2.4.1. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội, trong năm 2014, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn thành phố.
Thành phố đã chi trả hơn 6.127 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ; Phê duyệt bố trí tái định cư cho 1.390 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng cho hơn 1.033 ha đất đai tại 209 dự án. Trong quá
trình GPMB, đã có một số địa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng…
Đa số người bị thu hồi đất đều nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án.
Để giải phóng mặt bằng được thuận lợi, làm tiền đề đẩy nhanh tiến độ các dự án, thành phố sẽ tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả và kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên trách giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư, dự án nhà ở tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm; đồng thời bố trí đủ nguồn vốn. Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố sẽ nghiên cứu, rà soát các quy định của Luật Thủ đô để tham mưu, đề xuất thành phố ban hành các quy định có liên quan đến giải phóng mặt bằng…
Đặc biệt năm 2013 thành phố đã hoàn thành thu hồi GPMB 49,12 ha tại các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là nhưng công trình được Chính phủ và thành phố chốt tiến độ phải hoàn thành công tác thu hồi đất GPMB tại nhiều dự án trọng điểm, như đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốt Hà Nội – Hải Phòng, đường vành đai 1…khối lượng công tác thu hồi đất GPMB tại các dự án giao thông trọng điểm năm 2013 tuy không lớn, khoảng 110 ha, gồm hơn 31 ha đất tại các dự án giao thông trọng điểm của Bộ GTVT và hơn 79 ha tại các dự án của thành phố, song phần lớn là những trường hợp có nhiều khó khăn, vướng mắc nhất do chủ yếu là thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân (Lan Hương, 2013).
Năm 2014, UBND thành phố đã ứng 700 tỷ đồng từ nguồn quỹ dự trữ tài chính thành phố để tạo nguồn vốn GPMB các dự án, công trình trọng điểm chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2014-2015. Bên cạnh đó, thành phố còn tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại các địa phương bằng cơ chế, chính sách. Với việc ban hành Quyết định số 02/2013/QD-UBND, tiến độ bàn giao đất được đẩy mạnh bởi việc đền bù không theo khung giá ban hành hàng năm của UBND thành phố nữa, mà thông qua đơn vị tư vấn định giá độc lập, nhằm đưa giá đền bù sát với giá thị trường. Đồng thời, áp dụng một số giải pháp nhất thời như vận dụng chính sách thưởng tiến độ trong mức có thể cho những người chấp hành nghiêm túc yêu cầu của thành phố; xem xét bán nhà tái định cư theo nhu cầu cho từng người có hoàn cảnh cụ thể…, nhằm tạo sự đồng thuận của người
dân, đẩy nhanh tiến độ đối với dự án nào đang quá chậm trễ GPMB. Chuẩn bị cho đủ quỹ nhà tái định cư cũng là nhân tố quyết định tới tiến độ thu hồi đất ( Trường Sơn, 2015).
Một số quyết định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở TP Hà Nội:
- Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, tổ chức thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2009 về Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP Hà Nôị.
- Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc Ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013.
- Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo quyết định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà tái định cư làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.4.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Từ năm 2006 đến 31/12/2014 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung Quy định về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày
18/5/2006 của UBND thành phố; Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/08/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 63/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 06/2015/QĐ-UB ngày 14/3/2015 về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo quy định tại 63/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 UBND thành phố Đà Nẵng có quy định về thưởng tiến độ: Đối với những dự án cần giải tỏa để có mặt bằng thi công theo tiến độ của UBND thành phố quy định, Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng đề xuất UBND thành phố quy định về thời gian xét thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa, giao mặt bằng đúng thời gian quy định.
Mức thưởng quy định như sau: Thưởng 5% trên giá trị bồi thường nhà, công trình phụ, vật kiến trúc, cây cối (không kể giá trị bồi thường đất và các chính sách hỗ trợ khác) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tổng giá trị bồi thường dưới 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng. Thưởng 8% trên giá trị bồi thường nhà, công trình phụ, vật kiến trúc, cây cối (không kể giá trị bồi thường đất và các chính sách hỗ trợ khác) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có giá trị bồi thường từ 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng trở lên. Mức thưởng tối đa không quá 8.000.000 (Tám triệu) đồng/hộ. Đối với lều quán, vườn, rừng phải chặt phá, mức thưởng bằng 50% các mức quy định trên nhưng tối đa không quá 2.500.000 đồng (Hai triệu, năm trăm ngàn đồng)/hộ. Với quy định này tiến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư sẽ được đẩy nhanh.
