Tình hình việc làm của lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 53)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình việc làm của lao động nữ trên địa bàn huyện Tân Phú

Năm 2021, dân số của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là 173.035 người, trong đó phụ nữ có 83.056 người, chiếm 48% dân số; phụ nữ dân tộc là 3.174 người gồm 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Phụ nữ tôn giáo có 22.977 người, trong đó có 5 tôn giáo chính đang hoạt động trong toàn huyện. Lao động nữ có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Nhìn chung, về số lượng lao động nữ của huyện khá dồi dào, với đức tính cần cù, chịu khó. Đây là một thế mạnh, một tiềm năng rất lớn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện nếu như những lao động nữ này được đào tạo, có trình độ học vấn cao.

Bảng 3.1: Quy mô, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động của huyện năm 2021

Tổng số lao động (người)

Lao động nữ

(người) Tỷ lệ (%) Lao động

nam (người) Tỷ lệ (%)

112.472 53.986 48 58.486 52

Nguồn: Phòng Lao động huyện Tân Phú Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ lao động nam và nữ của huyện có thể thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn nam giới, mặc dù tỷ lệ này chênh lệch không nhiều. Nguyên nhân là do thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ đã hạn chế đến việc tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập; bên cạnh đó do tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55 tuổi (trước nam giới 5 tuổi) và sau khi nghỉ hưu phụ nữ thường làm công việc nội trợ, phụ giúp gia đình, chăm sóc con cháu, không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế nên tỷ lệ này có thấp hơn nam giới.

3.1.2 Cơ cấu lao động nữ

3.1.2.1 Cơ cấu lao động nữ theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là một trong những tiêu chí quyết định cơ hội việc làm

của lao động nữ khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt. Trình độ chuyên môn phản ánh khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Trình độ văn hóa và chuyên môn càng cao đồng nghĩa người lao động càng có điều kiện tiếp cận thông tin để làm việc có hiệu quả cao.

Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Tân Phú giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng 51.062 100 52.413 100 53.986 100

Chưa đào tạo chuyên môn

27.593 54,04 26.384 50,34 26.955 49,93 Sơ cấp nghề và dưới 3

tháng

15.421 30,2 15.220 29,04 16.287 30,17 Trung cấp chuyên nghiệp 3.916 7,67 4.151 7,92 4616 8,55

Cao đẳng 2.139 4,19 3.239 6,18 3.385 6,27

Đại học trở lên 1.993 3,9 2.369 4,52 2.743 5,08 Nguồn: Phòng Lao động huyện Tân Phú Số liệu thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai còn rất thấp, phần lớn là lao động thủ công, không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, khoảng 50% lực lượng lao động nữ của huyện, những lao động này tập trung vào lao động nữ là bà con dân tộc thiểu số, lao động ở một số xã miền núi đặc biệt khó khăn như xã Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Tà Lài, Phú Lập, Thanh Sơn. Lao động nữ chưa qua đào tạo chuyên môn giai đoạn 2019-2021 tuy có giảm nhưng tốc độ giảm chậm, năm 2019 tỷ lệ này là 54,04%, năm 2020 giảm xuống 50,34% và năm 2021 là 49,93%; Ngược lại, lao động nữ qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật có bằng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng chậm, trong đó lao động có bằng đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp, năm 2019 chỉ chiếm 3,9% tổng lực lượng lao động nữ của huyện và đến năm 2021 tăng lên 5,08%. Từ năm 2020, huyện Tân Phú đã chú trọng công tác đào tạo nâng

cao chất lượng lao động gắn với giải quyết việc làm, tập trung vào đào tạo nghề nên tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo của huyện đã giảm mạnh so với các năm trước.

Năm 2015 tỷ lệ này chiếm 67% lượng lao động nữ của huyện.

Hình 3.1: Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Tân Phú năm 2021 Trong số những lao động đã qua đào tạo, lao động nữ có trình độ sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các trình độ khác, chiếm 30,17% trong năm 2021. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nữ nên huyện Tân Phú đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho lao động, nên tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên, góp phần tăng cơ hội tìm việc làm, ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng sống cho lao động toàn huyện nói chung và lao động nữ nói riêng.

