Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án xây dựng điểm dân cư thôn nguận xã dĩnh trì và dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1A.

Thành phố có QL1A, QL 17, QL 31, TL 295B, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và đường thủy đi qua, thuận lợi để giao lưu với Hà Nội và các đô thị lớn với tổng diện tích tự nhiên 6.659,24 ha, bao gồm 10 phường và 6 xã. Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Bắc Giang

- Phía Bắc giáp xã Quế Nham huyện Tân Yên và xã Xuân Hương huyện Lạng Giang;

- Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào huyện Lạng Giang và xã Hương Gián huyện Yên Dũng;

- Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng;

- Phía Tây giáp xã Nghĩa Hưng, Hồng Thái, Tăng Tiến huyện Việt Yên.

Thành phố Bắc Giang là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển KT-XH, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của Tỉnh như:

Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Nghị quyết 140/NQ-CP của Chính phủ thành lập 3 phường Xương Giang, Dĩnh Kế, Đa Mai trên cơ sở các xã có tên tương ứng. Ngày 3 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 2168/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Giang. Như vậy, địa giới hành chính thành phố Bắc Giang gồm có 16 đơn vị hành chính; trong đó 10 phường (Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Mỹ Độ, Trần Phú, Lê Lợi, Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang) và 6 xã (Song Mai, Tân Tiến, Dĩnh Trì, Tân Mỹ, Song Khê, Đồng Sơn).

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông đã và đang được nâng cấp, thành phố Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Bắc Giang là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc Bộ, địa hình đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc - Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương - con sông trong xanh, mềm mại chạy giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc - Nam. Địa hình lòng chảo của thành phố có phần hạn chế về mặt thoát nước mặt.

Địa hình, địa mạo thành phố khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ. Cao độ

địa hình khu vực ruộng canh tác biến thiên từ +(2 - 3,5) m, khu vực đồi núi từ +(90 - 240) m. Vùng đồng bằng có cao độ phổ biến +(4 - 10) m, xây dựng khá thuận lợi.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Bắc Giang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Bắc Bộ nóng ẩm, hàng năm có 4 mùa. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, cao nhất có năm là 39,50C, thấp nhất là 4,80C. Lượng mưa trung bình năm 1.558 mm, lượng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm đến 80 - 85% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 7 9- 81%. Chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, ngoài ra, còn có ngòi và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương (bắt nguồn từ Na Pa đến Na Phước bản Thí, tỉnh Lạng Sơn) có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 7 km, chiều rộng trung bình từ 140 - 150 mét. Tốc độ dòng chảy trung bình khoảng 1,5 mét/giây, lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cục bộ cho các khu vực thấp, trũng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình của thành phố Bắc Giang là 17,45%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng giảm; giá trị dịch vụ - thương mại tăng 0,3% so với cơ cấu kinh tế. Quy mô giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thành phố năm 2015 đạt 17.474 tỷ đồng, bằng 18,3 so với cả tỉnh, cao gấp gần 1,32 lần so với năm 2014. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 622,29 tỷ đồng, bằng 6,3% so với cả tỉnh, tăng 11,6 tỷ đồng so với năm 2014. Vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 tăng 25,9%, năm 2015 đạt 4.509 tỷ, chiếm 21,05% so với cả tỉnh.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 47,2%, tăng 0,6% so với năm 2014; công nghiệp, xây dựng chiếm 48,6%, tăng 0,9% so với năm 2014; nông nghiệp chiếm 4,2%, giảm 1,5% so với năm 2014. Về giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2015 như sau: ngành dịch vụ đạt 8.245 tỷ đồng, tăng 1,38 lần so với năm 2014;

công nghiệp, xây dựng đạt 8.497 tỷ đồng, tăng 1,39 lần so với năm 2014; nông nghiệp đạt 732 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với năm 2014.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2013

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1.1 Nông - thủy sản 3,6 3,7 3,9 3,5 3,0

1.2 Công nghiệp - xây dựng 51,2 52,3 54,6 51,2 50,5

1.3 Dịch vụ - Thương mại 40,2 41,2 41,5 45,3 46,5

2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16,8 16,9 17,3 17,5 17,6

2.1 Nông nghiệp - thủy sản 3,6 3,7 3,8 3,9 3,2

2.2 Công nghiệp - xây dựng 17,5 17,4 17,7 17,6 17,5 2.3 Dịch vụ - Thương mại 18,02 18,04 18,05 18,4 18,7 Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Bắc Giang (2016) 4.1.2.2. Dân số, lao động

Năm 2015, dân số trung bình là 150.080 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là gần 1,11%. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố 2.248 người/km2 (một trong những thành phố thuộc tỉnh có mật độ dân số thấp nhất cả nước). Trong đó mật độ dân số tại khu vực nội thành là 4.323 người/km2, khu vực ngoại thành là 1.220 người/km2.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực, tăng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, giảm lao động trong các ngành nông nghiệp. Năm 2015, toàn thành phố có 92.124 người trong độ tuổi lao động chiếm 61,4% tổng dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 75.367 người chiếm 50,2% dân số và 91,3% lực lượng lao động.

