Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 76 - 87)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

3.5.2. Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

3.5.2.1 Phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm

a/ Đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm mới

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là giải pháp chung nhất để giải quyết việc làm cho lao động nữ nói riêng và lao động trong nền kinh tế nói chung. Kinh tế tăng trưởng và phát triển là cơ hội để lao động tìm kiếm hoặc chuyển đổi công việc theo nguyện vọng nhằm ổn định công việc, tăng thu nhập cho cuộc sống. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội cần chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động nữ.

b/ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là định hướng kinh tế phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập. Tân Phú cần phát huy sự năng động của mình để thu hút đầu tư trong, ngoài tỉnh và cả đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời gian tiếp theo, huyện cần chủ động hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng, tạo điều kiện về giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lí để các doanh nghiệp trong, ngoài Tỉnh và các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn đầu tư tạo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động nữ.

c/ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh

Mở rộng nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh là cơ hội để lao động nữ chủ động tiếp cận với việc làm. Với điều kiện dân số, kinh tế, xã hội khá thuận lợi, huyện Tân Phú nên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động nữ và phát triển nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: dịch vụ ăn uống, thông tin, làm đẹp,...

Để đa dạng sản xuất, kinh doanh, bản thân lao động nữ phải chủ động tìm hiểu công việc, nắm bắt nhu cầu thị trường, năng động, sáng tạo và mạnh dạn với ý tưởng, mong muốn của mình.

3.5.2.2 Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nữ

a/ Đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm

Đào tạo các nghề mới thu hút nhiều lao động nữ: dịch vụ gia đình, chăm sóc trẻ tại nhà, chăm sóc thẩm mỹ,...

Đa dạng hóa phương thức phối hợp đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; chú trọng đào tạo nghề mới xuất hiện trên thị trường lao động thu hút nhiều lao động nữ, phù hợp đặc điểm lao động nữ, nghề phù hợp với từng đối tượng lao động nữ; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ ngay tại doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác và tại cộng đồng.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở.

Xây dựng các tổ vay vốn, đẩy mạnh việc tín chấp với các ngân hàng (Chính sách xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,...), huy động sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Vận động, liên kết để hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được phụ nữ làm chủ.

b/ Tăng cường sự tham gia của các cấp hội phụ nữ, công đoàn các cấp trong xây dựng, đề xuất các chính sách về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ

Tham gia đề xuất, góp ý các chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ; đề xuất các phương án bảo đảm quyền lợi lao động nữ.

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.

c/ Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ các cấp về công tác tư vấn nghề, tư vấn giới thiệu việc làm

Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực tư vấn nghề, giới thiệu việc làm, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động nữ của cán bộ

Hội các cấp.

Mở rộng quan hệ hợp tác nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác để dạy nghề cho phụ nữ.

d/ Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm

Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá đề án.

Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án hàng năm, giữa giai đoạn và cuối giai đoạn.

Báo cáo đáng giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của đề án; tình hình quản lí và sử dụng ngân sách của đề án cho Ủy ban Nhân dân huyện và các phòng, ban, ngành, cơ quan liên quan.

3.5.2.3 Giải quyết việc làm cho lao động nữ qua chương trình xúc tiến việc làm quốc gia

a/ Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm Nguồn vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm phân bổ về địa phương được sử dụng và phát huy tác dụng, góp phần vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Để phát huy hơn nữa quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm cho lao động nữ, huyện Tân Phú cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

UBND huyện định hướng, hỗ trợ kiểm tra chương trình việc làm của các xã, thị trấn.

Quỹ giải quyết việc làm của huyện phải được sử dụng đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm.

Phát huy vai trò của phòng Lao động, thương binh và xã hội, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong quá trình thực hiện chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Tổ chức phải nắm được chắc chắn về tiềm năng phát triển kinh tế, mục đích, nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ sản xuất kinh doanh, cho vay vốn đúng đối tượng

biết sử dụng vốn.

Trong quá trình chỉ đạo cho vay và quản lý vốn cần minh bạch, rõ ràng, kiểm tra kết quả định kỳ, rút kinh nghiệm về việc chọn đối tượng cho vay, mức vay và loại hình phù hợp.

Tạo cơ chế vay thông thoáng như: cải cách cơ chế cho vay, tăng mức vốn, tăng kỳ hạn...

Hỗ trợ dạy nghề, cung cấp kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho lao động nữ.

b/ Tạo việc làm cho lao động nữ qua các trung tâm dịch vụ việc làm

Thị trường lao động được hình thành cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, sự ra đời của thị trường lao động tất yếu sẽ hình thành hệ thống dịch vụ, việc làm với nhiệm vụ cầu nối giữa cung và cầu về lao động, đảm bảo sự phát triển cân bằng của thị trường lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề, cung cấp các dịch vụ việc làm thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, đào tạo nghề ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động. Để các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, cần chú

Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm, ưu tiên lao động nữ.

Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, đặc biệt là lao động nữ như: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, lựa chọn nghề học, hình thức học và nơi học nghề; tư vấn lập dự án tạo việc làm; tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu, bố trí việc làm.

Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng, bao gồm cung ứng lao động, giúp tuyển lao động.

Tổ chức các hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động gặp gỡ nhau, nhằm nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động, việc làm, tuyển dụng trực

tiếp, thông qua đó thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm.

Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc trung tâm dịch vụ việc làm.

c/ Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động

Huyện Tân Phú coi công tác xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng để hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, việc làm cho lao động nữ nói riêng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Huyện Tân Phú đặt công tác xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn huyện nói chung, cho lao động nữ nói riêng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương và cả nước.

