Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47 - 55)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện đông hưng

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng

+ Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2016

Thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng đã chỉ đạo một cách có hiệu quả phát triển kinh tế trong những năm vừa qua. Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2005-2016 là 11,38%/năm. Mặc dù giai đoạn 2011-2016 nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng gặp khá nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng của huyện vẫn đạt từ 7,59-10,84% (UBND huyện Đông Hưng, 2017).

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo các giai đoạn

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển hướng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp giảm dần, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ càng phát triển tăng dần. Cụ thể:

Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1.Tổng giá trị sản xuất (theo

giá cố định 2010) Tỷ đồng 2.052,7 2.271,6 2.413,9 7.567,3

a. Nông, lâm thủy sản 795,4 827,2 2413,9 2.863,5

Trồng trọt Tỷ đồng 463,8 469,3 473,2 1457,7

Chăn nuôi Tỷ đồng 277,3 302,7 318,6 1186,8

Dịch vụ Tỷ đồng 22,9 23,2 24,7 112,8

Thủy sản Tỷ đồng 30,8 31,3 31,6 104,7

b. Công nghiệp – XDCB Tỷ đồng 795,4 929,8 992,8 2978,8

Công nghiệp, TTCN Tỷ đồng 603,2 699,6 726,4 1836,2

Xây dựng cơ bản Tỷ đồng 401,9 230,2 266,4 1142,6

c. Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 514,6 573,2 1725,0

2. Giá trị sản xuất thực tế Tỷ đồng 6351,1 776,7 9408,2

Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 2183,8 2586,1 3722,5

Công nghiệp- XDCB Tỷ đồng 2633,8 3258,9 3598,4

Thương mại- dịch vụ Tỷ đồng 1533,5 1931,7 2087,3

3. Cơ cấu nền kinh tế % 100,0 100,0 100,0 100,00

Nông lâm thủy sản % 36,4 34,4 33,3 39,60

Công nghiệp- XDCB % 39,6 41,5 41,9 38,2

Thương mại- dịch vụ % 24,0 24,1 24,8 22,2

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu vật nuôi. Kết quả

sản xuất nông nghiệp năm 2016 như sau (UBND huyện Đông Hưng, 2017):

Ngành trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng đạt trên 30.690 ha, trong đó cây vụ đông đạt 3.298 ha, lúa xuân 12.107 ha, lúa nùa 12.039 ha, rau màu hè thu 3.237 ha. Mặc dù so với 2015 diện tích giảm nhưng nhân dân ở nhiều xã trong huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học về giống, phân bón, phương thức gieo cấy nên giá trị sản xuất đạt cao. Năng suất lúa cả năm đạt 136,4 tạ/ha. Sản lượng thóc đạt 163,079 tấn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt khoảng 1457,7 tỷ đồng.

Ngành chăn nuôi: Hình thức chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, mô hình sản xuất tổng hợp đã và đang phát triển, điển hình là Đông Á, Đông Xuân. Năm 2016 huyện có 4030 con trâu bò; 153.198 con lợn, 1.800.000 con gia cầm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1187,9 tỷ đồng.

Ngành thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản là 925 ha, sản lượng thủy sản khai thác đạt 104,7 tỷ đồng.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN, thương mại, dịch vụ

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản năm 2016 đạt 1836,2 tỷ đồng tăng 10,43% so với năm 2014, trong đó giá trị sản xuất khu vực làng nghề chiếm khoảng 50%, khu vực doanh nghiệp chiếm 50%. Các ngành hàng, mặt hàng sản xuất như may mặc xuất khẩu, chế biến nông sản, gia công cơ khí, mây tre đan… vẫn ổn định và phát triển. Các doanh nghiệp và cơ sở may gia công ở các xã tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp. Trong năm 2013 có 01 dự án chế biến thực phẩm đăng ký đầu tư mới vào cụm công nghiệp.

