Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho người lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 61 - 64)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú giai đoạn 2019-2021

3.2.3 Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho người lao động

Thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Phú, đến cuối năm 2021 toàn

huyện đã có hơn 9.000 lượt chị em phụ nữ được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Có hơn 4.100 lao động nữ được đào tạo nghề trong giai đoạn 2019-2021, hàng nghìn cán bộ nữ, lao động nữ được tập huấn nâng cao trình độ. Thời gian qua, huyện Tân Phú đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nữ của huyện thông qua các biện pháp như đổi mới đào tạo bám vào nhu cầu thị trường lao động của huyện, của tỉnh, phục vụ cho xuất khẩu lao động và nhu cầu lao động của các vùng kinh tế trọng điểm. Về hình thức đào tạo thì chủ yếu theo hình thức vừa làm vừa học đối với công nhân, nhân viên muốn nâng cao tay nghề, theo hình thức cầm tay chỉ việc đối với lao động nữ chuyển từ ngành nông nghiệp sang làm việc trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...; Chuẩn hóa các cơ sở đào tạo nghề về trạng thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,.... Huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết giữa các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh với các cơ sở đào tạo nghề để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu lao động của các đơn vị, doanh nghiệp từ đó đào tạo ra những lao động có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm. Các cơ sở đào tạo nghề ký kết các chương trình thỏa thuận hợp tác và các hợp đồng đào tạo nghề với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn hiện nay có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tân Phú, 2 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp và 2 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Giai đoạn 2019-2021, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Phú kết hợp với các ngành liên quan rà soát lại nhu cầu học nghề của phụ nữ tại địa phương, đồng thời kết hợp với trung tâm dạy nghề mở 54 lớp với 3.121 thành viên dự học, sau khi học đã giới thiệu việc làm cho hơn 1.359 người sau học nghề như: học may công nghiệp, đính cườm, đan mây tre, bó chổi, đan lát, nấu ăn, trong năm 2019 có hơn 400 lao động nữ vào làm tại công ty may công nghiệp. Các hoạt động mô hình sản

xuất, kinh doanh, tổ trồng rau sạch, tổ chăn nuôi, bóc tách hạt điều với thu nhập bình quân mỗi ngày từ 30.000-50.000đ cho chị em có việc làm ổn định, dần cải thiện tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Duy trì 01 Mô hình tạo việc làm cho phụ nữ tại xã Tà Lài với tổng số vốn là 150 triệu đồng, đã giúp cho 52 hộ phụ nữ chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao (Nguồn vốn từ TW Hội). Ngoài ra, Hội cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát đối tượng và chế độ học nghề của phụ nữ nhằm đảm bảo thực hiện quyền lợi theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nữ tại huyện Tân Phú những năm gần đây luôn được quan tâm thể hiện ở số lượng lao động nữ được đào tạo tăng lên hàng năm:

Biểu đồ 3.3: Số lao động nữ huyện Tân Phú qua đào tạo nghề giai đoạn 2019- 2021

Trong giai đoạn 2019-2021 trung bình mỗi năm có 1.040 lao động nữ được đào tạo nghề. Năm 2019 có 22 lớp nghề gồm các nghề dệt, may, dệt thổ cẩm, nấu ăn, mây tre đan,... và có 1.276 lượt lao động nữ tham gia. Đến năm 2020 và 2021 do tác động của dịch Covid-19 đã làm số lao động học nghề giảm tương ứng còn 908 và 937 người. Nếu so sánh với lao động nam thì tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo thấp hơn nhiều. Trong khi tỷ lệ lao động nam của huyện qua đào tạo chiếm gần 40% thì tỷ lệ này của nữ chỉ khoảng 20%. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lao động nữ qua đào

tạo của huyện Tân Phú chỉ bằng 50% nam giới là vì lao động nữ thường tham gia vào những công việc giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phần lớn những công việc này khi tuyển dụng chỉ yêu cầu lao động phổ thông. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây do có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chuyên môn, của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện trong việc tuyên truyền vận động nên nhận thức của lao động nữ của địa phương cũng đã thay đổi, họ đã thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc học nghề giúp tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, có việc làm ổn định, thu nhập khá, góp phần nâng cao đời sống của chị em nên nhiều lao động nữ đã chủ động, tích cực hơn trong việc tìm hiểu các lớp dạy nghề tại địa phương, sử dụng những nghề đã học được để tìm kiếm việc làm.

Trung tâm dạy nghề - Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện kết hợp với các trường đào tạo nghề và một số đơn vị đào tạo nghề khác tập trung đào tạo các ngành vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường, vừa phù hợp với tính chất của lao động nữ ở địa phương đó là các nghề may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, mây tre đan, dệt thổ cẩm, giúp việc gia đình, ... Những nghề này có thời gian đào tạo ngắn trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng. Các lớp đào tạo nghề được tổ chức linh hoạt về thời gian, địa điểm, có những lớp đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề của huyện và có những lớp lưu động, tổ chức tại các xã vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho những lao động nữ ở xa vẫn có thể tham gia học nghề. Đối với lao động nữ làm việc trong nông nghiệp, khi máy móc, cơ giới hóa được áp dụng vào sản xuất ở hầu hết các công đoạn của sản xuất, thời gian nông nhàn của lao động nữ tăng lên và để lao động nữ có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống thì Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tư vấn để chị em tham gia các khóa học nghề ngắn hạn, những khóa học làm những sản phẩm làng nghề truyền thống vừa giúp lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho chị em phụ nữ.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)