Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.5. Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước
3.5.3. Nguyên ngân của những hạn chế
Thứ nhất, một số chính sách thuế thường xuyên thay đổi, sửa đổi bổ sung nhiều, nội dung quy định tại một số văn bản chƣa thống nhất, từ ngữ chƣa rõ ràng, chung chung, khó hiểu. Mặt khác, chính sách thuế chƣa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT-XH, chƣa thực sự đảm bảo công bằng, chƣa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Ngoài ra, chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế gồm nhiều thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, dẫn đến thất thu về ngân sách.Quy trình quản lý chƣa hoàn thiện kịp thời khó áp dụng trong thực tiễn quản lý.
Quy định về chế tài quản lý chƣa chặt chẽ, không có tính răn đe dẫn đến khó khăn cho việc xử lý.
Thứ hai, tỉnh Lai Châu chưa xây dựng được Đề án tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn đối với từng giai đoạn.Các cơ quan quản lý thu chƣa nắm chắc đƣợc khả năng, dự báo nguồn thu thực tế trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu và đề ra các biện pháp quản lý. Dự toán thu ngân sách hàng năm thường dựa trên tình hình thực hiện thu ngân sách năm trước và ước thực hiện của năm hiện hành, dự ƣớc khả năng phát triển KTXH của năm kế hoạch đề ra dự toán thu ngân sách, công tác xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn đôi khi còn mang tính chủ quan, kinh nghiệm. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về giao thu ngân sách.
Thứ ba, một số cấp ủy, chính quyền chƣa thực sự quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách. Chƣa tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn.Giám sát sử dụng vốn NSNN trên địa bàn còn hạn chế. Sự chỉ đạo giám sát của các cơ quan quyền lực đối với công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách thu NSNN trên địa bàn chƣa đƣợc đề cao. Chƣa xử lý nghiêm minh các trường hợp gian lận, trốn nghĩa vụ;. Các chế tài trong quản lý thu ngân sách còn hạn chế, chƣa đủ sức răn đe việc thu nộp ngân sách, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thực hiện thu ngân sách trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được nghiêm túc, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Một số cán bộ công chức chƣa quan tâm, thiếu trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý thu thuế, coi là nhiệm vụ của ngành thuế. Một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp ngân sách. Một số cán bộ thu chưa thật sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, chƣa có kinh nghiệm quản lý, việc theo dõi kết quả thu nộp tiền thuế, theo dõi nợ, báo cáo số liệu chƣa chính xác, có nơi có hiện tƣợng lạm thu đối với hộ kinh doanh có thu nhập thấp, công tác quản lý sử dụng, thanh toán ấn chỉ thuế còn sai sót. Việc vận động thu nợ còn hạn chế, nhiều trường hợp thiếu kiên quyết, ngại va chạm, còn nể nang dẫn đến sót nguồn thu, công tác quản lý thu gặp nhiều khó khăn; tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế tại các địa phương chưa tương xứng với khối lượng công việc. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý thu ngân sách đôi khi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục, quyết liệt, thường chỉ tập trung vào quý I và quý IV hàng năm để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao.
Thứ tư, công tác quản lý thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, chưa quản lý hết nguồn thu vào NSNN, nguồn thu được chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô hoạt động trên địa bàn. Tình trạng này tập trung ở những lĩnh vực nhƣ: xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh phương tiện vận tải tư nhân, kinh doanh vật liệu xây dựng, xe
máy, khách sạn, nhà hàng ăn uống, cho thuê tài sản... Tình trạng trốn thuế vẫn diễn ra ở một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh; công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa được xử lý quyết liệt; nợ đọng thuế còn lớn và kéo dài;
việc thu hồi tiền và tài sản sau kiến nghị qua công tác thanh kiểm tra, kiểm toán còn kéo dài; mâu thuẫn là càng thực hiện chính sách khuyến khích, ƣu đãi thì hiện tượng lợi dụng để trốn thuế, gian lận thương mại càng phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu NSNN. Việc quản lý hóa đơn chƣa chƣa chặt chẽ, hóa đơn đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhƣợng hàng hoá, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân, làm cơ sở cho việc hạch toán, kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của DN và thanh quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Thực tế đã có không ít DN, cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây thất thu cho NSNN. Chính phủ đã giao quyền cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây được coi là bước “đột phá”
trong công tác quản lý thuế nhƣng cho đến nay biện pháp này vẫn tỏ ra kém hiệu quả khi ngày một gia tăng các DN bỏ trốn, bỏ địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn; mua bán hóa đơn bất hợp pháp để khai khấu trừ thuế; ghi hóa đơn không đúng quy định; sử dụng giấy tờ giả để thành lập công ty, ẩn lậu doanh thu, không quản lý đƣợc hóa đơn theo tình hình sản xuất kinh doanh thực tế. Đặc biệt, thuế thu đƣợc trong lĩnh vực đất đai còn thất thu nhiều do chƣa có biện pháp quản lý giá mua, bán thực tế mà chỉ tính trên giá ghi trong hợp đồng chuyển nhƣợng (không thấp hơn giá đất nhà nước quy định). Trong thu thuế do không nắm được doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh cá thể nên phải dùng phương pháp khoán thuế. Mặt khác, quy định doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm không phải đóng thuế môn bài cũng là một kẽ hở dấn đến mất công bằng và thất thu thuế.