Hoạt động thương mại dịch vụ: giá trị thương mại đạt 2087,3 tỷ đồng. Các mặt hàng thiết yếu như điện, điện tử, điện lạnh, xăng dầu, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm… sức mua tăng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, bưu chính viễn thông, tín dụng phát triển ổn định.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Trong những năm qua huyện Đông Hưng đã g iảm nhanh tỷ lệ tăng dần số tự nhiên từ 1,28% năm 2016 xuống 1,17% năm 2010. Theo niên giám thống kê dân số toàn huyện năm 2016 là 234.900 người, trong đó lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số. Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn: Dân

số nông thôn có 230.897 người chiếm 98,37% tổng số dân; dân số đô thị 4.003 người chiếm khoảng 1,63% tổng số dân. Tuy nhiên về cơ cấu dân số đô thị của huyện vẫn còn thấp so với các địa phương khác trong tỉnh, biểu hiện mức độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện còn khiêm tốn.

b. Lao động

Để giải quyết công ăn việc làm cho lao động huyện Ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó có việc xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào Đông Hưng. Năm 2016 huyện đã giải quyết được việc làm cho khoảng 46.885 lao động.

c. Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân huyện Đông Hưng trong những năm qua đã được cải thiện. Thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện ở mức bình quân chung của tỉnh nhưng mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị; giữa những hộ sống ven các trục đường chính, gần các khu vực thương mại và những hộ sống xa các yếu tố trên.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

Huyện có một thị trấn Đông Hưng, đây là trung tâm kinh tế, chính trị và là đầu mối tập trung chỉ đạo thống nhất, toàn diện mọi hoạt động của huyện với dân số là 4.003 người. Công trình phục vụ cho nhu cầu đã được xây dựng trước đây bao gồm: các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu giáo, trung tâm y tế huyện, trạm y tế thị trấn, sân vận động, cửa hàng bác hóa, chợ, dịch vụ,… với gần 30 hạng mục công trình. Tuy vậy, các cơ sở công cộng phát triển còn thiếu cân đối với nhu cầu của thị trấn trongd dó có một số cơ sở công cộng phát triển còn thiếu cân đối với nhu cầu của thị trấn trong đó có một số cơ sở chính như: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà văn hóa tổ dân phố, sân thể thao, thư viện còn chưa được chú trọng phát triển.

Hệ thống trụ sở cơ quan là cơ cấu xây dựng chủ yếu của thị trấn. Khối công sở của cơ quan Nhà nước, trụ sở của các tổ chức kinh tế được xây dựng khá hiện đại phù hợp với quy hoạch, có nhũng tòa nhà cao, tạo dáng hiện đại cho đô thị hầu hết đều kiên cố và vững chắc. Khối nhà dân đa số cũng xây dựng khá

kiên cố nhưng còn tình trạng tự do bao chiếm đất và không gian công cộng, không có quy hoạch xây dựng, kiểu dáng nông thôn.

Hệ thống giao thông phát triển chưa tương xứng so với yêu cầu. Hệ thống thoát nước chưa đủ năng lực về tiêu thoát về mùa mưa. 100% số hộ thị trấn sử dụng điện quốc gia tuy nhiên hệ thống này đang bị xuống cấp, mạng cao thế, hạ thế phân bổ thiếu an toàn. Hệ thống chiếu sáng đô thị chưa đồng bộ mới có ở trục đường chính. Về cơ sở hạ tầng ở thị trấn mới chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại.

Dự kiến đến năm 2020 mở rộng thị trấn Đông Hưng và thành lập mới 2 thị trấn Đông Quan, Tiên Hưng. Hướng phát triển thị trấn như trên là hợp lý. Song để đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa đô thị cần phải có những chính sách phù hợp để thu hút đầu tư bên ngoài, nhằm tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Theo niên giám thống kê 2016, toàn huyện có 43 xã, với số dân nông thôn là 230.200 người, trong đó lực lượng lao động chiếm trên 90% dân số.

Diện tích đất khu dân cư nông thôn là 4.858,98 ha, chiếm 24,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Bình quân đất khu dân cư nông thôn trên một người dân nông thôn là 211,07 m2/người. Diện tích đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn là 2.106,05 ha, chiếm 43,33% diện tích đất khu dân cư nông thôn. Diện tích đất phi nông nghiệp là 2747,75 ha, chiếm 54,67% diện tích đất khu dân cư nông thôn. Đất ở tại nông thôn là 1.687,02ha, bình quân diện tích đất ở tại nông thôn trên một người dân nông thôn là 73,72 m2/người.