Theo đánh giá, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nơi thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ một số dự án và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Từ năm 2005-2014, toàn thành phố đã thực hiện Giải phóng mặt bằng 717 dự án với 987 phương án bồi thường được phê duyệt, thu hồi 3.938 ha đất các loại với 43.479 hộ gia đình và
526 tổ chức bị ảnh hưởng, qua đó đã bồi thường, hỗ trợ hơn 1.821 tỷ đồng và quy hoạch 3.410 lô đất tái định cư, trong đó đã đưa vào sử dụng 1.760 lô.
2.4.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản quy định để thực hiện công tác:
Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của UBND thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 65/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của UBND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của UBND thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 82/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2008 của UBND thành phố về sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 10 của Quy định bàn hành kèm theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của UBND thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của UBND thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên đian bàn thành phố Hồ Chí Minh.
UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng có quy định về thưởng tiến độ đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân thực hiện theo quy định, bàn giao đúng tiến độ cụ thể mức thưởng: nếu thu hồi toàn bộ diện tích đất trường hợp thu hồi diện tích đất của tổ chức thì mức thường là 10.000.000 đồng/ lần; đối với hộ gia đình, cá nhân là 5.000.000 đồng/lần; trường hợp thu hồi một phần diện tích đất thì thưởng 50%.
Năm 2014 UBND thành phố hoàn thành công tác thu hồi và tiếp nhận mặt bằng 09 khu đất, TDT: 5,9600 ha; Phối hợp đơn vị liên quan xử lý tài sản trên đất 15 khu, TDT: 8,6495; Lập thủ tục đo đạc, cắm mốc, phục hồi ranh: 16 khu, TDT:
18,6098 ha; Trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi các khu đất tạo quỹ thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Bình Tiên và quỹ đất hoàn vốn xây dựng tuyến đường Vành đai 2 (Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 2014)...
Năm 2016 thành phố Hồ Chí Minh sẽ có gần 500 dự án cần thu hồi đất, đó là con số Sở TN&MT đưa ra tại tờ trình HĐND TP.HCM về danh mục các dự án
cần thu hồi đất và danh mục dự án có sử dụng đất lúa, đất rừng trong năm 2016.
Theo đó, sẽ có tổng cộng 491 dự án cần thu hồi đất với diện tích gần 3.300 ha. Trong số này có 298 dự án chuyển tiếp của năm 2015, còn lại là đăng ký mới.
2.4.4. Bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang năm 1997 được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ do vậy, nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất phải thực hiện trước một bước đang diễn ra ở mọi nơi, trong đó có các công trình trong điểm là các khu Công nghiệp, khu dân cư được thực hiện công tác bồi thường GPMB có khối lượng lớn để thi công nhiều dự án trọng điểm như sau.
Dự án Khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng bồi thường GPMB với diện tích 28,4 ha, liên quan đến 515 hộ, tổng kinh phí 71,4 tỷ đồng.
Dự án: “Xây dựng khu đô thị phía Nam TP Bắc Giang”, xã Tân Tiến và xã Dĩnh Kế TP Bắc Giang; Diện tích 200 ha. Số hộ liên quan 690 hộ Kinh phí 307 tỷ đồng.
Dự án: “Xây dựng Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang”. Diện tích 130 ha. ảnh hưởng đến 642 hộ ; Kinh phí 254 tỷ đồng;
Dự án: “Xây dựng Khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng phía Bắc, tỉnh Bắc Giang”. Diện tích: 26 ha. ảnh hưởng đến 262 hộ Kinh phí 70 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua tổ chức những đợt thi đua cao điểm, chiến dịch triển khai, sự quyết tâm và cố gắng của các sở, ban ngành theo từng lĩnh vực và sự phối hợp giữa UBND cấp huyện với chủ đầu tư, nhà thầu, cùng với Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã dần hoàn thiện, đặc biệt là Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
nay thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, công tác kiểm kê, áp giá và chi trả bồi thường, GPMB cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tiến độ và thời gian thi công công trình.
Trong quá trình bồi thường GPMB còn tồn tại, vướng mắc của người dân đã được giải thích hướng dẫn, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, do đó công tác bồi thường GPMB của một số dự án vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra.