Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 67 - 71)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

3.3.1. Yếu tố tự nhiên

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống giao thông của huyện Tân Phú sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế; đồng thời tạo cho huyện có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có việc làm ổn định tạo thêm thu nhập.

Quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra những cơ sở pháp lý tương ứng cho thị trường lao động của huyện Tân Phú phát triển, tạo điều kiện cho lao động nữ tìm việc làm. Tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó chú trọng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì đã và đang thu hút một số lượng lớn lao động, chủ yếu là lao động nữ. Đặc biệt huyện Tân Phú không ngừng phát triển các khu vực và thành phần kinh tế khác, nhiều ngảnh nghề từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ để thu hút số lượng lao động nữ.

Bên cạnh những thuận lợi có thể nhìn thấy được như: sức trẻ, sự năng động, tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, có kỷ luật ... thì cũng tồn tại một số khó khăn phải giải quyết về lâu dài như giải quyết việc làm.

3.3.2. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động nữ 3.3.2.1 Trình độ học vấn, chuyên môn

Trình độ văn hóa của người lao động có tác động rất lớn đến công tác giải quyết việc làm. Nếu trình độ văn hóa cao thì chất lượng lao động sẽ tốt. Khi đó khả năng giải quyết việc làm cho người lao động sẽ thuận lợi. Ngước lại trình độ văn hóa thấp sẽ kéo theo chất lượng lực lượng lao động thấp. Điều nay gây khó khăn cho dạy nghề, khó khăn trong giải quyết việc làm.

Các giá trị niềm tin, thói quen, mức độ tự giác, thái độ tôn trọng pháp luật…

đều có ãnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động quản lý xã hội nói chung. Đối với hoạt

động của Nhà nước phục vụ lợi ích của cộng đồng, những yếu tố này càng có vai trò quan trọng.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu lao động xã hội là mục tiêu hàng đầu của huyện Tân Phú. Chất lượng lao động quyết định đến năng suất và hiệu quả lao động, khả năng áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, đảm bảo chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, trình độ học vấn còn ảnh hưởng đến mức thu nhập nhưng sự ảnh hưởng này là không lớn. Sự chênh lệch về trình độ nghề mới tác động rõ nét đến thu nhập. Điển hình với những lao động được đào tạo có mức lương cao hơn hẳn so với những lao động không được đào tạo.

Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn và chuyên môn tác động trực tiếp đến khả tìm kiếm công việc của người lao động, trong đó những lao động đặc thù như lao động nữ cần được nâng cao hơn nữa về trình độ để tự đáp ứng nhu cầu công việc và thu nhập của bản thân.

3.3.2.2 Yếu tố độ tuổi

Đây là tác động mang tính chất dẫn xuất những lao động trung và thanh niên, họ có sức khỏe, sức trẻ nên làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn, vì thế họ dễ dàng thích nghi với công việc hơn và mức thu nhập cũng cao hơn.

Lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật lao động dành cho những quy định áp dụng riêng. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, trọn tuần, giao việc làm tại nhà. Huyện Tân Phú lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là lực lượng lao động quan trọng của nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú trước, trong và giai đoạn hiện nay.

Sự khác nhau về độ tuổi cũng dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập. Lao động ở độ tuổi thanh niên có thu nhập cao nhất và mức thu nhập này giảm dần theo các độ trung niên, người cao tuổi và vị thành niên.

3.3.2.3 Sức khỏe và giới tính

Do đặc điểm sinh lí nên sức khỏe thường là hạn chế đối với lao động nữ, điều đó ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng công việc cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp đối với lao động nữ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ, từ điều kiện chăm sóc nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tác động tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của lao động nữ.

Thực tế, tại huyện Tân Phú cũng như các huyện khác trong tỉnh Đồng Nai phụ nữ vẫn tiếp tục là nhóm lao động có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, hơn nữa, điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới. Đa số các ngành nghề mà nam giới được ưu tiên tuyển dụng thường có kỹ năng cao hơn và thu nhập tốt hơn so với hầu hết các công việc dành cho phụ nữ. Một trong những đặc thù của đa phần phụ nữ huyện Tân Phú là chủ yếu làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp. Phụ nữ cũng chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc không được trả lương (công việc nội trợ).

Xuất phát từ các yều tố trên, trên cơ sở giới, vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất lợi về kinh tế - xã hội. Phụ nữ thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn, đặt gánh nặng làm công việc nhà không lương lên vai người phụ nữ; trong khi lại vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất.

3.3.3 Các nhân tố thuộc về kinh tế- xã hội và văn hoá 3.3.3.1 Nhu cầu của người lao động

Nhu cầu và thái độ của người lao động cũng là nhân tố quyết định đến việc làm của người lao động. Đối với lao động nữ, do đặc điểm tâm sinh lí nên khả năng

cống hiến trong lao^động thường hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của người lao động ở những ngành nghề có tính đặc thù.

Để có việc làm và thu nhập phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người lao động, nhu cầu cũng quyết định đến việc phân bổ lực lượng lao động (LLLĐ) xã hội, thể hiện nguyện vọng việc làm, thu nhập và tính chất của lao động. Người lao động có nhu cầu và thái độ tích cực với công việc họ sẽ tự mở ra cho mình cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như là cơ sở để nhà tuyển dụng hay xã hội phân bổ, sắp xếp công việc cho họ.

3.3.3.2 Ảnh hưởng của tâm lý xã hội

So với nam giới, điều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn.

Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động nam. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến phụ nữ khó tìm kiếm được việc làm trên thị trường lao động.

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với lực lượng lao động nữ ở nông thôn nói riêng họ có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù, đối với lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém... nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền vói gia đình của lao động nữ nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thị hay các thị trường lao động quốc tế.

Trong điều kiện biến động về lực lượng lao động bất thường như hiện nay và khi người phụ nữ lại không phải là lực lượng lao động ưu tú trở thành chủ nhân chính thì rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai họ. Do khối lượng công việc sản xuất, kinh doanh quá lớn, công việc nội trợ gia đình quá nhiều, việc nuôi dạy con và chăm sóc người già, người ốm, không có người chia sẻ đã buộc người phụ

nữ phải làm việc quá tải, không còn thời gian dành cho cá nhân mình. Trước bối cảnh đó, phụ nữ hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Để khắc phục những thách thức đó là cả một quá trình nan giải, lâu dài bởi những thách thức này về cơ bản xuất phát một cách khách quan cùng với sự vận động và biến đổi sâu sắc của nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)