Các điểm dân cư trong huyện phân bố khá dàn trải theo cấu trúc bất quy tắc, tự phát, phân tán, quy mô khá lớn đạt trung bình trên 3.000 người/điểm (cấp thôn), hình thành tại nơi thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Dân cư phân bố chủ yếu ven các đường giao thông, hai bên bờ sông.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhìn chung khá tốt giao thông đạt khoảng 0,5 km/km2 đối với đường liên thôn trở lên, điện năng đạt 200 KW/người.năm. Về cơ bản, hiện nay các khu dân cư nông thôn chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung.

Hệ thống hạ tầng xã hội dịch vụ phát triển tương đối hoàn chỉnh đối với cấp xã, gồm đủ công trình y tế, giáo dục, văn hóa xã hội và các dịch vụ khác, riêng cấp thôn chỉ chủ yếu là công trình dịch vụ như hàng quán, chợ,… phục vụ hàng ngày cho các điểm dân cư nông thôn.

4.1.2.5. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Giao thông

Hệ thống đường giao thông gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn với tổng chiều dài 661km được phân thành các loại đường sau:

- Đường quốc lộ: QL10 được nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng trung bình mặt rộng 12m. QL39 dài 22km đã nâng cấp và sửa chữa thành đường cấp III đồng bằng trung bình mặt rộng 11m.

- Đường tỉnh lộ: Với tổng chiều dài 11km.

- Đường huyện lộ: Với tổng chiều dài 109,8km.

Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện và đường liên xã được xây dựng từ lâu mặt nền được rải nhựa. Kết cấu mặt đường dày 12-15 cm, không có lớp móng, nền đường trũng, bị ngập nước khi mưa lớn. Bề rộng mặt đường của các tuyến phổ biến là 2,5 – 6m nên các phương tiện khó chuyển làn. Mặt khác, trong những năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt, phần lớn các phương tiện quá tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ gà, rạn nứt mặt nhựa, phá hủy mặt đường.

Trong thời gian tới tập trung mở rộng nâng cấp các tuyến đường DDT.455, ĐT.369B đạt tiêu chí cấp III đồng bằng. Nâng cấp các tuyến đường huyện như ĐH45, ĐH51, ĐH54,… cải tạo nâng cấp, xây dựng các tuyến đường xã theo tiêu chí nông thôn mới.

Đường thủy

Huyện có 18 bến đò ngang: Sông Trà Lý có 8 bến, sông Diêm Hộ có 5 bến, sông Tiên Hưng có 5 bến. Cùng mạng lưới đường bộ, hàng năm hệ thống đường thủy cũng được nạo vét, thanh thải chướng ngại vật trên sông, đặt hệ thống phao tiêu trên sông, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Hệ thống bến bãi

Toàn huyện hiện có 13 bến xe ô tô và điểm dừng đỗ xe trong huyện nằm rải rác ở các xã, thị trấn.

Giao thông đường bộ từ năm 2005 đến nay đã được tập trung cải tạo nâng cấp nhưng nhìn chung đường còn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu của các phương tiện đi lại của nhân dân.

Thủy lợi

Hệ thống đê điều đã từng bước được bổ sung, tu sửa và nâng cấp. Với chiều dài 28,5km hàng năm đê Tiên Hưng đều được tu sửa, đáp ứng được yêu cầu phòng chống lụt bão.

Hệ thống thủy nông: Kênh, mương gồm với 970km kênh chính và 580km mương nội đồng, kênh nổi sau cống và kênh tưới sau trạm bơm.

Toàn huyện có 216 trạm bơm điện, hệ thống thủy nông từng bước được xây dụng bổ sung phù hợp, 5 năm qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm. Xí nghiệp thủy nông của huyện khai thác quản lý 66 trạm bơm còn lại do các xã, hợp tác xã quản lý.

Cống dưới đê hàng năm khai thác đã khẳng định được năng lực cung cấp nước cho toàn huyện. Hiện tại công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kế hoạch nâng cấp để bảo đảm an toàn mưa lũ.

Các tuyến kênh mặt ruộng ít ảnh hưởng đến hiệu quả tưới tiêu, kênh chính đã kiên cố hóa 30km kênh từ cấp I đến cấp III, còn lại là các kênh đất. Kênh đất thường có nước rò rỉ, thẩm lậu 20%. Nếu hệ thống kênh của huyện được cứng hóa có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm ( do hệ số lợi dụng nước được tăng lên) và góp phần củng cố vững chắc thêm cho hệ đê điều và bảo vệ môi trường đất.

