ là cơ sở để trong Chƣơng III, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST VDLBTB.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
3.1.1. Căn cứ vào yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới
3.1.1.1. Yêu cầu chung trong phát triển du lịch Việt Nam
Ngày 22 tháng 7 năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến
lƣợc phát triển DL Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến 2015". Về mục
tiêu phát triển DL trong chiến lƣợc quy định: "Phát triển DL trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, .... Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 DL Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực." [30, tr.1].
Chiến lƣợc phát triển DL Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến 2015 là một trong những cơ sở quan trọng, cùng với các tiềm năng, các điều kiện cụ thể về tài nguyên DL, về cơ sở hạ tầng, tài chính và về nguồn nhân lực,... để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DL của các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Ngày 21 tháng 9 năm 2007, Bộ trƣởng Bộ Văn hoá Thể thao và DL đã ra Quyết định ban hành “Chƣơng trình hành động của ngành DL giai đoạn 2007-
2012”. Về xây dựng và phát triển sản phẩm DL, Chƣơng trình vạch rõ: “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm DL phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển DLST, nghỉ dưỡng, DL văn hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí…Tăng cường khảo sát, nghiên cứu các vùng, các địa phương để khai thác, phát hiện các nguồn tiềm năng cho xây dựng các sản phẩm DL độc đáo, đặc thù của các địa phương (văn hoá bản địa đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú...), xây dựng và phát triển các sản phẩm DL mạo
hiểm đặc thù của Việt Nam (lặn biển, leo núi, thám hiểm hang động...), tổ chức các cuộc đua, các hoạt động chuyên đề... để thu hút KDL” [35, tr.28].
Xu thế tất yếu trong chiến lƣợc phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Đƣờng lối phát triển DL quốc gia luôn quan tâm đề cập đến phát triển DLST bởi tính ƣu việt của nó. Vì thế, việc xây dựng các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng DLST trong phát triển DL ở VDLBTB phải phù hợp với chính sách phát triển DL quốc gia.
3.1.1.2. Yêu cầu trong phát triển du lịch của Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
Về phát triển các vùng DL, "Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến
2010 định hƣớng đến 2015" đã chỉ rõ: "Vùng DL Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trƣởng DL Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm DL đặc trƣng của vùng là DL thể thao, giải trí, nghỉ dƣỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản hoá thế giới." [31, tr.3].
Triển khai chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam, các địa phƣơng trong VDLBTB đã cụ thể hoá đƣờng lối phát triển du lịch của địa phƣơng mình. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV đã định hƣớng: “Ưu tiên phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh”, phấn đấu đƣa ngành Du lịch Quảng Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chƣơng trình phát triển Du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015 nhấn mạnh việc nâng cao hơn nữa nhận thức cộng đồng dân cƣ về phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh công tác xã hội hoá DL, phát triển du lịch theo hƣớng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và giữ gìn an ninh quốc gia.
Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã định hƣớng xây dựng chiến lƣợc tăng tốc các hoạt động dịch vụ. Xây dựng các đề án, dự án khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; Xây dựng Chiến lƣợc phát triển bền vững - Agenda 21 của địa
phƣơng; triển khai mô hình điểm thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững ở đô thị Huế và khu DLST Bạch Mã - Cảnh Dƣơng - Lăng Cô - Hải Vân.
Mục tiêu Đà Nẵng hƣớng đến trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố là ƣu tiên phát triển du lịch biển, đồng thời phát triển du lịch văn hóa- lịch sử, DLST, du lịch công vụ theo hƣớng nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và khu vực, đặc biệt chú trọng xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc thù, triển khai các sản phẩm du lịch, xây dựng môi trƣờng du lịch bền vững; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch... để thu hút du khách.
Tại Hội thảo “Chiến lƣợc phát triển du lịch vùng” tháng 7/2010 do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với 3 tỉnh, thành phố Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức,đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, để xây dựng du lịch vùng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, mỗi địa phƣơng nên chọn ra những dự án du lịch ƣu tiên trên cơ sở định hƣớng phát triển du lịch và nguồn vốn sẵn có để triển khai thực hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế vùng và phát triển du lịch Việt Nam.
3.1.2. Căn cứ vào điều kiện phát triển du lịch sinh thái trong thời gian đến
3.1.2.1. Về hệ thống kết cấu hạ tầng
Theo Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các tỉnh ven biển miền Trung thì: "Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển và biển, bao gồm đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển; sân bay; hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải rắn nhất là chất thải nguy hại; cấp điện các công trình phòng tránh thiên tai; trung tâm cứu hộ cứu nạn" . Trong đó:
Về đƣờng bộ: Tiếp tục triển khai hoàn thành đoạn đƣờng giao thông ven
biển qua dải ven biên Miền Trung dài 1.314km nối liền ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; Đến năm 2020 VDLBTB sẽ hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Nam gồm các đoạn: Cam Lộ - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Quảng Ngãi -
Quy Nhơn; Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ trục ngang đạt cấp III, cấp IV và một số đoạn thƣờng xuyên ngập lụt phải đƣợc kiên cố hóa bao gồm các quốc lộ: 12A, 9, 14B, 14D, 24,...
