Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 38 - 41)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Thông tin, các số liệu, tài liệu thứ cấp là những tài liệu đƣợc công bố chính thức của các cơ quan nhà nước; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, báo cáo quyết toán thu ngân sách từ năm 2011 đến năm 2015 của UBND tỉnh. Các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước. Tài liệu, số liệu, báo cáo thu thập từ UBND tỉnh Lai Châu; Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị có liên quan. Ngoài ra, còn có các số liệu thu thập từ các tạp chí, sách báo, internet và số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách khảo sát,điều tra, phỏng vấn là số liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức, nó phản ánh hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan. Cụ thể nhƣ sau:

Để thu thập được số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn thực tế. Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN.

Đối tƣợng phỏng vấn trực tiếp là công chức thuộc ngành Tài chính, Thuế và Kho bạc. Để thu thập số liệu tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 35công chức thuộc ngành Tài chính,30 công chức ngành Thuế và 25 công chức ngành Kho bạc theo mẫu câu hỏi đã đƣợc soạn thảo sẵn. Qua đó, thấy đƣợc hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Ngoài ra, để phục vụ cho nghiên cứu công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu,tác giả cònnghiên cứu về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn bằng cách khảo sát 40 Doanh nghiệp(thuộc 03 loại hình:

Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), điều tra 215 hộ kinh doanh và phỏng vấn 50 cán bộ công chức ngành thuế. Sử dụng các phiếu có sẵn để khảo sát, điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin phục vụ thêm cho nghiên cứu của đề tài.

Câu hỏi ghi trên phiếu đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng đƣợc mục tiêu của đề tài. Các thông tin, số liệu liên quan đến việc quản lý thu thuế (nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN) trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Mục tiêu của các hoạt động khảo sát, điều tra, phỏng vấn nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến vai trò của nhà nước trong quản lý thu NSNN. Từ đó, đánh giá sát hơn về thực trạng công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN.

* Nội dung của phiếu: Đƣợc trình bày cụ thể ở mẫu phiếu phần cuối luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất định sau khi đã làm sạch số liệu điều tra.

Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Xử lý và tính toán, phân tích các số liệu, các chỉ tiêu, nội dung nghiên cứu từ kết quả thu thập và điều tra.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp so sánh:

Là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: xác định số gốc để so sánh;

xác định điều kiện so sánh; xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó, đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Biểu hiện bằng số: có thể tính theo giá trị tuyệt đối, số lần hay phần trăm (%).

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch.

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh các đối tượng tương tự.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả thu ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ hoặc cơ cấu các loại thu ngân sách trong tổng số.

* Phương pháp thống kê mô tả:

Phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)