3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đông Hưng a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
- Điều kiện tự nhiên;
- Các nguồn tài nguyên;
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường trong việc khai thác sử dụng đất;
- Thực trạng môi trường.
b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2015;
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo các giai đoạn;
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn: Nông nghiệp;
công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh vực khác;
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;
- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Đông Hưng a. Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2015;
- Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 theo các nhóm đất: nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng;
- Xu thế và nguyên nhân biến động sử dụng đất.
3.1.3. Tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
3.1.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về QHSD đất;
- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất;
- Kết quả thu hồi đất;
- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng;
- Đánh giá chung kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.1.3.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
- Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 - Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3.1.3.3. Đánh giá việc thực hiện các công trình, dự án so với phương án quy hoạch sử dụng đất
- Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã và đang thực hiện theo phương án quy hoạch;
- Các công trình, dự án sử dụng đất phát sinh không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất.
3.1.3.4. Những nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện phương án QHSD đất
3.1.3.5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Đông Hưng
3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng ban của huyện: phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, trung tâm Phát triển quỹ đất,… và từ các xã trong huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp: điều tra bổ sung từ thực địa.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSD đất. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.
- Số liệu không gian được xử lý bằng Micro station, Mapinfo,....
3.2.4. Phương pháp so sánh
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các tiêu chí đánh giá gồm:
- Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích) - Vị trí quy hoạch (theo không gian) - Sự phát sinh các công trình mới
- Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch.
3.2.5. Phương pháp minh họa trên bản đồ
Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ, sơ đồ.
3.2.6. Phương pháp dự báo
Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất cũng như nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai để dự tính, dự báo nhu cầu sử dụng đất cho từng ngành kinh tế trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra các phương hướng và đề xuất một số giải pháp khắc phục những yếu điểm, hạn chế trong giai đoạn trước và hướng sử dụng đất trong tương lai.