Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Khái quát đặc điểm chủ yếu của tỉnh Lai Châu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng châu thổ sông Hồng.
Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.1.1.2. Địa hình - khí hậu
Lai Châu có địa hình núi cao, phức tạp với độ dốc trên 25 độ trở lên, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Địa hình đƣợc tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao nhƣ đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096m. Núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800m), giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa…(Thanh Hoá). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện
tích có độ dốc trên 25o, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp cao 1.700m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Tỉnh Lai Châu có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, nhiều vùng có khí hậu ôn đới (nhƣ Cao nguyên Sìn Hồ, các xã vùng cao biên giới huyện Mường Tè, Phong Thổ, các xã gắn với dãy Hoàng Liên Sơn), rất thích hợp cho việc trồng và phát triển các loại hoa, rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu, nuôi cá nước lạnh và phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng và du lịch cộng đồng. Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC. Lƣợng mƣa bình quân năm từ 2.500- 2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.
3.1.1.3. Dân số và lao động
- Dân số: Toàn tỉnh tính đến hết năm 2015 có 436.572 người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống; trong đó: Dân tộc Thái 138.148 người, chiếm 31,6%;
dân tộc Mông 102.643 người, chiếm 23,5%; dân tộc Kinh 67.599 người, chiếm 15,48%; dân tộc Dao 56.930 người, chiếm 13%; dân tộc Hà Nhì 15.850 người, chiếm 3,63%; dân tộc Giáy 12.605 người, chiếm 2,88%; dân tộc Khơ Mú 8.320 người, chiếm 1,9%; dân tộc La Hủ 11.416 người, chiếm 2,6%; dân tộc Lự 6.556 người, chiếm 1,5%; dân tộc Lào 6.607 người, chiếm 1,51%; dân tộc Mảng 4.345 người, chiếm 0,99%; dân tộc Cống 1.471 người, chiếm 0,33%; dân tộc Hoa 916 người, chiếm 0,2%; dân tộc Si La 587 người, chiếm
0,13%; dân tộc Kháng 198 người, chiếm 0,04%; dân tộc Tày 1.024 người, chiếm 0,23%; dân tộc Mường 837 người, chiếm 0,2%; dân tộc Nùng 115 người, chiếm 0,02%; dân tộc Sán Chay 78 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác 327 người, chiếm 0,07% .
- Lao động: Tính đến hết năm 2015, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là 255.930 người, chiếm 58,6% tổng dân số, thành thị là 40.790 người (chiếm 15,94%), nông thôn là 215.140 người (chiếm 84,06%).Tỷ lệ lao động nam là 126.850 người (chiếm 49,56%); tỷ lệ lao động nữ là 129.080 người (chiếm 50,44%).
3.1.1.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn.
Lai Châu có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch... Đây là những sản vật vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho Lai Châu.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.068,78 km2 , chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè) 3.066,88 ha, đất vườn tạp 1.093 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, độ che phủ đạt 31,3%, hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng 9.015,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả
năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chƣa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chƣa sử dụng còn rất lớn, khoảng 524.118,87 ha.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu…các loại đặc sản nhƣ thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân…và nhiều loại động vật quý hiếm nhƣ tê giác, bò tót, vƣợn, hổ, công, gấu…
Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:
+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3/s.
+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3/s.
+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lƣ, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3/s.
Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lƣợng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thuỷ điện Huổi Quảng 560MW, thuỷ điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công trình thuỷ điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.
Tài nguyên khoáng sản: Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương: đất hiếm (trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim
loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lƣợng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông- Sìn Hồ), đồng (Ma Ly Pho - Phong Thổ), nhôm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)…vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ);
nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vôi có trữ lƣợng lớn, hàm lƣợng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nước khoáng với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)…
- Giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt: Yên Bái - Văn Chấn - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường góp phần cải thiện điều kiện giao thông giữa địa phương và các tỉnh, thành khác trong nước.