Thực trạng quản lý thu thuế theo kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 81 - 87)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.4. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu

3.4.3. Thực trạng quản lý thu thuế theo kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn

Theo niên giám thống kê năm 2015: Tính đến hết tháng 12/2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 775 DN đang hoạt động. Trong đó: DN nhà nước là 14, chiếm 1,8%; DN ngoài nhà nước là 759, chiếm 97,94%; DN có vốn đầu tư nước ngoài là 2, chiếm 0,26%. DN ngoài nhà nước chiếm đa số từng loại cụ thể nhƣ sau: Tập thể là 124 DN, chiếm 16%; tƣ nhân là 195 DN, chiếm 25,16%; Công ty TNHH là 355 DN, chiếm 45,81%, Công ty cổ phần có vốn nhà nước là 2 DN, chiếm 0,26 %, Công ty cổ phần không có vốn nhà nước là 83 DN, chiếm 10,71%. Qua số liệu bảng trên cho thấy Số DN hoạt động trên địa bàn các năm 2014,2015 là tương đối ổn đinh. Điều đó chứng tỏ rằng tình hình hoạt động của DN năm 2014 trở về đây khó khăn nên hầu nhƣ không tăng số lƣợng DN hoạt động.

Số DN hoạt động trên địa bàn Thành phố chiếm đa số, 409/775 DN, chiếm 52,8%, Huyện Tam Đường là 45/775 DN, chiếm 5,8%; Huyện Mường Tè là 63/775 DN, chiếm 8,1%; Huyện Sìn Hồ là 54/775 DN, chiếm 7%;

Huyện Phong Thổ là 65/775 DN, chiếm 8,4%; Huyện Than Uyên là 80/775 DN, chiếm 10,3%, Huyện Tân Uyên là 39/775 DN, chiếm 5%; Huyện Nậm Nhùn là 20/775 DN, chiếm 2,6%. Điều đó chứng tỏ rằng, số lƣợng DN đang hoạt động tập trung nhất ở Trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh, là nơi có điều kiện thuận lợi hơn trong tỉnh, sau đó đến huyện Than Uyên là một tỉnh đƣợc chia tách từ tỉnh Lao Cai sang, là huyện có điều kiện phát triển từ trước khi sáp nhập với tỉnh Lai Châu, còn lại các huyện có số lƣợng DN hoạt động tương đối đều nhau, chỉ riêng huyện Tân Uyên và huyện Nậm Nhùn mới chia tách thì số lƣợng DN hoạt động thấp hơn.Qua khảo sát thực tế 40/775 DN (khoảng 5%) trên địa bàn: Có 14DN (35%) nợ thuế và 4 DN (10%) nợ phí.

Bảng 3.12. Bảng đánh giá về chính sách thuế

Nội dung

Điểm bình quân

S Số DN đƣợc hỏi

Kết quả khảo sát Rất

phù hợp

Phù hợp Không phù hợp Số DN

trả lời

Tỷ lệ (%)

Số DN trả lời

Tỷ lệ (%)

Số DN trả lời

Tỷ lệ (%) Chính sách

quản lý thuế hiện nay

1,9 40 1 2,5 34 85,0 5 12,5

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Có 34/40 DN, đạt 85% cho rằng chính sách quản lý thuế của Nhà nước hiện nay phù hợp với thực tế kinh doanh của DN. Còn 5/40 DN(12,5%) cho rằng chính sách quản lý thuế của Nhà nước hiện nay không phù hợp do công chức thực hiện. Giả sử cho thang điểm 3,2,1 ta có điểm bình quân là 1,9 điểm:

Chứng tỏ chính sách thuế của nhà nước do DN đánh giá gần với mức phù hợp(2 điểm), vì vậy có một số nội dung chính sách quản lý thuế hiện nay cần phải điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống.

Bảng 3.13. Bảng đánh giá công tác quản lý thuế hiện nay

Các nội dung quản lý Điểm bình quân

Số DN đƣợc

hỏi

Số DN trả lời Rất

tốt Tốt Bình

thường Không tốt - Công tác tiếp nhận và cấp mã số thuế 2,8 40 4 24 12 - Công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế 2,9 40 5 25 10 - Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

hoàn thuế 2,6 40 5 19 10 6

- Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

miễn, giảm thuế 2,4 40 4 9 26 1

- Công tác xử lý nợ thuế 2,4 40 4 8 26 2

- Công tác thu, nộp thuế 2,9 40 5 25 10

- Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu

nại về thuế 2,4 40 5 8 23 4

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Ta cho thang điểm lần lƣợt là 4,3,2,1. Qua đánh giá trong các nội dung quản lý thì các DN đánh giá cao (gần tốt) về công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế (tờ khai thuế) và công tác thu, nộp thuế của cơ quan thuế (2,9 điểm) là sát với mức rất tốt (3 điểm), sau đó đến công tác tiếp nhận, cấp mã số thuế (2,8 điểm); công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế (2,6 điểm). Các nội dung khác đƣợc đánh giá thấp hơn (2,4 điểm) là trên mức bình thường (2 điểm).