Bảng 4.2. Dân số, lao động thành phố Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 Năm

2015 1 Tổng số hộ Hộ 44.934 45.654 46.464 47.307 48.112 2 Tổng nhân khẩu Người 147.621 148.830 150.080 151.383 153.015

2.1 Nữ Người 75.025 75.869 76.027 76.525 77.163

2.2 Nam Người 72.596 72.961 74.053 74.858 75.852

3 Tỷ lệ tăng dân số

3.1 Tự nhiên %o 10,87 10,75 11,08 10,98 10,37

3.2 Cơ học %o 1,52 1,56 1,53 1,67 1,82

4 Tổng số lao động Người 106.760 107.260 108.502 110.010 111.331 Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Giang (2016) 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Toàn thành phố có 104 km đường bộ, trong đó có 11 km đường quốc lộ, 20 km đường nội thị, 63 km đường xã. Ngoài ra còn có gần 80 km đường thông xóm xe cơ giới đi được. Tỷ lệ đường giao thông cứng hoá năm 2015 đạt 98,4% (khu vực nội thành đạt 100%). Đường sắt chạy qua 5 km với ga Bắc Giang. Đường sông chảy qua 4 km tạo thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

- Thủy lợi: Thành phố Bắc Giang có hệ thống thủy lợi phát triển với 30 trạm bơm tưới và tiêu với 376 km kênh (trong đó Trung tâm bơm tưới tiêu quản lý 12 trạm bơm , HTX quản lý 18 trạm bơm) được phân bố đều trên các địa bàn, về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu cho diện tích canh tác của thành phố.

- Giáo dục, đào tạo: tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 94,5%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 88,6%, 16/16 phường, xã đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 99,7%, trên chuẩn 82,7%.

- Y tế: tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 62,5%, tỷ lệ giường bệnh đạt 120 giường/

vạn dân; tỷ lệ trẻ em được tiên chủng đạt 99,9%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 13,9%, tỷ lệ phường, xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.

4.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác bồi thường GPMB

4.1.3.1. Thuận lợi

- Thành phố Bắc Giang có vị trí thuận lợi, nằm cạnh vùng tam giác kinh tế

trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đặc biệt có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu, liên kết với các huyện trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước, với nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc điểm về vị trí địa lý của thành phố Bắc Giang nêu trên là điều kiện rất thuận lợi để thành phố có thể thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới sẽ được mở rộng, đó là xu hướng hợp lý về tổ chức lãnh thổ trong quy hoạch phát triển thành phố.

- Trên địa bàn thành phố có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương...; nguồn lao động dồi dào, giá thành thấp.

- Việc mở rộng địa giới hành chính sáp nhập thêm 05 xã về thành phố Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/09/2010 của Chính phủ nâng tổng số xã, phường lên 16 đơn vị hành chính (10 phường, 06 xã), với diện tích 66,77 km2, dân số trên 150 nghìn người có quỹ đất phong phú và quy hoạch chung được điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong phát triển đô thị và kinh tế - xã hội, hoạch định các chính sách, các chiến lược dài hạn.

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

4.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

- Kinh tế thành phố chưa có ngành nghề mũi nhọn; quy mô doanh nghiệp nhỏ; khoa học - công nghệ còn hạn chế; chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường còn thấp, số lượng, chủng loại hàng hóa chưa đa dạng; trình độ sản xuất của Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh còn thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Thành phố đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, kết cấu hạ tầng đô thị đang trong quá trình xây dựng, một số mặt chưa đồng bộ, chưa tạo ra động lực mạnh để phát triển, mở rộng đô thị, không gian hiện tại của thành phố còn bất

cập so với yêu cầu phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư phát triển kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò trung tâm kinh tế của tỉnh.

- Đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án xây dựng điểm dân cư thôn nguận xã dĩnh trì và dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)