Về các loại đƣờng giao thông khác: Nâng cấp đƣờng sắt toàn tuyến đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực; Cải tạo đƣờng thủy gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông để hạn chế hậu quả của lũ lụt; Hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị cảng biển sân bay với các khu kinh tế cửa khẩu của Vùng, nhƣ hành lang kinh tế Hà Tĩnh - Quảng Bình; Quảng Trị - Huế; Đà Nẵng - Dung Quất - Nhơn Hội; các hành lang kinh tế Đông Tây nối các cửa khẩu phía tây ra cửa biển phía Đông; Xây dựng cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng làm cảng cửa ngõ, hoàn thành nâng cấp các cảng tại các khu kinh tế theo quy hoạch, gồm các cảng Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Chu Lai. Khai thác có hiệu quả các cảng hàng không Phú Bài, Đồng Hới.
Đặc biệt, sân bay quốc tế Đà Nẵng đang đƣợc nâng cấp, mở rộng sẽ đáp ứng yêu cầu duy trì các đƣờng bay đến Hồng Kông, Băng Cốc, Singapore, Đài Loan, Osaka,... và mở thêm những đƣờng bay thẳng từ Đà Nẵng đến các nƣớc châu Âu, châu Mỹ,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đón khách quốc tế đến Vùng. Cảng Đà Nẵng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tách biệt với cảng hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đón những tàu du lịch lớn trên thế giới.
Các hệ thống kết cấu hạ tầng bộ phận khác nhƣ hệ thống cung cấp nƣớc và xử lý chất thải rắn nhất là chất thải nguy hại; cấp điện các công trình phòng tránh thiên tai; trung tâm cứu hộ cứu nạn cũng đƣợc đầu tƣ nâng cấp trong tổng thể hệ thống chung của Việt Nam.
Nhƣ vậy, các điều kiện về hệ thống kết cấu hạ tầng đều đƣợc quan tâm phát triển theo hƣớng có lợi, tạo điều kiện cho việc tiếp cận cũng nhƣ khai thác các tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng.
CSVCKTDL đang ngày càng đƣợc đầu tƣ rất mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Hệ thống các khách sạn nhà hàng cao cấp xuất hiện ngày càng nhiều. Một số địa phƣơng trong vùng có nhịp độ đầu tƣ CSVCKTDL rất sôi động, nhƣ Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và đặc biệt là Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, hàng chục dự án xây dựng các resort cao cấp: Vinacapital, Furama, Hyatt, Sơn Trà Resort and Spa,... cùng với hệ thống sân gôn, khu vui chơi giải trí cao cấp tại Bà Nà Hill,... hứa hẹn sẽ đón ngày càng nhiều du khách tới thăm quan và lƣu lại các địa phƣơng trong vùng. Chính sự lƣu lại của khách sẽ làm nảy sinh nhu cầu DLST, đồng thời phát triển DLST lại thúc đẩy CSVCKTDL đƣợc đầu tƣ phát triển tốt hơn.
3.1.2.3. Về các điều kiện khác
a. Mức độ đầu tƣ để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái:
Hầu hết các địa phƣơng trong VDLBTB đều quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển CSVCKTDL theo hƣớng hiện đại hóa. Hàng loạt các dự án về các khu DLST đang đƣợc lập, gọi vốn đầu tƣ và triển khai tại các địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
- Tại Quảng Bình: Các khu DLST núi: KDL Núi Thần Đinh (huyện Quảng Ninh): KDL núi Giăng Màn, Khe Ve (Minh Hoá); các KDL sinh thái biển: KDL Vũng Chùa-Đảo Yến, KDL Lý Hoà-Đá Nhảy, KDL Nhật Lệ-Quang Phú-Bảo Ninh (Đồng Hới); một số khu DLST khác: Khu DLST Văn hoá lịch sử Vực Quành (Phía Tây Đồng Hới), Khu vực Suối nƣớc nóng khoáng Bang (Lệ Thuỷ), Khe Nƣớc Trong (Lệ Thuỷ), Làng tộc ngƣời A-Rem (Km 39-Đƣờng 20 Quyết Thắng-huyện Bố Trạch), Làng tộc ngƣời Rục (Minh Hoá), Làng Vân Kiều (Trƣờng Xuân-Quảng