Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Huyện Tân Phú được thành lập theo quyết định số: 107/HĐBT ngày 10/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về việc tách huyện Tân Phú (cũ) thành huyện Tân Phú (mới) và huyện Định Quán.
Huyện Tân Phú có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Tân Phú và 17 xã. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 775,96km2, chiếm 13,15 % diện tích toàn tỉnh (775,96km2/5.907,22km2)
2.1.1.2. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Bản đồ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Tân Phú là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đồng Nai. Trung tâm huyện cách Thành phố Biên Hòa 90km, Thành Phố Hồ Chí minh 125 km và Thành phố Đà Lạt 175km. Phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây bắc giáp tỉnh Bình Phước; phía Tây nam giáp
huyện Định Quán; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu.
Phát huy lợi thế về địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và nằm trên Quốc lộ 20, trục giao thông chính của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên huyện Tân Phú nằm cách xa Thành Phố Biên Hòa và trung tâm tỉnh khác nên điều kiện thu hút vốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp, trong thời gian qua, huyện Tân Phú đã và đang nỗ lực kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm tạo tiền đề để thu hút các doanh nghiệp thứ cấp về đầu tư tại địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Đây là một trong các yếu tổ để giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lao động rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Tân Phú có nhiệt độ trung bình năm là 25°C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,4°C (tháng 03), nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,5°C (tháng 01). Biên độ nhiệt ngày đêm kh1 cao, trung bình từ 3-5°C do đó có lợi ích cho việc tích lũy dinh dưỡng của cây trồng.
Độ ẩm không khí trung bình năm 79%, độ ẩm trung bình cao nhất 90%
(tháng 7), độ ẩm trung bình thấp nhất 18,5% (tháng 1)
Lượng mưa trung bình năm 2.174 mm, lượng mưa tháng cao nhất 147 mm (tháng 7), lượng mưa tháng thấp nhất 18,5 mm(thang1)
Lượng bốc hơi trung bình năm 1.397 mm, lượng bốc hơi tháng cao nhất 147 mm (tháng 3), lượng bốc hơi thấp nhất 42 mm (tháng 6)
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, cho phép bố trí đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm giảm tỷ lệ thất thoát. Tuy nhiên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế -xã hội của huyện.
2.1.1.4. Tài nguyên đất đai
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được thường xuyên quan tâm, đảm bảo quỹ đất hợp lý cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở sử dụng hiệu quả đất sản xuất. Đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, nâng cao mức thu nhập trên một diện tích sản xuất. Hiện trạng sử dụng đất đến ngày 31/12/2020 như sau:
Diện tích đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện là 72.197 ha, chiếm 93,17% so diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 23.992 ha, chiếm 33,23% so diện tích đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đất lâm nghiệp là 46.601 ha, chiếm 64,55%; đất nuôi trồng thủy sản 1.476 ha, chiếm 2,05% và còn lại đất nông nghiệp khác là 127 ha, chiếm 0,18%.
Đất phi nông nghiệp 5.292 ha, chiếm 6,83% so diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dựng 3 ha, chiếm 0,004% so diện tích tự nhiên.
2.1.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng Tân Phú có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 46.601 ha, trong đó rừng sản xuất 3.313 ha, rừng phòng hộ 5.134 ha, rừng đặc dụng 38.154 ha; độ che phủ rừng đạt 57,88%, trữ lượng gỗ khoảng 1,3 triệu m3. Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được nhà nước quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 56,41 triệu đồng;
- Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản năm 2020 (giá so sánh 2010) tăng 5,26% so cùng kỳ, bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng 5,33%/năm, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng 5,48%/năm;
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng năm 2020 (giá so sánh 2010) tăng 18,18% so cùng kỳ, bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng 39,48%/năm, bình
quân giai đoạn 2015-2020 tăng 20,56%/năm;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 tăng 12,50% so cùng kỳ, bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng 17,25%/năm, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng 12,60%/năm;
- Giá trị sản phẩm trọt trọt trên 1 ha năm 2020 đạt 168 triệu đồng;
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%;
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,9%;
- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,88%;
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 17/17 xã đạt 100%;
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: về cân nặng theo độ tuổi là 5,7%, về chiều cao theo độ tuổi là 12,48%;
- Tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa đạt 92%; gia đình văn hóa đạt 98%;
2.1.2.2 Dân số
Năm 2020, huyện Tân Phú có quy mô dân số trung bình là 153.008 người, chiếm 4,91% dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 0,97%;
Trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Tân Phú có mức giảm cơ học khá lớn, bình quân hàng năm giảm khoảng 1.2%, chủ yếu do số người trong độ tuổi lao động chuyển đi làm việc tại thành phô Biên Hòa và thành phô Hồ Chí Minh.
Dân số thành thị (thị trấn Tân Phú) là 17.296 người, chiếm 11,3% dân số, dân số nông thôn của 17 xã còn lại là 135.712 người, chiếm 88,7% dân số;
Năm 2020, huyện Tân Phú có mật độ dân sổ là 197 người/km2, thấp thứ 3 trong số 11 huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai, chỉ hơn huyện Vĩnh Cửu và Định Quán. Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cụ thể là: thị trấn Tân Phú là 2.137 người /km2, xã Đắc Lua 14 người/km2.
2.1.3 Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú
2.1.3.1 Về thuận lợi
Huyện Tân Phú có các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Huyện có nguồn nhân lực dồi dào. Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp, trong thời gian qua, huyện Tân Phú đã và đang nỗ lực kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm tạo tiền đề để thu hút các doanh nghiệp thứ cấp về đầu tư tại địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Đây là một trong các yếu tổ để giải quyết việc làm cho người lao động.
2.1.3.2 Về khó khăn
Huyện Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn nhân lực dồi dào nhưng đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu, nhất là lao động nữ, khả năng và tay nghề còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều. Huyện Tân Phú nằm cách xa Thành Phố Biên Hòa và trung tâm tỉnh khác nên điều kiện thu hút vốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lao động rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương.
Nhiều gia đình vẫn còn tính chất trọng nam khinh nữ, phụ nữ thường phải ở nhà lo việc đồng áng, chăm sóc gia đình. Không ít gia đình khuyến khích con trai học nhiều còn con gái chỉ cần tốt nghiệp trung học rồi lập gia đình. Đó là một rào cản rất lớn đến việc giải quyết việc làm cho người phụ nữ.
Ngân sách huyện còn hạn hẹp, do đó việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ảnh hưởng tới sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, hạn chế cơ hội tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.