Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 71 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

3.4.1 Thành công

Chương trình giải quyết việc làm của huyện được triển khai đạt được một số kết quả quan trọng, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Kết quả nêu trên đã góp phần vào chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Huyện đã ban hành được các quy hoạch, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua nhiều chương trình, đề án khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, xã hội hóa dạy nghề, hỗ trợ lao động học nghề, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư có nhu cầu tuyển dụng lao động tạo thêm việc làm cho lao động nữ.

Với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Phú, cùng với hệ thống chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ khá đầy đủ đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm.

Tân Phú là một huyện thuần nông, phần đông dân số sinh sống ở nông thôn nên lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nên lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Theo đó, cơ cấu việc làm của lao động nữ cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ. Trong những năm qua, Tân Phú đã có nhiều biện pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nữ như: triển khai cho vay vốn giải quyết việc làm;

đào tạo và chuyển đổi nghề cho lao động nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động

nữ dễ tiếp cận thị trường lao động như: tổ chức các mô hình liên kết sản xuất, phối hợp với các doanh nghiệp các lớp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm nên việc giải quyết việc làm cho lao động nữ đã có tăng hơn trước. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới thì việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn như Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giảm nghèo; các Đề án về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm… đã phát huy trong thực tế, tác động tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ. Tân Phú cũng đã quan tâm đến việc thành lập và phát huy tác dụng của Trung tâm giới thiệu việc làm;

hàng năm Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp tổ chức các sàn giao dịch việc làm, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng và người tìm việc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động. Đặc biệt bước đầu đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Công tác xuất khẩu lao động có nhiều chuyển biến. Từ công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động, số lao động nữ làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên, có việc làm và tăng thu nhập đã giúp lao động nữ có khả năng đáp ứng được những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, nâng cao vị thế của phụ nữ, góp phần vào duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện.

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Tân Phú những năm qua nhìn theo chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện đầy đủ để lao động nữ được bình đẳng và thích ứng yêu cầu trong giải quyết việc làm ở huyện cũng còn nhiều mặt hạn chế. Trong các biện pháp giải quyết việc làm chưa quan tâm khai

thác tiềm năng của lực lượng lao động nữ, chưa khích lệ lao động nữ tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

* Việc tổ chức thực hiện các chương trình giải quyết việc làm hiệu quả chưa cao

Các chương trình quốc gia giải quyết việc làm thông qua việc cho vay vốn, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo việc làm cho lao động nữ. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn huyện Tân Phú, việc giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động còn thấp, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng nghề và khả năng ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng của người lao động còn rất thấp. Về việc tạo nguồn vốn và cơ cấu cho vay các nguồn vốn cũng còn những vướng mắc: các dự án cho vay giải quyết việc làm chủ yếu là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 50%), đối tượng vay chủ yếu vẫn là hộ gia đình nên nhìn chung chỉ tăng thêm thời giờ làm việc, chưa tạo thêm nhiều việc làm mới. Nguồn vốn mới phân bổ cho địa phương hàng năm còn quá ít trong khi đó nhu cầu vốn vay nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay của người dân.

* Điều kiện làm việc và thu nhập của phần lớn lao động nữ không bảo đảm Có thể nhận thấy số lượng lao động nữ được giải quyết việc làm của huyện trong các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên, nhưng việc thực hiện các chính sách với lao động nữ của các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ lao động nữ trong các doanh nghiệp này chưa được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động có kèm thêm những điều khoản bất lợi cho lao động nữ như không lấy chồng hay sinh con trong một số năm nhất định, nếu vi phạm thì phải đơn phương chấm dứt hợp đồng; một số doanh nghiệp không thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho lao động nữ; một số lao động nữ vẫn phải làm các công việc nặng nhọc trong môi trường độc hại mà thiếu các dụng cụ chuyên dùng và bảo hộ lao động; đa phần lao động nữ phải làm việc tăng ca do áp lực về thời gian giao nộp sản phẩm theo hợp đồng và quan trọng hơn là đơn giá

sản phẩm quá thấp hoặc định mức khoán quá cao; điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho lao động nữ như nhà vệ sinh, buồng thay quần áo, nhà tắm rất thiếu thốn…

* Chất lượng của các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm còn nhiều bất cập

So với yêu cầu về đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề của huyện còn nhiều bất cập. Hệ thống cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo các cấp trình độ nhất là trung cấp nghề và cao đẳng nghề (hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có trung tâm dạy nghề). Công tác thông tin tuyên truyền hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nữ còn nhiều hạn chế. Trong khi người lao động còn có tư tuởng kén nghề, chọn việc và chưa chủ động trong việc định hướng, xác định nghề nghiệp thì các trung tâm này cần tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực thông tin thị trường lao động để có những tư vấn nghề nghiệp phù hợp cho người lao động, giúp họ có định hướng và lựa chọn nghề cho thích hợp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)