Bảng 3.14. Bảng đánh giá của doanh nghiệp về quản lý thuế của ngành thuế

Nội dung

Điểm bình quân

Số DN đƣợc

hỏi

Kết quả khảo sát Rất

công bằng

Công bằng

Tạm đƣợc

Chƣa công bằng Số

DN trả lời

Tỷ lệ

Số DN

trả lời

Tỷ lệ

Số DN

trả lời

Tỷ lệ Số DN trả lời

Tỷ lệ Công tác quản

lý thuế 2,8 40 1 2,5 28 70 11 27,5 0 0 (Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Có 28/40 DN, đạt 70% cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế đã đảm bảo công bằng; 11/40 DN, đạt 27,5% cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế tạm đƣợc. Điểm bình quân là 2,8 điểm phản ánh công tác quản lý thuế gần với mức công bằng (3 điểm).

Bảng 3.15. Bảng đánh giá của doanh nghiệp về quản lý thuế

Nội dung

Điểm bình quân

Số DN đƣợc

hỏi

Kết quả khảo sát Rất công

khai Công khai Tạm đƣợc

Chƣa công khai Số

DN trả lời

Tỷ lệ (%)

Số DN

trả lời

Tỷ lệ (%)

Số DN trả lời

Tỷ lệ (%)

Số DN

trả lời

Tỷ lệ (%) Công tác quản

lý thuế 2,7 40 3 7,5 26 65 8 20 3 7,5

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Cũng với thang điểm nhƣ trên; Có 03/40DN đạt 7,5% cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế đảm bảo rất công khai; có 26/40 DN, đạt 65% cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế đã đảm bảo công khai, minh bạch; 8/40 DN, đạt 20%

cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế tạm đƣợc và 3/40DN, đạt 7,5% cho rằng Chi cục thuế quản lý thuế chƣa đảm bảo công khai. Điểm bình quân là 2,7 điểm phản ánh công tác quản lý đạt ở mức gần với mức công khai(3 điểm).

Điều tra 40 DN thì có 15/40 DN, đạt 37,5% cho rằng Chi cục thuế đã quản lý hết nguồn thu; 25/40 DN, đạt 62,5% cho rằng Chi cục thuế chƣa quản lý hết nguồn thu.

Nhƣ vậy, công tác điều tra cho thấy: Cơ bản chính sách quản lý thuế của Nhà nước hiện nay đã phù hợp với thực tế kinh doanh của DN, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế và công tác thu, nộp thuế đƣợc đánh giá cao, Chi cục thuế quản lý thuế đã đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch. Tuy nhiên, chƣa quản lý hết nguồn thu và tình trạng nợ thuế, phí vẫn còn xảy ra.

3.4.3.2. Tình hình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh

Qua điều tra 215/9031 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn toàn tỉnh nhận thấy:

Có 198/215 hộ (92%) có giấy phép đăng ký kinh doanh, còn 17/215 hộ (8%) chƣa có giấy phép đăng ký kinh doanh; 15 hộ (7%) chƣa phải nộp thuế môn bài.

Bảng 3.16. Bảng đánh giá về nhận thức của hộ kinh doanh về cách tính thuế

Nội dung Điểm bình quân

Số hộ đƣợc hỏi

Kết quả khảo sát Không rõ

lắm Không biết Số hộ

trả lời Tỷ lệ (%)

Số hộ trả lời

Tỷ lệ (%)

Số hộ

trả lời Tỷ lệ (%) Hiểu rõ về cách tính

thuế đang áp dụng 1,95 215 47 22 112 52 56 26 (Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Đánh giá của hộ về quản lý thuế và các khoản thuế phải nộp: Có 47 hộ (22%) hiểu rõ về cách tính thuế đang áp dụng đối với hộ họ; 112 hộ (52%)

không rõ lắm và 56 hộ (26%) không biết. Điểm bình quân là 1,95 điểm phản ánh nhận thức của người nộp thuế là chưa sâu về các chính sách.

Có 10 hộ (4,6%) chƣa nộp thuế, 202 hộ (94%) nộp thuế đúng thời hạn và 3 hộ (1,4%) không nộp đúng thời hạn.

Có 24 hộ (11,1%) phải nộp các khoản thuế, phí tăng dần, 6 hộ (2,8%) phải nộp các khoản thuế, phí giảm dần, 165 hộ (76,7%) mức thuế, phí giữ nguyên và 20 hộ (9,3%) thay đổi năm tăng, năm giảm.

Bảng 3.17. Bảng đánh giá của hộ kinh doanh về quản lý thuế

Nội dung

Điể m bình quân

Số hộ đƣợc

hỏi

Kết quả khảo sát Rất công

bằng Công bằng Tạm đƣợc Chƣa công bằng Số

hộ trả lời

Tỷ lệ (%)

Số hộ trả lời

Tỷ lệ (%)

Số hộ trả lời

Tỷ lệ (%)

Số hộ trả lời

Tỷ lệ(%) Công tác quản

lý thuế của ngành thuế

2,3 215 4 1,86 76 35,3 116 54 19 8,84 (Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Có 4 (1,86%) hộ cho rằng ngành thuế đã đảm bảo rất công bằng, 76 (35,3%) hộ ý kiến công bằng, 116 (54%) hộ ý kiến tạm đƣợc và 19 (8,84%) hộ ý kiến chƣa công bằng.

