Những yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 30 - 34)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nữ

1.1.5. Những yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, thời thiết, khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng, biển... là những nhân tố khách quan tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, giải quyết việc làm cho lao động nữ nói riêng. Bởi vì, đó là cơ sở tự nhiên quan trọng cho sự kết hợp giữa chúng với sức lao động để có các hoạt động lao động.

Điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng ban đầu thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển sản xuất, đây chính là cơ sở cho việc giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Những vùng miền, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, thời tiết, tài nguyên phong phú, … sẽ dễ dàng hơn cho việc phát triển các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo điều kiện tăng số lượng việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Các nhân tố thuộc về tự nhiên cơ bản tác động đến việc làm của phụ nữ như thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,… Tùy đặc điểm tự nhiên của từng vùng miền sẽ tác động đến hoạt động sản

xuất, kinh doanh của người lao động. Các chủ thể sản xuất và người lao động cần nắm bắt lợi thế so sánh của điều kiện tự nhiên hoặc dự đoán nguy cơ rủi ro trong các hoạt động của mình nhằm có những định hướng và giải pháp đúng đắn cho kế hoạch lao động của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiệm vụ của mỗi địa phương là làm sao phát huy những mặt mạnh, những điểm thuận lợi, đồng thời hạn chế những mặt không thuận lợi, những mặt yếu của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội.

1.1.5.2. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động nữ

* Trình độ học vấn, chuyên môn

Đối với vị trí và triển vọng tương lai của việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng. Đảng ta cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, xem đây là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Giáo dục đào tạo cần được mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, giáo dục đào tạo tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao, có kỹ năng làm việc với năng suất và chất lượng cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu lao động xã hội là mục tiêu hàng đầu của mọi địa phương, mọi quốc gia.

Chất lượng lao động quyết định đến năng suất và hiệu quả lao động, khả năng áp dụng khoa học - kĩ thuật vài sản xuất, đảm bảo chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến khả tìm kiếm công việc của người lao động, trong đó những lao động đặc thù như lao động nữ cần được nâng cao hơn nữa về trình độ để tự đáp ứng nhu cầu công việc và thu nhập của bản thân.

* Yếu tố độ tuổi

Yếu tố độ tuổi tác động rõ nét đến khả năng thích nghi với công việc và thu nhập của lao động nữ. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì khả năng thích nghi với công việc là khác nhau. Đa số lao động ở độ tuổi vị thành niên và lao động cao tuổi cảm thấy khó thích nghi với công việc mới, trong khi con số này ở độ tuổi thanh niên và trung niên thì ít hơn. Sự khác nhau về độ tuổi cũng dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập. Lao động ở độ tuổi thanh niên có thu nhập cao nhất và mức thu nhập này giảm dần theo các độ tuổi trung niên, cao tuổi và vị thành niên. Đây là tác động mang tính chất dẫn xuất, những lao động trung và thanh niên, họ có sức khỏe, sức trẻ nên làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn, vì thế họ dễ dàng thích nghi với công việc hơn và mức thu nhập cũng cao hơn.

* Sức khỏe và giới tính

Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiện cuộc sống. Trên thực tế, lao động nữ hạn chế hơn so với lao động nam về sức khỏe, điều này khiến họ có ít cơ hội việc làm hơn. Tuy vậy, có những công việc do tính chất đặc thù nên nó chỉ phù hợp với đối tượng lao động nữ. Sức khỏe là vốn quý của con người, tạo cho con người khả năng lao động để tạo công việc và thu nhập cho bản thân. Sức khỏe cũng là yêu cầu cơ bản nhất đối với người lao động.

Do đặc điểm sinh lí nên sức khỏe thường là hạn chế đối với lao động nữ, điều đó ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng công việc cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp đối với lao động nữ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ, từ điều kiện chăm sóc nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tác động tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của lao động nữ. Xuất phát từ đặc điểm của người phụ nữ, ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ lao động họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ. Những đặc điểm riêng về giới tính cho việc thực hiện chức năng làm mẹ của họ (như sức khỏe, tâm sinh lý) chỉ phù hợp trong những điều kiện lao động nhất định. Vì vậy, các quy định riêng cho lao động

nữ vừa nhằm mục đích đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới, đồng thời, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt hai chức năng: chức năng lao động và chức năng làm mẹ, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dạy thế hệ trẻ.

1.1.5.3. Yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội và văn hóa

* Nhu cầu của người lao động

Nhu cầu và thái độ của người lao động cũng là nhân tố quyết định đến việc làm của người lao động. Đối với lao động nữ, do đặc điểm tâm sinh lí nên khả năng cống hiến trong lao động thường hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của người lao động ở những ngành nghề có tính đặc thù.

Để có việc làm và thu nhập phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người lao động, nhu cầu cũng quyết định đến việc phân bổ lực lượng lao động (LLLĐ) xã hội, thể hiện nguyện vọng việc làm, thu nhập và tính chất của lao động. Người lao động có nhu cầu và thái độ tích cực với công việc họ sẽ tự mở ra cho mình cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như là cơ sở để nhà tuyển dụng hay xã hội phân bổ, sắp xếp công việc cho họ.

* Ảnh hưởng của tâm lý xã hội

So với nam giới, điều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn.

Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động nam. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến phụ nữ khó tìm kiếm được việc làm trên thị trường lao động.

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với lực lượng lao động nữ ở nông thôn nói riêng họ có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù, đối với lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém... nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền vói gia đình của lao động nữ nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ

để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thị hay các thị trường lao động quốc tế.

Trong điều kiện biến động về lực lượng lao động như hiện nay và khi người phụ nữ lại không phải là lực lượng lao động ưu tú trở thành chủ nhân chính thì rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai họ. Do khối lượng công việc sản xuất, kinh doanh quá lớn, công việc nội trợ gia đình quá nhiều, việc nuôi dạy con và chăm sóc người già, người ốm, không có người chia sẻ đã buộc người phụ nữ phải làm việc quá tải, không còn thời gian dành cho cá nhân mình. Trước bối cảnh đó, phụ nữ hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Để khắc phục những thách thức đó là cả một quá trình nan giải, lâu dài bởi những thách thức này về cơ bản xuất phát một cách khách quan cùng với sự vận động và biến đổi sâu sắc của nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)