Để duy trì và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, trong những năm tới phải dành đất để đắt đê, củng cố bờ kênh, nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng thêm cống, trạm bơm, đập điều tiết và đào thêm một số đoạn kênh mương nội đồng để giải quyết tình trạng hạn úng cục bộ và phân cách đất sản xuất với khu dân cư.

Hệ thống lưới điện

Tổng mức tiêu thụ điện qua các trạm biến áp là 10513 KVA. Đông Hưng có trạm trung chuyển Long Bối 20000 KVA, trạm trung chuyển Nguyên Xá.

Toàn huyện có 19km đường dây 110KV, 36 km đường dây 35 KV và 130 đường dây 10KV. 100% các xã trong huyện đã sử dụng điện lưới quốc gia.

Hệ thống lưới điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đối với các xã xa trạm biến áp trung gian hay trạm hạ thế chưa đủ công suất phục vụ sản xuất và đời sống, phải xây dựng thêm trạm hạ thế.

Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông ngày được mở rộng theo hướng hiện đại, 100% số

xã, thị trấn đã có điện thoại với UBND xã, thị trấn. Toàn huyện có 1 bưu cục trung tâm tại thị trấn Đông Hưng, 44 bưu điện văn hóa xã, thị trấn. Bình quân 36,7 máy điện thoại/100 dân.

Giáo dục – đào tạo

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên trên quy mô toàn huyện cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ đào tạo. Số lượng phòng học cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở các trường, không có phòng học 3 ca, hầu hết các phòng học đều từ cấp 4 trở lên. Toàn huyện có 130 trường học ở các khối. Diện tích đất giành cho giáo dục đào tạo hiện nay là 81,71ha.

Cơ sở y tế

Năm 2016 huyện có 22,60 ha đất dành cho ngành này để phân bổ cho 45 cơ sở y tế nhà nước, trong đó có 01 bệnh viện huyện và 44 trạm xá với 320 giường bệnh. Số lượng cán bộ y tế huyện là 475 người trong đó có 167 bác sĩ, 70 dược sỹ cao cấp. Thực trạng cơ sở vật chất và trang bị y tế ở bệnh viện đa khoa Đông Hưng khá cơ bản. Với các trạm xá ngày càng được quan tâm hơn để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng ban đầu nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Văn hóa - thông tin

- Hoạt động văn hóa thông tin là hoạt động thế mạnh đạt tới hiệu quả đích thực của huyện Đông Hưng. Những năm qua ngành văn hóa thể thao huyện đã kết hợp với các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức, đoàn thể phát động sâu rộng nhiều phong trào và đã thu hút được những kết quả đáng kể ở cơ sở. Hệ thống văn hóa thông tin luôn luôn được củng cố. Có 44/44 xã, thị trấn có nhà văn hóa và có khoảng 30% thôn làng đã có nhà văn hóa.

- Hệ thống phát thanh truyền hình được khép kín từ huyện đến cơ sở. Đài phát thanh truyền hình đã phủ sóng đến 100% địa bàn huyện với 1 đài phát thanh cấp huyện, 44 đài truyền thanh xã, thị trấn.

Thể dục – Thể thao

Hoạt động thể dục thể thao đã được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, được sự đồng tình tham gia hưởng ứng của đại bộ phận nhân dân trong huyện nên đã thu hút được nhiều kết quả, đạt được thành tích năm sau cao hơn năm trước; tinh thần rèn luyện thân thể, thể dục thể thao được phát triển mạnh và trở thành phong trào rộng khắp nhân dân, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư.

Năm 2016 toàn huyện đã có 23,57 ha đất thể thao để xây dựng các trung tâm thể

thao, sân vận động,… tại các xã, thị trấn. Tuy vậy, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển chưa đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn, các cơ quan, hạn chế ở vùng nông thôn. Các công trình phục vụ thể thao vẫn còn thiếu, việc dành đất cho thể dục thể thao cấp xã, trường học chưa được quy hoạch đủ. Các sân thể thao còn xây dựng sơ sài, không đúng kích thước, chắp vá và không được quy hoạch đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)