Bảng 3.18. Bảng đánh giá của hộ kinh doanh về các khoản thuế phải nộp

Nội dung Số hộ

trả lời

Tỷ lệ (%)

Tổng số 215 100

1.Thuế thu quá cao so với khả năng đóng của hộ 22 10,2 2.Thuế thu không bám sát với thay đổi ngành nghề

kinh doanh của hộ 3 1,4

3.Thuế thu không bám sát với thay đổi mức doanh thu của hộ 27 12,6 4.Thuế thu không bám sát với thay đổi theo thời điểm (tháng)

kinh doanh của hộ 9 4,2

5.Thu thuế không quan tâm đến điều kiện thuận lợi trong

kinh doanh của hộ 19 8,8

6.Thu thuế không quan tâm đến mức vay ngân hàng của hộ 9 4,2 7.Thu thuế không quan tâm đến mức nợ quá hạn ngân hàng của hộ 2 0,9

8.Không biết 124 57,7

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp)

Ý kiến về các khoản thuế đối với hộ: 22 hộ(10,2%) ý kiến thuế thu quá cao so với khả năng đóng của họ, 3 hộ(1,4%) ý kiến thuế thu không bám sát với thay đổi ngành nghề kinh doanh của hộ; 27 hộ(12,5%) ý kiến thuế thu không bám sát với thay đổi mức doanh thu của hộ, 9 hộ(4,1%) ý kiến thuế thu không bám sát với thay đổi theo thời điểm (tháng) kinh doanh của hộ, 19 hộ(8,8%) ý kiến thu thuế không quan tâm đến điều kiện thuận lợi trong kinh doanh của hộ,9 hộ(4,2%) ý kiến thu thuế không quan tâm đến mức vay ngân hàng của hộ, 2 hộ(0,9%) ý kiến thu thuế không quan tâm đến mức nợ quá hạn ngân hàng của hộ, 124 hộ(57,7%) trả lời không biết.

Nhƣ vậy, qua điều tra ta thấy cơ bản các hộ kinh doanh chƣa hiểu về cách tính các khoản thuế phải nộp và không nhận thức rõ các khoản thuế phải nộp. Ngoài ra, vẫn sót hộ chƣa có giấy phép đăng ký kinh doanh và nợ thuế và còn nhiều ý kiến khác nhau nhƣng chiếm tỷ lệ thấp.

3.4.3.3. Tình hình quản lý thuế thông qua công chức ngành thuế

Qua phỏng vấn 50 cán bộ công chức ngành thuế cho thấy: Có 30/50 người, chiếm tỷ lệ 60% cho rằng chính sách quản lý thuế hiện nay cơ bản phù hợp và công tác thực thi đã đáp ứng được yêu cầu. Còn lại 20/50 người, chiếm tỷ lệ 40% cho rằng:

Một số chính sách thuế thường xuyên thay đổi, sửa đổi bổ sung nhiều gây khó khăn cho việc cập nhật và tổ chức thực hiện, nội dung quy định tại một số văn bản chƣa thống nhất, từ ngữ chƣa rõ ràng, chung chung, khó hiểu.

Chƣa bao quát hết các nguồn thu trong nền kinh tế, chƣa thực sự đảm bảo công bằng. Một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách, nhiều mức miễn giảm dẫn đến thất thu về ngân sách. Chế tài quản lý chƣa chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho việc xử lý.

Một số chính sách thuế còn bất cấp: Thuế Tài nguyên(tạo kẽ hở cho DN trốn thuế); Thuế thu nhập cá nhân(Hộ kinh doanh không đƣợc triết trừ gia cảnh và người phụ thuộc còn đối với người làm công hưởng lương thi được

triết trừ gia cảnh và người phụ thuộc; nhiều Thông tư đều quy định về đăng ký thuế và hoàn thuế gây khó hiểu và khó khăn cho việc tổ chức thực hiện;

thời gian xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm là quá ngắn; theo Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC quy định cá nhân kinh doanh nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế TNCN và GTGT, dẫn đến không khuyến khích cá nhân kinh doanh tham gia thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tạo sự bất bình đẳng với người phải nộp thuế).

Công tác thực thi còn gặp khó khăn do một số chính sách thuế thường xuyên thay đổi. Các nguồn thu chƣa đƣợc quản lý đầy đủ vào NSNN. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chƣa chặt chẽ trong việc thực hiện thu ngân sách. Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của một số cán bộ, công chức còn hạn chế. Công tác tuyên truyền các chính sách thuế chƣa sâu rộng, nhận thức của đa số người dân chưa sâu về chính sách thuế, ý thức trách nhiệm của một số người nộp thuế chưa cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)