Các giải pháp quản lý KTXH chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế nhƣ: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay, hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn diễn ra trong nền kinh tế do vậy ngành thuế
không thể kiểm tra, kiểm soát đƣợc quá trình thanh toán, thu nhập của các đối tƣợng chịu thuế dẫn đến việc tính toán số thuế phải nộp không chính xác, làm thất thu thuế cho ngân sách. Chƣa có biện pháp để nuôi dƣỡng, khai thác nguồn thu một cách thỏa đáng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm nuôi dƣỡng, mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý đƣợc), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhƣng thực tế vẫn kinh doanh lén lút gây thất thu). Ngoài ra, do việc chƣa quan tâm bồi dƣỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tƣ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội.
Thứ năm, thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn rườm rà qua nhiều thủ tục, chất lƣợng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra. Hệ thống chính sách thuế còn ôm đồm, chứa đựng quá nhiều mục tiêu kinh tế xã hội. Do chứa đựng quá nhiều mục tiêu nên việc thiết kế hệ thống thuế suất, chế độ miễn giảm trở nên phức tạp làm hạn chế tính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện của hệ thống thuế. Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp và cơ quan thu, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành thu nộp ngân sách.Thủ tục hành chính trong việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hóa đơn... vẫn còn nhiều, mất thời gian, khó hiểu gây khó khăn cho công tác thực hiện nghĩa vụ của đối tƣợng nộp. Trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hiệu quả công tác tin học chƣa cao. Công tác thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin về đối tƣợng nộp thuế chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, các dữ liệu về lịch sử doanh nghiệp, về các mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật, nhân thân của doanh nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên…Một số khâu
giải quyết còn chậm, chƣa đƣợc đồng bộ, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác giao đất chƣa kịp thời, mức độ thu hút đầu tƣ còn thấp nên ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền các chính sách thu ngân sách chƣa sâu rộng, trình độ nhận thức của xã hội về nghĩa vụ nộp một số khoản thu ngân sách còn hạn chế, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của các khoản thu ngân sách, họ chƣa thấy đƣợc việc thực hiện nghĩa vụ đó là trách nhiệm của mọi công dân, chƣa hiểu rõ các chính sách phải thực hiện. Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách của một số cá nhân, đơn vị chƣa cao dẫn đến vừa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội.
3.5.3.2. Công tác quản lý thu phí, lệ phí
Thứ nhất, một số quy định về phí, lệ phí chƣa rõ ràng, tỷ lệ quy định còn bất cập trong cùng một loại phí, lệ phí.
Thứ hai, công tác lập dự toán thu từ phí, lệ phí chƣa sát vì chƣa xác định hết đƣợc các khoản phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn.Công tác quản lý và thực hiện thu phí, lệ phí của một số cơ quan còn hạn chế.
Thứ ba, nhận thức của đối tƣợng nộp cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức hướng dẫn thực hiện còn hạn chế, việc đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.Cán bộ đƣợc phân công phụ trách theo dõi thu phí, lệ phí còn kiêm nhiệm nhiều việc, chƣa chủ động đƣợc trong công tác đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí theo quy định.
Thứ tư, một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bồi dƣỡng, tập huấn về chính sách phí, lệ phí.
Thứ năm, công tác tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, các hình thức tuyên truyền chƣa phong phú, nội dung tuyên truyền chƣa đổi mới. Nhận thức của một bộ phận đối tƣợng nộp còn hạn chế trong việc thực hiện nộp phí và lệ phí.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới
Thu NSNN trên địa bàn là nguồn thu quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, quyết định thực hiện các vai trò của NSNN và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh sức sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ, nhất là đầu tƣ áp dụng công nghệ cao, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Khuyến khích các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn ở địa phương để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách. Quản lý tốt thu ngân sách nhằm tăng thu NSNN trên địa bàn, tạo sự chủ động cho ngân sách địa phương, bảo đảm nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước vừa phải dành một phần cho tích lũy để tái đầu tư, giảm dần việc lệ thuộc vào ngân sách Trung ƣơng.Quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:
4.1.1. Quản lý thu ngân sá́ch phải dựa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Để quản lý tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lai Châu phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KTXH của tỉnh Lai Châu nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của địa bàn trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhƣng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng SXKD.
Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo
nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển SXKD.
4.1.2. Quản lý thu ngân sá́c h phải dựa trên đa dạng hóa và khai thác các nguồn thu
Muốn tăng nguồn thu cho NSNN cần phải thực hiện việc đa dạng hóa nguồn thu, tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chƣa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời, phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:
- Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhƣng phát triển thêm đối tƣợng nộp thuế theo luật định thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.
- Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhưng có sự đóng góp của mọi người dân trên địa bàn.
4.1.3. Quản lý thu ngân sá́ch phải xuất phát từ tổ chức tốt bộ máy quản lý thu ngân sách Nhà nước
Muốn quản lý tôt nguồn thu ngân sách trên địa bàn phải chú trọng tới công tác hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN.
Bộ máy một đội ngũ quản lý phải hoạt động thực sự có hiệu quartheo hướng tận thu, chống thất thoát thu. Tuy nhiên, tận thu nhưng không phải “tận diệt”, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, phải khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu một cách bền vững.