3.1.2.2 Cơ cấu lao động nữ theo vị thế việc làm

Bảng 3.3: Lao động nữ huyện Tân Phú phân theo vị thế việc làm giai đoạn 2019-2021

Vị thế việc làm

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng 51.062 100 52.413 100 53.986 100

Làm công ăn lương

10.810 21,17 11.473 21,89 12.325 22,83

Tự làm 40.252 78,83 40.940 78,11 41.461 77,17

Nguồn: Phòng Lao động huyện Tân Phú

Số liệu thống kê của Phòng lao động huyện cho thấy, lao động nữ tại huyện Tân Phú làm công ăn lương chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động tự làm. Tuy nhiên xu hướng chung là lao động làm công ăn lương tăng, năm 2019 số lượng lao động nữ làm công ăn lương là 10.810 người (chiếm 21,17%) thì đến năm 2021 con số này tăng lên là 12.325 người (chiếm 22,83%) lực lượng lao động nữ của huyện. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, huyện Tân Phú đã thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Tân Phú tăng lên, các doanh nghiệp mới được thành lập đã thu hút thêm một lượng khá lớn lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp như may mặc, sản xuất phân bón, … là những doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ lao động có tay nghề cao mà chủ yếu sử dụng lao động phổ thông.

Hình 3.2: Lao động nữ huyện Tân Phú theo vị thế việc làm năm 2021 Lao động nữ của huyện Tân Phú hiện nay chủ yếu thuộc nhóm “tự làm”, đây là những lao động chủ yếu làm trong ngành nông, lâm, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, mộc, … và lao động trong nhóm này cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

3.1.2.3 Cơ cấu việc làm theo loại hình kinh tế

Lao động nữ của huyện Tân Phú hiện nay chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và ở khu vực ngoài nhà nước.

Bảng 3.4: Lao động nữ huyện Tân Phú phân theo loại hình giai đoạn 2019- 2021

Khu vực

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng 51.062 100 52.413 100 53.986 100

Nhà nước 9.217 18,95 9.864 18,82 10.041 18,60

Ngoài nhà nước

41.845 81,05 42.549 81,18 43.945 81,40 Nguồn: Phòng Lao động huyện Tân Phú Số liệu thống kê về cơ cấu lao động nữ phân theo loại hình kinh tế của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2021 cho thấy về quy mô thì lao động làm việc ở cả hai khu vực là khu vực nhà nước và ngoài nhà nước đều tăng qua các năm nhưng xét về tỷ lệ thì tỷ lệ lao động làm việc cho khu vực nhà nước có sự giảm nhẹ từ 18,95% năm 2019 còn 18,6 năm 2021 và tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước tăng nhẹ. Nguyên nhân dẫn đến có sự giảm sút trong tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước là do cơ hội làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước không nhiều, tăng lên nhưng tăng ít. Còn lao động nữ làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước cả số lượng và tỷ trọng đều tăng qua các năm do số lượng công việc trong khu vực này không ngừng tăng lên, lao động làm việc trong khu vực này luôn chiếm trên 80% tổng số người có việc làm. Cụ thể là số lượng lao động nữ làm việc ở khu vực ngoài nhà nước ở huyện Tân Phú năm 2019 là 41.845 người (chiếm 81,05%) và đến năm 2021 con số này tăng lên 43.945 người (chiếm 81,40%). Mặc dù tỷ lệ tăng không đáng kể nhưng số lượng tăng lên khá lớn 2.100 người. Nguyên nhân có sự tăng lên trong số lượng lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước là do khu công nghiệp Tân Phú thu hút được các nhà đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động. Hầu hết lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong các nhà máy là lao động đã qua đào tạo. Điều này không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn giúp nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện. Số lượng lao động nữ làm việc cho

các doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp tăng lên cũng chứng minh một điều đó là lực lượng lao động của huyện Tân Phú nói chung và lao động nữ nói riêng đã và đang đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp đặt ra. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với chất lượng lao động nữ của huyện Tân Phú. Bên cạnh đó, những cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được mở rộng. Đây là những ngành nghề đòi hỏi số lượng lao động lớn nhưng không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật nên thu hút được lượng lớn lao động nữ của huyện, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)