Để thực hiện giải pháp này, cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Đối với công tác tuyên truyền:

Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động để tuyển chọn, đào tạo lao động đủ năng lực và phẩm chất, bảo đảm thực hiện hợp đồng đã ký kết. Hoạt động tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện như đài phát thanh và truyền hình, báo, tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động:

Tiếp tục củng cố và ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Phát triển thêm một số thị trường tiềm năng ở khu vực Đông Âu... mở rộng quan hệ đối tác tìm kiếm, thẩm định và đi đến ký kết những hợp đồng cung ứng lao động.

Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ và cẩn trọng trong việc thẩm định, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, không chạy theo số lượng, cần chọn những đối tác có việc làm ổn định, thu nhập cao.

+ Tăng cường giáo dục định hướng:

Cần trang bị cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài những kiến thức cơ bản cho quá trình lao động và sống ở nước ngoài. Những hiểu biết về pháp luật, chuẩn bị ngôn ngữ để có thể giao tiếp trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài. Đối tượng giáo dục định hướng là số lao động chuẩn bị xuất khẩu, đây là lực lượng gồm nhiều thành phần khác nhau về trình độ, về hoàn cảnh gia đình, về khả năng tiếp thu vì vậy trong giáo trình cần được chuẩn bị tốt và thiết thực, sát thực tế, đảm bảo có chất lượng, có hiệu quả.

Ngoài việc đào tạo về ngoại ngữ, về chuyên môn cần quan tâm đến phẩm chất đạo đức, kỷ luật lao động của người lao động, cương quyết loại trừ những học viên có phẩm chất kém để hạn chế vi phạm hợp đồng, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nói riêng và lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung trên thị trường nước ngoài.

Trang bị cho lao động nữ những hiểu biết, lường trước những thuận lợi, khó khăn trong môi trường làm việc ở nước ngoài, chuận bị một tinh thần sẵn sàng lao động, làm việc và thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết, thay đổi suy nghĩ, không ảo tưởng trong công việc và lối sống trên đất bạn. Cần xây dựng tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt để giao tiếp và ứng xử có văn hóa. Khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động nữ đã thực hiện nghiêm túc hợp đồng khi về nước được ưu tiên mở mang phát triển làng nghề hoặc được tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với khả năng nghề nghiệp của bản thân.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn:

Tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho học tập và thực hành được đổi mới, thiết thực cho việc dạy nghề cho lao động xuất khẩu.

Tuyển chọn những giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín để hướng dẫn, truyền đạt cho học viên đạt chất lượng cao.

Tạo điều kiện bằng cách mở những lớp tập trung học tại địa bàn huyện để tạo thuận lợi cho học viên tham gia học tập, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại...

+ Quản lý tốt các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động:

Các doanh nghiệp thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với người lao động, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 31/2006CT/-UBND ngày 11/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Tăng cường và mở rộng thị trường lao động bằng hình thức tham quan, học tập, du lịch ở nước ngoài thông qua đại sứ quán các nước, chuyên gia giới thiệu những nước có nhu cầu về thị trường lao động để đàm phán trực tiếp và ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động, mang lại lơi ích cho người lao động.

Đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị cho người lao động kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống của nước mà người lao động sẽ đi làm việc.

+ Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động và các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Đối với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý những sai phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Phòng Lao Động – Thương binh và Xã hội thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các đơn vị xuất khẩu lao động, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động tại các phường, xã, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao động, xử lý nghiêm những trường hợp làm ảnh hưởng đến lợi ích của người lao

động.

3.5.2.4 Các giải pháp hỗ trợ

a/ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ

Để các giải pháp trên có thể phát huy được hiệu quả thì việc phối hợp với các cơ quan tổ chức cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Phú trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn huyện Tân Phú là điều vô cùng cần thiết.

Ở giải pháp này để tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho lao động nữ, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, xác định vai trò chủ chốt của hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Phú.

Hội Liên hiệp phụ nữ là cơ quan chủ chốt trong việc liên kết, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho lao động nữ.

Thứ hai, ngoài Hội Liên hiệp phụ nữ, vai trò của Phòng Kinh tế huyện cũng hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển kinh tế ở địa bàn.

Đây là đơn vị có liên quan đến các kế hoạch phát triển kinh tế, và các mô hình phát triển kinh tế ở địa phương. Những kế hoạch và mô hình kinh tế này là định hướng và nền tảng cơ bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức, lựa chọn các mô hình và định hướng trong việc đào tạo, dạy nghề và khởi nghiệp của phụ nữ.

Thứ ba, nhấn mạnh vai trò phối hợp của Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cơ quan và ban ngành trên địa bàn huyện Tân Phú. Những cơ quan này phối hợp trong công tác vận động, tuyên truyền và đóng góp công sức, tài chính vào hỗ trợ phát triển kinh tế cho lao động nữ.

Thứ tư, cần phát huy vai trò của doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự hay phi chính phủ vào hỗ trợ phát triển kinh tế cho lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là những chủ thể có nhiều khả năng tài chính và họ cũng là chủ thể có khả năng tạo ra nhiều việc làm trong xã hội. Họ là chủ thể tích cực trong tạo việc làm, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động đào tạo. Các tổ chức phi chính phủ ở nhiều địa phương cũng là chủ thể quan trọng trong kết nối với các tổ chức khác, chuyển giao các mô hình kinh tế hiệu quả, và những hoạt động dạy nghề thiết thực. Những hoạt

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)