Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Thứ nhất, về hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN
Hàng năm, tỉnh Lai Châu đã nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; các Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ Tài chính – Ngân sách, các văn bản của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế về tăng cường các giải pháp về quản lý ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành thành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và các văn bản chỉ đạo thường kỳ, đột xuất về tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phấn đấu thu NSNN trên địa bàn hàng năm tăng từ 10-15% so với dự toán giao.
Việc sửa đổi, bổ sung các cơ chế,chính sách pháp luật về thuế đã có nhiều tác động tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Các Luật:
Quản lý thuế, Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN... tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với NSNN của đơn vị mình. Do vậy, công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương.Thực hiện tham gia các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn và hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế.
Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các qui định trong chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương liên quan đến công tác quản lý thu ngân sách có tác động lớn đến kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách ở địa phương. Nếu Luật và cơ chế chính sách về quản lý thu Ngân sách Nhà nước phù hợp, linh hoạt thì sẽ khuyến khích nộp thuế và phí, tạo điều kiện tăng nguồn thu, nuôi dƣỡng nguồn thu, tránh đƣợc tình trạng tận
thu. Những qui định không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn cho cấp địa phương trong triển khai thực hiện thu ngân sách và quản lý thu ngân sách, khó khăn trong vận dụng, không khuyến khích đƣợc các tổ chức kinh tế và cá nhân làm kinh tế ở địa phương phát triển. Những qui định của chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa những qui định trong Luật và chính sách của Trung ƣơng nếu không rõ ràng, nếu không sát với thực tế, nếu không chỉnh sửa, cập nhật liên tục sẽ gây khó khăn cho đội ngũ triển khai, quản lý, dễ đƣa đến tình trạng xin - cho, nhũng nhiễu, tham nhũng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua chính sách thuế sửa đổi, bổ sung nhiều, các quy trình quản lý chƣa hoàn thiện, còn nhiều bất cấp, một số chính sách chưa phù hợp, khó áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương, không có tính răn đe, chƣa có chế tài trong thực hiện các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế nên đạt hiệu quả chƣa cao.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN
Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách luôn là nhân tố, lực lƣợng quyết định sự thắng lợi và đã đóng góp nhiều công sức vào thành tích trong công tác thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thu ngân sách đã lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Cụ thể: Hàng năm, thường xuyên kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ, thực hiện bổ nhiệm, điều động và luân chuyển theo quy định. Trong 5 năm qua đã đào tạo đƣợc: Cao cấp lý luận chính tri: 52 người, trung cấp lý luận chính trị : 158 người; Đại học: 65 người, sau Đại học: 5 người; Đào tạo các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ: gần 1500 lượt người tham gia.
Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển với tốc độ cao, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, số lƣợng đối tƣợng phải nộp cho ngân sách sẽ phát triển, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị,
tổ chức ngày càng lớn và mang tính toàn cầu, việc quản lý kinh doanh và các giao dịch thương mại ngày càng được tin học hóa nên nhiệm vụ quản lý thu ngân sách ngày càng khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách phải phù hợp, cách thức quản lý phải phù hợp với chuẩn mực nhằm tạo điều kiện để thu hút đầu tƣ. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
đội ngũ công chức thực hiện thu ngân sách còn thiếu kiến thức chuyên sâu, thiếu chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng quản lý, đối với lãnh đạo thì thiếu kiến thức quản lý kinh tế, quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức vĩ mô chưa đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu cải cách. Sự phối hợp giữa các Ban, ngành có liên quan chưa được thường xuyên, việc nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp còn nợ thuế chƣa đƣợc kịp thời dẫn đến việc quản lý thu thuế trong một số trường hợp chưa đạt yêu cầu.
Thứ ba, về sự hiểu biết pháp luật thu NSNN, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN
Trong 5 năm 2011-2015 đã hỗ trợ cho đối tƣợng nộp ngân sách đƣợc hơn 5.000 lượt người, tổ chức đối thoại đan xen với tập huấn nộp điện tử cho 1.500 lượt người và hơn 300 DN; tổ chức 18 hội nghị tập huấn nghiệp vụ với gần 2.000 lƣợt DN tham gia.Cung cấp hơn 5.000 tờ rơi miễn phí cho các tổ chức và cá nhân để tuyên truyền về khai thuế điện tử và cải cách hành chính thuế. Thực hiện công khai thông tin trên trang thông tin điện tử với gần 300 tin bài, công khai thông tin hộ khoán là 1.500 lƣợt...
Qua các hình thức tuyên truyền trên các cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp đều nhận thức đƣợc việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của các tổ chức và cá nhân. Đại đa số có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, có một bộ phận tổ chức và cá nhân chƣa hiểu rõ đƣợc nên ý thức tự giác chấp hành chƣa cao.
Thứ tư, mức độ trang bị cơ sở vật vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN
Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu cơ bản đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhiệm vụ. Cụ thể: Một số cơ quan thu ngân sách chƣa đƣợc xây dựng trụ sở làm việc, đang làm việc ờ các trụ sở tạm không đảm bảo hoạt động điều hành.Trang thiết bị, phương tiện làm việc còn hạn chế. Do đó, công tác quản lý thu NSNN còn gặp khó khăn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu ngân sách.
Thứ năm, toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế
Trong thời gian qua quản lý thu NSNN của tỉnh Lai Châu không ngoài bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế cũng không thể nằm ngoài “luật chơi” đó. Do vậy, đã chi phối đến quan điểm, tư tưởng, cách thức, phương pháp quản lý thu NSNN của tỉnh nhà và nó có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN. Cùng với tình hình kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định, Lai Châu tiếp tục được quan tâm đàu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công trình thủy điện Lai Châu đã phát điện tổ máy số 01 vào tháng 12/2015 về đích sớm 1 năm so với kế hoạch. Từ đó, đã tạo nguồn thu cho NSNN trên địa bàn.
Tuy nhiên, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Đó là: Kinh tế của tỉnh còn khó khăn, sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, phần lớn các DN trên địa bàn thiếu việc làm, thiếu vốn kinh doanh, quy mô phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ...đã tác động không nhỏ đến công tác quản lý thu NSNN.