Giải quyết việc làm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú giai đoạn 2019-2021

3.2.4 Giải quyết việc làm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm

Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ các dự án vay vốn tạo việc làm và nguồn

vốn địa phương thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội đã và đang đóng vai trò hết sức tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, góp phần thay đổi nhận thức của lao động và toàn xã hội về việc làm. Giai đoạn 2019 - 2021, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm là 880 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho 902 lao động của huyện, với tỷ lệ là 10,8% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm, trong đó số người được vay vốn là nữ chiếm gần 50%. Bằng nguồn vốn vay này, các cá nhân, hộ gia đình đã đầu tư nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đó là phát triển chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, phát triển làng nghề, phát triển kinh tế trang trại và vốn vay cho người lao động đi XKLĐ... góp phần giảm tỷ lệ lao động nữ của địa phương bị thất nghiệp.

Huyện phối hợp với Hội Phụ nữ triển khai nhiều mô hình tạo việc làm, giúp nâng cao tay nghề cho lao động nữ như: câu lạc bộ chị em phụ nữ phát triển kinh tế, tổ vay vốn, mô hình chị em yêu khoa học, phụ nữ liên kết với doanh nghiệp... đã góp ph ần tăng cường sự tham gia của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Hội Phụ nữ huyện cũng tập trung triển khai thực hiện gắn với Chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm được các cấp Hội phát huy vai trò kết nối, khai thác nguồn lực, huy động hàng tỉ đồng giúp cho hàng trăm chị em khởi nghiệp; bên cạnh đó vận động phụ nữ tham gia các hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp do tỉnh Hội tổ chức.

Nhiều lao động nữ của huyện đã tham gia ngày hội phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp kinh doanh do tỉnh Hội tổ chức, Hội giới thiệu gian hàng Phụ nữ khởi nghiệp trưng bày sản phẩm: Mật ong Vương Phát tại nhiều hội chợ hàng tiêu dùng, gian hàng Tổ hợp tác sản phẩm chổi đót Phú Trung, mầm đậu nành Phú Thanh, dệt thổ cẩm Tà Lài...giới thiệu cùng các huyện khác.

Vận động giới thiệu chị em phụ nữ của huyện tham gia Cuộc thi tìm hiểu Ý tưởng khởi nghiệp khởi sự kinh doanh, tạo hiệu ứng lan toả và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong cán bộ, hội viên phụ nữ, tạo cơ hội để chị em được giao lưu, chia

sẻ, quảng bá sản phẩm do phụ nữ sản xuất, kinh doanh và kết nối hợp tác…

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với Công ty Bảo Việt nhân thọ Đồng Nai về mở lớp Bảo Việt lập nghiệp cho 30 chị tham gia lớp học có 22 chị thực hiện vận động tốt trong đó tiêu biểu có nhiều chị có thu nhập bình quân hàng tháng từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hội hỗ trợ cho 35 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp trên địa bàn.

Thực hiện Kết luận 43-KL/TU ngày 30/9/2016 của Tỉnh ủy về Đề án “Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và phát huy vai trò của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2016-2020”. Những năm qua Hội cũng vận động hội viên, phụ nữ tham gia vào các Câu lạc bộ, các Mô hình, các tổ tiết kiệm để có nguồn vốn giúp đỡ hội viên còn khó khănvới số tiền huy động tiết kiệm được trên 19 tỷ đồng và giải quyết cho hơn 3 ngàn lượt chị em phụ nữ vay… Ngoài ra Hội phụ nữ huyện còn huy động nguồn vốn, duy trì tổ “Phụ nữ gắn kết”, “Phụ nữ phát triển kinh tế”

với số tiền huy động hơn 600 triệu đồng, giải quyết cho hàng trăm lượt chị vay làm kinh tế gia đình, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Các cấp Hội luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn vốn do các tổ chức Phi chính phủ (nguồn vốn Đariu) đã giúp cho hàng ngàn hội viên có vốn làm ăn vươn lên thoát nghèo, các mạnh thường quân hỗ trợ như nguồn vốn vì quê hương, nguồn vốn cho người khuyết tật vươn lên, nguồn vốn Thanh Bình.Nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ hội viêngiúp cho hàng ngàn chị em phát triển kinh tế gia đình, ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ phát triển kinh tế, tính đến 30/5/2021 Hội phụ nữ quản lý vốn ủy thác với 80 tổ TK&VV, tổng số hộ vay là 3867 hộ, tổng dư nợ 104.695 tỉ đồng. Dự án 120 với số tiền 350 triệu xoay vòng cho hội viên vay hàng năm theo dự án của từng hội viên. Bên cạnh đó, Hội đã triển khai thành lập các mô hình phụ nữ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, tiêu biểu hợp tác xã đan lát Lê Lợi - Nam Cát Tiên và tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Tà Lài, xã Đắc Lua với mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng…và rất nhiều mô hình khác rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)